GPMB, xây dựng nhà máy lọc dầu Vũng Rô vẫn “vướng” 31 hộ
Đến ngày 6-3, còn 31 hộ dân ở xã Hòa Tâm, huyện Đông Hòa (Phú Yên) chưa chịu nhận tiền đền bù xây dựng Nhà máy lọc dầu Vũng Rô.
Theo người dân, do giá bồi thường thấp hơn giá thị trường nên họ không đồng ý. Ông Huỳnh Ngọc Sương, Phó chủ tịch UBND huyện Đông Hòa cho hay, các hộ này không chịu nhận gần 20 tỉ đồng tiền đền bù và phải tự tháo gỡ nhà cửa, vật kiến trúc để huyện bàn giao mặt bằng cho nhà đầu tư khởi công dự án Nhà máy lọc dầu Vũng Rô vào tháng 4-2014. Dự kiến việc cưỡng chế sẽ diễn ra trong ngày 25-3 tới.
Khu vực xây dựng Nhà máy lọc dầu Vũng Rô tại xã Hòa Tâm, huyện Đông Hòa
Trước đó, ngày 5-3, UBND huyện Đông Hòa tổ chức họp thông qua kế hoạch cưỡng chế, thu hồi đất đối với 36 hộ dân trong vùng dự án không chịu nhận tiền đền bù. Tuy nhiên, đến chiều cùng ngày, có 5 hộ trong số này chấp thuận nhận tiền.
Video đang HOT
Dự án Nhà máy lọc dầu Vũng Rô có công suất 8 triệu tấn/năm, tổng kinh phí 3,2 tỉ USD, do Công ty TNHH Technostar Management (Vương quốc Anh) và Công ty Dầu khí Telloil (Cộng hòa Liên bang Nga) làm chủ đầu tư. Để triển khai dự án, tỉnh Phú Yên phải thu hồi 538ha đất.
Theo ANTD
Chưa đền bù đã chặn dòng thủy điện Đồng Nai 2: Tài sản của dân ngập trong biển nước
Ngày 8.10, UBND huyện Lâm Hà (Lâm Đồng) cho biết, đã có báo cáo khẩn cấp về việc tích nước thủy điện Đồng Nai 2 làm ngập nhiều diện tích càphê, nhà cửa và tài sản khác của người dân hai xã Liên Hà và Tân Thanh. Điều đáng nói là tại lòng hồ thủy điện này, hiện vẫn còn cả trăm hộ dân chưa được đền bù nên chưa di dời.
Vội vàng tháo dỡ nhà cửa để "chạy lũ" lòng hồ.
Dân không kịp trở tay
Theo các cán bộ lãnh đạo huyện Lâm Hà, ngày 18.9, UBND huyện nhận được fax của chủ đầu tư - Cty cổ phần thủy điện Trung Nam - có nội dung về việc tích nước lòng hồ của thủy điện Đồng Nai 2 và huyện đã nhanh chóng có công điện gửi các xã và ban, ngành địa phương triển khai các biện pháp di dời người và tài sản ra khỏi lòng hồ.
"Tuy nhiên, do chặn dòng quá gấp (ngày 18.9 có bản fax thì ngày 21.9 đã chặn dòng) nên thật khó mà di dời cả trăm hộ dân cùng tài sản ra khỏi lòng hồ chỉ trong vài ngày được" - một lãnh đạo huyện Lâm Hà phản ánh.
Đặc biệt, trong mấy ngày qua, khi nước lòng hồ đã dâng cao và trời có mưa to nên UBND huyện Lâm Hà đã phải huy động đến hàng trăm người gồm quân đội, công an, dân quân cơ động... để giúp hơn 200 hộ dân di dời khỏi khu vực lòng hồ thủy điện Đồng Nai 2, nhưng vẫn không kịp.
Ông Trần Đăng Sửu - Trưởng xóm Bến Đò, thôn Hà Lâm, xã Liên Hà - cho biết: "Khi nhận được lịch tích nước lòng hồ, tôi đã thông báo đến toàn thể bà con thuộc diện giải tỏa trong xóm phải di dời ngay nhưng thời gian quá ngắn, không thể nào tháo dỡ nhà cửa để di dời và thu hoạch nhanh hoa màu, cây trái (nhất là càphê). Với lại, trong xóm cũng còn rất nhiều hộ chưa nhận được tiền đền bù nên trước đây không thể di dời, khi nước dâng cao với tốc độ khá nhanh, không thể xử lý kịp".
Chưa trả tiền đền bù đã bắt dân di dời
Theo báo cáo nhanh của UBND huyện Lâm Hà, khi xây dựng thủy điện Đồng Nai 2 trên địa bàn của 3 xã Liên Hà, Tân Thanh và Đan Phượng, có 475ha đất của 297 hộ dân nằm trong diện giải tỏa với tổng kinh phí 134 tỉ đồng.
Tuy nhiên, đến ngày tích nước, đơn vị chủ đầu tư chỉ mới thực hiện chi trả khoảng 76 tỉ đồng cho 156 hộ dân; nghĩa là vẫn còn hơn 140 hộ dân chưa nhận được tiền đền bù. Do chưa được nhận tiền đền bù hoặc đã nhận nhưng chưa đủ, nên đến ngày thủy điện Đồng Nai 2 tích nước, vẫn còn đến hơn 200 hộ dân chưa di dời nhà cửa và tài sản ra khỏi lòng hồ.
Báo cáo nhanh của UBND huyện Lâm Hà cho biết, ngoài một lượng lớn tài sản vật chất bị thiệt hại... thì việc tích nước hồ thủy điện Đồng Nai 2 còn làm cho khoảng 150ha càphê của dân bị chìm trong nước, trong đó có khoảng 70% diện tích chuẩn bị vào vụ thu hoạch (từ tháng 10-12.2013). Chỉ tính riêng càphê thì con số thiệt hại cũng đã lên đến hàng trăm tỉ đồng.
Đến ngày 8.10, mực nước hồ thủy điện Đồng Nai 2 đã đạt đến mực nước chết - cao trình 665m. Do vậy, công việc di dời tài sản và thu hoạch càphê đã trở nên vô phương; mọi thứ tài sản đã chìm trong lòng hồ, trở nên vĩnh viễn nằm trong nước.
Công trình thủy điện Đồng Nai 2 được xây dựng trên sông Đa Dâng, thuộc thủy điện bậc thang thứ ba trong quy hoạch bậc thang thủy điện sông Đồng Nai. Công trình có tổng mức đầu tư 3.000 tỉ đồng, do Cty cổ phần thủy điện Trung Nam làm chủ đầu tư, có công suất lắp máy 73,5MW, mỗi năm cung cấp khoảng 275 triệu kWh điện.
Theo Laodong
Không tuyển dụng ồ ạt nhân sự 2 quận mới Chỉ còn hơn 20 ngày nữa, từ 1-4, bộ máy hành chính của 2 quận mới gồm 23 phường (chia tách từ huyện Từ Liêm) sẽ chính thức đi vào hoạt động. Những công việc cuối cùng đang được gấp rút hoàn thành để bộ máy mới đi vào vận hành trơn tru ngay từ những ngày làm việc đầu tiên. Công nhân...