Gorbachev kêu gọi triệu tập ‘thượng đỉnh Nga – Mỹ’
Cựu lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev kêu gọi triệu tập một “thượng đỉnh Nga – Mỹ” để làm xoa dịu mối quan hệ “đang đóng băng” của Moscow với phương Tây trong cuộc khủng hoảng Ukraine, theo Reuters.
Cựu lãnh đạo Liên Xô, Mikhail Gorbachev – Ảnh: Reuters
Lời kêu gọi xuất phát từ bài bình luận của ông, có tựa đề “Làm tan băng mối quan hệ” đăng trên Rossiiskaya Gazeta, nhật báo của chính phủ Nga vào thứ tư 10.12
“Tôi đề nghị hai nhà lãnh đạo Nga và Mỹ nên tổ chức một hội nghị thượng đỉnh với chương trình nghị sự rộng lớn và không có điều kiện sơ bộ. Chúng ta không cần phải sợ mất mặt hoặc sợ ai đó đạt được thắng lợi về tuyên truyền. Tất cả những điều này đã là quá khứ, chúng ta cần suy nghĩ về tương lai”, ông viết.
Các nhà ngoại giao của hai bên (Nga, Mỹ – PV) cũng sẽ đối đầu lâu dài với nhau vì sự suy giảm niềm tin trong quan hệ quốc tế trước khủng hoảng kéo dài ở Ukrane. Chính vì thế, ông viết rằng vấn đề chiến lược trong mối quan hệ Nga – Mỹ hiện nay là khôi phục niềm tin.
Chủ nhân của giải Nobel Hòa Bình năm 1990 cũng kêu gọi các quốc gia cùng nhau bắt tay đối phó với những mối đe dọa toàn cầu.
“Giờ đây, Nga và phương Tây đã không còn gắn kết trong các vấn nạn toàn cầu. Vậy ai sẽ cùng nhau làm nên một khối thống nhất để chống lại khủng bố, biến đổi khí hậu và dịch bệnh? Chúng ta hãy nghĩ theo cách này để nhanh chóng làm “tan băng”",The Moscow Times dẫn bài viết của Gorbachew.
Một khoảnh khắc căng thẳng của tổng thống Nga Vladimir Putin và tổng thống Mỹ Barack Obama – Ảnh: AFP
Tổng thống Nga Vladimir Putin và tổng thống Mỹ Barack Obama đang có mối quan hệ căng thẳng. Vào tháng 9.2013, ông Obama đã hủy bỏ cuộc gặp thượng đỉnh với ông Putin tại St.Petersburg. Hai nhà lãnh đạo gặp nhau lần cuối trong một buổi gặp ngắn tại hội nghị thượng đỉnh G20, tổ chức ở Brisbane (Úc) vào tháng 11.
Video đang HOT
Nhà lãnh đạo Gorbachew được biết đến với chính sách tái cơ cấu “Perestroika”, ông đóng vai trò quan trọng trong việc kết thúc chiến tranh lạnh. Hồi tháng trước, trong buổi lễ kỉ niệm 25 năm bức tường Berlin sụp đổ, ông đã lên tiếng cảnh báo cả thế giới đang đứng trước nguy cơ xảy ra cuộc chiến tranh lạnh mới.
Trong cuộc khủng hoảng Ukraine; Mỹ, NATO và liên minh Châu Âu đã cáo buộc Nga tài trợ vũ khí và quân lực cho các nhóm ly khai nổi dậy miền đông Ukraine. Đồng thời những nước phương Tây đứng đầu là Mỹ đã áp đặt các lệnh trừng phạt lên Moscow.
Tuy nhiên, Nga luôn chối bỏ việc ủng hộ cho nhóm ly khai bất chấp những chỉ trích của phương Tây và tiến hành sát nhập Crimea sau một cuộc trưng cầu dân ý vào tháng 3.
Huỳnh Mai
Theo Thanhnien
Obama "nắn gân" TQ sau cuộc gặp thượng đỉnh với Tập Cận Bình
Từ Brisbane, Úc, Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm nay đã phát đi những cảnh báo mạnh mẽ đối với Trung Quốc, chỉ vài ngày sau chuyến thăm chính thức Bắc Kinh hồi giữa tuần này.
Ông Obama phát biểu tại Đại học Queensland, Úc ngày 15/11.
Ông Obama đã cảnh báo các hiểm họa xung đột tại châu Á, trong bối cảnh Trung Quốc mâu thuẫn với một loạt quốc gia vì các tranh chấp chủ quyền, nhưng cam kết rằng Washington sẽ vẫn hiện diện mạnh mẽ trong khu vực.
Trong một bài phát biểu tại Đại học Queensland ở Brisbane, Úc ngày 15/11 bên lề hội nghị thượng đỉnh G20, nhà lãnh đạo Mỹ khẳng định rằng chính sách "xoay trục" của Mỹ sang châu Á là có thực và vẫn đang được tiến hành.
Trong bài phát biểu, ông Obama đã nhắc lại sự phát triển kinh tế đáng kinh ngạc của khu vực Đông Á kể từ Thế chiến II.
"Nhưng cùng với sự phát triển năng động đó, có những hiểm họa thực sự có thể phá hoại sự tiến bộ này", ông Obama nói, nhắc tới Triều Tiên và nói thêm: "Các tranh chấp lãnh thổ - những hòn đảo hẻo lánh và các bãi đá - có nguy cơ bùng phát thành xung đột".
Trung Quốc đang vướng vào các tranh chấp lãnh thổ với một số quốc gia Đông Nam Á ở Biển Đông và với Nhật Bản ở Hoa Đông.
Ông Obama đã nhắc lại sự nhấn mạnh quan điểm đã đưa ra tại Bắc Kinh hồi tuần này, sau các cuộc hội đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, rằng Mỹ hoan nghênh sự lớn mạnh của Trung Quốc, miễn là nước này là một người chơi có trách nhiệm và hòa bình trên chính trường thế giới.
Nhưng nhà lãnh đạo Mỹ nhấn mạnh tại Brisbane rằng Trung Quốc "phải tuân thủ các luật lệ giống như các nước khác, dù là trong thương mại hay trên biển".
Và Mỹ sẽ tiếp tục thẳng thắn về những bất đồng với Bắc Kinh, ông Obama nhấn mạnh.
Một trật tự an ninh hiệu quả cho châu Á phải dựa trên "không chỉ các phạm vi ảnh hưởng, hay sự ép buộc hoặc hăm dọa, nơi các nước lớn bắt nạt các nước nhỏ" mà dựa trên các liên minh được xây dựng trên sự tôn trọng, ông Obama thẳng thắn nói.
4 quốc gia ASEAN là Philippines, Việt Nam, Malaysia và Brunei có các tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, một tuyến đường biển quan trọng của thế giới.
Nhưng Trung Quốc lại ngang nhiên tuyên bố hầu hết Biển Đông là của mình, trong đó có vùng biển gần bờ các quốc gia láng giềng nhỏ hơn.
"Đừng nghi ngờ quyết tâm của Mỹ"
Một loạt các vụ việc xảy ra hồi đầu năm nay đã khiến các láng giềng lên án mạnh mẽ các hành động hung hăng của Trung Quốc trên biển.
Cả Trung Quốc và ASEAN đều cần "sự ổn định và hòa bình", Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường nói trong bài phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh Đông Á tại Myanmar ngày 13/11, vốn có sự tham gia của các lãnh đạo ASEAN và cả ông Obama.
Trong một nỗ lực dường như nhằm giảm các căng thẳng trong khu vực, ông Lý đã gợi ý cho vay 20 tỷ USD và lập một đường dây nóng, và đề xuất "hiệp ước hữu nghị" với các quốc gia ASEAN.
Đường dây nóng nằm trong số các đề xuất trong các cuộc hội đàm cấp thấp giữa ASEAN và giới chức Trung Quốc về một bộ quy tắc ứng xử có tính rằng buộc pháp lý giảm giảm căng thẳng trên Biển Đông.
Các quốc gia Đông Nam Á, vốn yếu hơn Trung Quốc cả về kinh tế và quân sự, mong muốn một bộ quy tắc ứng đa phương nhưng cáo buộc Bắc Kinh cố tình trì hoãn, và cũng đang tìm kiếm sự ủng hộ của Mỹ.
Trung Quốc muốn sử dụng sức mạnh kinh tế và chính trị của Mỹ trong các cuộc đàm phán song phương với các nước có tranh chấp chủ quyền.
Và trong một dấu hiệu cho thấy những thách thức dai dẳng ở phía trước, ông Lý đã cảnh báo rằng "quyết tâm của Trung Quốc nhằm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ là rõ ràng".
Còn Tổng thống Mỹ cũng thẳng thắn nói về các lợi ích lâu dài của Mỹ.
"Các thế hệ người Mỹ đã phục vụ và chết ở đây để người dân châu Á-Thái Bình Dương có thể sống tự do. Vì vậy, không ai có thể nghi ngờ quyết tâm hay cam kết của chúng tôi đối với các đồng minh trong khu vực", Tổng thống Obama nhấn mạnh trong bài phát biểu tại Brisbane.
"Chúng tôi sẽ tiếp tục làm sâu sắc thêm các cam kết của mình mỗi ngày, sử dụng mọi phương thức - ngoại giao, quân sự, kinh tế, sự phát triển, và sức mạnh các giá trị của chúng tôi", ông Obama tuyên bố.
An Bình
Tổng hợp
Lãnh đạo thế giới tấp nập đổ về Brisbane Một loạt các nhà lãnh đạo thế giới như Thủ tuớng Anh David Cameron, Thủ tướng Australia Tony Abbott... đang đổ về Brisbane (Australia) để dự hội nghị G20. Theo kế hoạch, hội nghị G20 lần này sẽ kéo dài trong hai ngày 15 và 16/11, với sự tham gia của các nhà lãnh đạo nhóm 20 nền kinh tế lớn nhất thế...