Góp ý về giao thông để TP Thủ Đức tương lai đạt đô thị loại 1
Điểm phân loại đô thị là tổng số điểm đạt được của năm tiêu chí đánh giá về các tiêu chuẩn giao thông.
Sở GTVT TP.HCM vừa có báo cáo gửi Sở Xây dựng TP về đề nghị góp ý đối với Dự thảo báo cáo rà soát, đánh giá công nhận khu vực dự kiến thành lập TP Thủ Đức đạt tiêu chí đô thị loại 1.
Theo Sở GTVT, trong các tiêu chí đánh giá mà Sở Xây dựng đề xuất cần xem lại tiêu chí về tỉ lệ vận tải hành khách công cộng (HKCC). Tại dự thảo đề xuất tỉ lệ vận tải HKCC của TP Thủ Đức sẽ là 20,4%, trong khi thực tế và cả đề án giao thông công cộng của TP đến năm 2025 chưa đạt được con số này.
Báo cáo còn cho biết theo Nghị quyết số 1210/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về phân loại đô thị, việc phân loại đô thị được thực hiện bằng phương pháp tính điểm. Điểm phân loại đô thị là tổng số điểm đạt được của năm tiêu chí đánh giá về các tiêu chuẩn giao thông.
TP Thủ Đức trong tương lai với tuyến đường trục Xa lộ Hà Nội và tuyến metro số 1 đang trong quá trình hoàn thiện. Ảnh: HOÀNG GIANG
Năm tiêu chí gồm: Đầu mối giao thông (cảng biển, cảng hàng không, cảng đường thủy nội địa, ga đường sắt, bến xe ô tô), tỉ lệ đất giao thông so với đất xây dựng, mật độ đường giao thông (tính đến đường có chiều rộng phần xe chạy> 7,5 m), diện tích đất giao thông tính trên dân số, tỉ lệ vận tải HKCC.
Video đang HOT
Sở GTVT TP cho rằng cần làm rõ các căn cứ pháp lý liên quan đến việc xác định các chỉ số sử dụng để đánh giá các tiêu chuẩn về giao thông. Ngoài ra, về tiêu chuẩn, tỉ lệ vận tải HKCC hiện có trong Đề án tăng cường vận chuyển HKCC kết hợp với kiểm soát sử dụng phương tiện cơ giới cá nhân tham gia giao thông trên địa bàn TP.
Hiện nay, chỉ tiêu theo đề án phát triển vận tải HKCC của TP giai đoạn 2021-2025 là 15% (bao gồm các loại hình xe buýt, đường sắt đô thị, taxi, xe hợp đồng đến chín chỗ, buýt đường thủy và các loại khác). Năm 2019, tỉ lệ vận tải HKCC của toàn TP là 9,88%, riêng các quận 2, 9 và Thủ Đức có tổng số lượt khách được vận chuyển đạt 132.374.820 lượt/năm. Nhu cầu đi lại bằng xe buýt của người dân ba quận này đạt hơn 1,1 triệu lượt, tỉ lệ vận tải HKCC là 11,81% (tiêu chuẩn yêu cầu>15%).
“Như vậy, tiêu chuẩn về tỉ lệ vận tải HKCC của TP Thủ Đức chưa đạt. Do đó, đề nghị tư vấn làm rõ phương pháp, kết quả tính toán về tỉ lệ vận tải HKCC trong báo cáo dự thảo của TP Thủ Đức là 20,4%” – văn bản Sở GTVT nêu.
Sở GTVT TP cũng thông tin thêm một số vấn đề về giao thông TP Thủ Đức như đường vành đai 2 đoạn từ nút giao Phạm Văn Đồng đến nút giao Gò Dưa đang được đầu tư xây dựng. Các đoạn còn lại của đường vành đai 2 đang tiếp tục đề xuất để đầu tư xây dựng nhằm khép kín toàn bộ tuyến vành đai 2 của TP.
Về đường sắt thì có hai khu vực dự kiến theo quy hoạch là đầu mối (gồm ga Bình Triệu, ga Thủ Thiêm). Sở cũng cho rằng nên bổ sung nội dung đánh giá về bến bãi vận tải, mạng lưới vận tải HKCC bằng xe buýt trong dự thảo báo cáo rà soát, đánh giá công nhận khu vực dự kiến thành lập TP Thủ Đức đạt tiêu chí đô thị loại 1.
Ngoài ra, sở cũng đề nghị bổ sung danh mục tuyến đường thủy nội địa địa phương, quốc gia và hàng hải, danh mục cảng thủy nội địa ICD, danh mục cảng biển vào số liệu của dự thảo trên.
Người dân 19 phường đồng tình phương án sáp nhập
Người dân 19 phường thuộc quận 2, 3, 4, 5, 10 và Phú Nhuận đồng tình phương án nhập phường với tỷ lệ phiếu 85-99%, tên gọi phường mới là 74-99%.
Theo báo cáo của UBND quận 2 ngày 5/10, gần 85% cử tri 4 phường An Khánh, Thủ Thiêm, Bình An và Bình Khánh đồng tình phương sáp nhập phường. Hơn 74% cử tri đồng ý với tên phường mới của An Khánh và Thủ Thiêm là Thủ Thiêm; Bình An và Bình Khánh là An Khánh.
Cử tri phường 5, quận 4 bỏ phiếu cho ý kiến về phương án sáp nhập phường 2 và 5 thành phường 2, ngày 5/10. Ảnh: Trung Sơn.
Tại quận 3, hơn 88% cử tri 3 phường 6, 7 và 8 đồng ý sáp nhập; hơn 85% cử tri đồng ý tên phường mới là Võ Thị Sáu.
Ở quận 4, hơn 93% cử tri đồng tình với việc nhập phường 2 và 5, phường 12 và 13. Tên phường mới được phần đông cử tri thống nhất là phường 2 và 13.
Tại quận 5, hơn 96% cử tri đồng ý sáp nhập phường 12 và 15; hơn 90% cử tri đồng ý tên phường mới là 12.
Ở quận 10, hơn 99% cử tri ủng hộ sáp nhập phường 2 và 3; hơn 99% cử tri đồng ý tên phường mới là 2.
Tại Phú Nhuận, gần 98% cử tri đồng ý nhập phường 11 và 12, phường 13 và 14; hơn 94% cử tri đồng ý tên phường mới là 11 và 13.
Việc lấy ý kiến sáp nhập phường được các quận tiến hành từ ngày 25/9 và kết thúc 3/10. Nội dung cử tri có đồng ý với phương án sáp nhập và tên phường mới mà thành phố đưa ra. Người dân có thể đề xuất tên phường mới sau sáp nhập.
Cùng với việc lấy ý kiến nhập 19 phường, TP HCM cũng lấy ý kiến người dân phương án sáp nhập 3 quận 2, 9 và Thủ Đức thành TP Thủ Đức. Kết quả, 82% đến 97% cử tri đồng ý sáp nhập; 77% đến 97% đồng tình tên gọi TP Thủ Đức.
Theo kế hoạch, nếu có trên 50% tổng số cử tri ở phường tán thành, HĐND các cấp liên quan thảo luận, biểu quyết tán thành hoặc không tán thành chủ trương sắp xếp. HĐND TP HCM họp cho ý kiến vào ngày 12/10. UBND TP HCM trình đề án lên Bộ Nội vụ trước 25/10.
Khơi thông nhiều tuyến đường huyết mạch ở quận 9 Nhiều tuyến đường huyết mạch ở quận 9 sẽ được nâng cấp, mở rộng để đón đầu dự án hình thành TP Thủ Đức. Trước thực trạng nhiều tuyến đường chính ở quận 9 (TP.HCM) chưa đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, UBND quận 9 và Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình...