Grab phải bồi thường 4,8 tỉ cho Vinasun: “Chúng tôi sẽ kiện Vinasun”
Ngày 28.12, TAND TPHCM chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của Công ty cổ phần Ánh Dương Việt Nam ( Vinasun) và tuyên buộc Grab bồi thường cho nguyên đơn hơn 4,8 tỉ đồng. Về vấn đề này, chiều cùng ngày, Grab có phản hồi như sau.
Đại diện Grab tại tòa. Ảnh: Kỳ Hoa/VNE
“Chúng tôi sẽ kháng cáo”
Đại diện Grab cho rằng, bản án này sẽ tạo ra một tiền lệ xấu cho các doanh nghiệp truyền thống khác và gián tiếp khuyến khích họ tìm lối thoát dễ dàng và duy trì tình trạng trì trệ bằng cách kiện các đối thủ, thay vì cần liên tục đổi mới, ứng dụng công nghệ để duy trì ưu thế cạnh tranh.
Bản án cũng có thể đưa ra tín hiệu rằng các công ty giờ đây không cần phải đổi mới, tư duy sáng tạo nữa khi không đủ khả năng cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường.
Chủ tọa phiên tòa tuyên án. Ảnh:VNE
Theo đại diện Grab Việt Nam, bản án sơ thẩm đã đi ngược với mục tiêu theo đuổi định hướng cách mạng công nghiệp 4.0 và nền kinh tế số của Chính phủ Việt Nam.
“Chúng tôi rất ngạc nhiên khi HĐXX đã bỏ qua toàn bộ kiến nghị của đại diện của VKSND TPHCM rằng, Vinasun đã không thể chứng minh được mối quan hệ nhân quả giữa các thiệt hại nếu có của họ và những cáo buộc vi phạm pháp luật mà họ đưa ra với Grab.
Chúng tôi sẽ kháng cáo với phán quyết sơ thẩm này của TAND TPHCM. Chúng tôi hy vọng tòa án cấp cao hơn sẽ nghiên cứu tài liệu và các luận cứ tranh tụng cẩn trọng hơn để đưa ra phán quyết một cách có trách nhiệm, vì lợi ích của người tiêu dùng, vì môi trường đầu tư lành mạnh và đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật”, Grab nêu.
Video đang HOT
“Chúng tôi bảo vệ uy tín đến cùng”
Đại diện Grab cho rằng sẽ tiếp tục làm việc chặt chẽ với các cơ quan chức năng có liên quan để hướng đến một khung pháp lý hài hòa và công bằng cho mọi doanh nghiệp, sao cho tất cả các bên cùng có lợi.
“Bất chấp phán quyết này, chúng tôi kiên quyết bảo vệ uy tín và thương hiệu của mình trước những cáo buộc vô lý, do phía Vinasun đưa ra nhằm chống lại chúng tôi tại tòa và dẫn dắt công chúng trong những ngày này.
Điều này đồng nghĩa với việc chúng tôi đang chuẩn bị cho một vụ kiện Vinasun và một số bên khác nếu họ không rút lại các cáo buộc vô căn cứ nhắm vào Grab trong suốt nhiều tháng qua nhằm đánh lạc hướng dư luận trong vụ kiện này, và dẫn đến bản án sơ thẩm hôm nay của TAND TPHCM”.
Phía Grab khẳng định luôn tuân thủ mọi quy định pháp luật hiện hành, hoàn thành đầy đủ mọi nghĩa vụ thuế.
“Chúng tôi đã giải trình tại tòa và muốn nhấn mạnh một lần nữa rằng, chúng tôi không vi phạm bất kỳ điều nào trong quá trình thực hiện Đề án 24 và không trốn tránh bất kỳ nghĩa vụ thuế nào như những gì Vinasun đã vu khống một cách vô trách nhiệm”, Grab nói.
Đồng thời, Grab cho hay, bản án sơ thẩm của TAND TPHCM đã gửi đi một thông điệp tiêu cực đến các công ty công nghệ, các doanh nghiệp trong và ngoài nước muốn đầu tư, sáng tạo, phát triển và mở ra tiềm năng mới cho nền kinh tế số đang phát triển rất mạnh mẽ và sôi động tại Việt Nam.
CƯỜNG NGÔ
Theo LĐO
Vinasun kiện Grab và cuộc chiến giữa 4.0 với 2.0
Khá nhiều người đang lo lắng taxi công nghệ 4.0 sẽ thua taxi truyền thống 2.0 trong vụ kiện Vinasun - Grab. Nhưng "phán quyết" của người dùng sẽ có sức nặng hơn tất cả. Bất cứ hãng nào, nếu cứ mải mê tranh tụng, không đổi mới phục vụ, thì mới chính là người thua, cho dù có được tòa xử thắng.
Phiên tòa Vinasun kiện Grab đang gây sự chú ý đặc biệt với dư luận, không đơn thuần do yêu cầu của Vinasun đòi Grab phải bồi thường thiệt hại hơn 41,2 tỷ đồng, mà còn do quan điểm của Viện Kiểm sát tại phiên tòa cho rằng Grab như đơn vị kinh doanh vận tải.
Thực tế, ứng dụng gọi xe trực tuyến như Grab và Uber được xem là những biểu tượng rõ ràng nhất của kỷ nguyên cách mạng công nghệ. Nó phát triển toàn cầu, dù cho đến giờ, sau bao năm hoạt động thì người ta vẫn chưa thể đặt tên một cách chính xác bản chất mô hình kinh doanh của Uber, Grab là công ty vận tải hay đơn thuần là sản phẩm kỹ thuật số.
Bản thân cả Uber và Grab đều nhiều lần khẳng định mình là các công ty công nghệ chỉ cung cấp dịch vụ hỗ trợ vận tải, kết nối giữa các khách hàng có nhu cầu và những đối tác có xe nhàn rỗi. Nhưng đã có nhiều quốc gia và có thể sắp tới là Việt Nam, nếu ý kiến của Viện Kiểm sát được tòa chấp nhận, xem các hãng gọi xe là công ty vận tải.
Bắt đầu năm 2017, đại diện các hãng taxi ở Barcelona, Tây Ban Nha khởi kiện Uber cạnh tranh không lành mạnh, đã "bỏ qua" các điều luật kinh doanh của ngành vận tải truyền thống. Cuối năm 2017, tòa Công lý châu Âu (ECJ) phán quyết xem Uber là một công ty vận tải.
Kết quả trên được đưa ra khi trận chiến pháp lý giữa Uber và các hiệp hội taxi truyền thống tại châu Âu đã kéo dài nhiều năm. Nhưng xem ra, cuộc chiến chưa dừng lại ở phán quyết của ECJ, bởi nó chỉ dừng lại ở giá trị tham khảo, chứ không mang tính bắt buộc và đến nay chưa có quốc gia nào thực hiện theo phán quyết này, ngoại trừ một số điều chỉnh.
Định nghĩa về taxi ở Việt Nam cũng khá đơn giản: "Ôtô taxi là loại xe ôtô có không quá 8 ghế (kể cả ghế người lái) được thiết kế để vận chuyển khách đáp ứng các điều kiện tại Chương II của Quy định này". "Kinh doanh vận tải khách bằng taxi là kinh doanh vận tải khách bằng ôtô có lịch trình và hành trình theo yêu cầu của khách; cước tính theo đồng hồ tính tiền".
Và đấy chính là "cái cớ" để Vinasun kiện Grab, như CEO Jerry Lim của Grab Việt Nam nói. Đây là vụ kiện đầu tiên trên thế giới mà một doanh nghiệp taxi kiện một công ty công nghệ với cáo buộc bị sụt giảm lợi nhuận. Điều này khá lạ, bởi đến nay Grab không hề bị Bộ Công Thương - cơ quan quản lý nhà nước về cạnh tranh thổi còi, nhưng lại bị đối thủ taxi truyền thống kiện.
Chuyên gia hàng không Lương Hoài Nam có định nghĩa khá hay. Ông cho rằng Grab, có hai cách hiểu: Cách hiểu 1: Grab = Mr. App; Cách hiểu 2: Grab = Mr. App Mr. Chở. Mr. Chở ở Việt Nam và có một cái xe (xe máy hoặc ô tô).
Về mặt pháp lý, khi một hoạt động có sự tham gia của 2 Mr. là A và B, anh có thể kiện Mr. A, hoặc Mr. B, hoặc kiện cả Mr. A và Mr. B, nhưng anh không thể kiện Mr. AB. Thực tế không hề tồn tại Mr. AB. Nguyên đơn chỉ kiện Mr. App, nhưng lại muốn Mr. App bao gồm Mr. Chở để gọi chung là "doanh nghiệp vận tải" để thắng trận.
Tôi nhất trí với quan điểm của ông Lương Hoài Nam: "Gọi Grab là "doanh nghiệp vận tải" chẳng khác nào gọi các công ty nước ngoài đang cung cấp hệ thống bán vé máy bay ở Việt Nam là các "hãng hàng không". Đúng là không để "một doanh nghiệp kém cỏi có thể chết, nhưng không thể vì nó mà làm chết một môi trường kinh doanh, một môi trường kiến tạo phát triển".
Để thắng kiện, Vinasun phải chứng minh 3 vấn đề: Trong kinh doanh Grab có hành vi trái luật; Hành vi trái luật này đã khiến Vinasun thiệt hại; Mối quan hệ nhân quả (trực tiếp) giữa hành vi trái luật và thiệt hại đó. Nhưng theo những lập luận tại phiên tòa, 3 yếu tố đều mờ nhạt.
Muốn để tòa đưa ra phán quyết yêu cầu Grab bồi thường, đại diện VKS có mặt tại phiên tòa phải chứng minh 3 vấn đề lớn: Grab có hành vi kinh doanh trái luật hay không? Thiệt hại về giảm lợi nhuận của Vinansun có phải là thiệt hại chỉ liên quan đến hoạt động kinh doanh taxi không? Nếu như 2 vấn đề trên đã được làm rõ, thì cũng phải xác định thêm mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái luật của Grab và giả định là có, cần xem những vấn đề sau: Bao nhiều lần khuyến mãi của Grab sai luật? Có bao nhiêu đối thủ khác khiến Vinasun sụt giảm doanh thu (không thể ước tính Grab chịu trách nhiệm 41,2/77 tỷ đồng thiệt hại của họ)...
Các luật sư cho rằng, không thể đơn thuần đưa ra phán quyết ủng hộ Vinasun chỉ bằng những lý luận nặng về cảm tính như hiện tại. Nếu phán quyết của tòa ủng hộ lập luận của VKS, vô hình trung sẽ mở ra tiền lệ kiện cáo, thay vì kiến nghị cơ quan quản lý nhà nước thay đổi điều kiện kinh doanh taxi truyền thống, lại đi kiện cáo taxi tiên phong để họ vẫn là "người tiên phong".
Ông Jerry Lim - Giám đốc Grab thì cho rằng: "Thật vô lý khi một công ty công nghệ như Grab bị trừng phạt vì đã có ưu thế công nghệ hơn các mô hình kinh doanh truyền thống nhằm mục đích mang đến một cuộc sống tốt đẹp hơn cho mọi người dân Việt Nam".
Hãy bỏ qua Vinasun hay Grab thắng, chúng ta hãy xem người dân được hưởng lợi gì khi sử dụng taxi công nghệ. Người dùng sẽ là "quan toà" phán quyết sự phát triển hay tồn vong một loại hình dịch vụ.
Taxi công nghệ mà đại diện là Grab là một dịch vụ có giá được công bố trước để người mua lựa chọn. Phần lớn cước trên một quãng đường của taxi công nghệ sẽ rẻ hơn taxi truyền thống, nếu thời tiết xấu, cước Grab đắt hơn thì thời gian chờ xe ngắn hơn. Khách hàng của Grab không bị tính tiền gian, chạy gian và xe lại thường mới hơn.
Tài xế Vinasun cầm trên tay các biểu ngữ phản đối Grab trước sân phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ Vinasun kiện Grab.
Không chỉ dòng chảy lái xe taxi truyền thống đang chuyển sang taxi công nghệ, mà chính nhiều hãng thay vì kiện cáo cũng đã ứng dụng công nghệ vào việc phục vụ hành khách. Group Taxi ở Hà Nội đã "làm mới" quy trình phục vụ. Nếu khách hàng không cài app thì tổng đài sẽ có tin nhắn thông báo về lái xe, số xe, thời gian và link hành trình..., họ cũng không còn từ chối cuốc ngắn.
Phán quyết của người dùng sẽ có sức nặng hơn bất cứ phán quyết của cá nhân, tập thể nào. Vinasun hay bất cứ hãng taxi, dịch vụ nào, nếu cứ mải mê tranh tụng, không nhanh chóng đổi mới quy trình phục vụ, quan tâm đến hành khách, thì rất có thể họ mới chính là người thua, cho dù có được tòa xử thắng.
Theo Danviet
VKS đề nghị Grab bồi thường gần 42 tỷ cho Vinasun Xác định Grab là đơn vị kinh doanh vận tải taxi, VKS đề nghị HĐXX chấp nhận đơn kiện của Vinasun. Chiều 23/10, phiên xử Công ty cổ phần Ánh Dương Việt Nam (Vinasun) đòi Công ty TNHH GrabTaxi Việt Nam bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng gần 42 tỷ kết thúc phần tranh luận. Phát biểu quan điểm, đại diện VKS...