Góp ý dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992: Sinh viên phải làm gì?
Việc triển khai Nghị quyết của Quốc hội lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp được kéo dài đến hết tháng 9. Đây không chỉ là dịp để sinh viên nâng cao hiểu biết về pháp luật mà, còn tạo cơ hội cho họ quan tâm, tham gia vào họat động chính trị của đất nước.
TS Nguyễn Xuân Phong (Phó Trưởng khoa, phụ trách khoa Chính trị học, HV Báo chí và Tuyên Truyền):
Tham gia góp ý sửa đổi Hiến pháp năm 92 là một sự kiện chính trị quan trọng đối với mọi công dân Việt Nam. Đặc biệt, đối với các công dân trẻ, càng cần phải có trách nhiệm nhiều hơn với quốc gia, dân tộc thông qua đợt sinh hoạt chính trị quy mô lớn này. Hơn nữa, sinh viên lại là đội ngũ trí thức, nắm trong tay vận mệnh của đất nước trong tương lai không xa. Tôi nghĩ rằng, đối với sinh viên, việc góp ý cho dự thảo Hiến pháp 92, không chỉ là thể hiện trách nhiệm công dân mà trước hết, phải khẳng định đó là một dịp để sinh viên có thể mở rộng kiến thức xã hội của mình về nội dung Hiến pháp, nguồn gốc Hiến pháp, cơ quan thẩm quyền xây dựng, ban hành Hiến pháp. Qua đó, sinh viên ý thức được trách nhiệm công dân của mình đối với một văn bản cực kì quan trọng của đất nước.
TS Nguyễn Xuân Phong – Phó Trưởng khoa, phụ trách khoa Chính trị học, HV BC và TT
Nhiệm vụ quan trọng nhất của sinh viên là học tập, nhưng sinh viên cũng phải tham gia những hoạt động ngoại khóa để bổ sung thêm phông kiến thức. Do đó, việc tham gia góp ý cho sửa đổi Hiến pháp lần này thực sự là bổ ích cho sinh viên. Sinh viên có thể đóng góp ý kiến của mình thông qua các phương tiện, hình thức khác nhau: góp ý trực tiếp, góp ý bằng văn bản, thông qua internet.
PV Lê Ngọc Sơn, báo Sinh Viên Việt Nam:
Quan tâm đến việc sửa đổi dự thảo Hiến pháp là các sinh viên quan tâm đến quyền lợi và nghĩa vụ thiết thân của chính mình.
Tất cả mọi sinh viên, thuộc tất cả các chuyên ngành đều có thể tham gia đóng góp ý kiến của mình vào dự thảo sửa đổi, bằng nhiều cách khác nhau. Ví dụ, sinh viên kinh tế có thể đóng góp, phân tích và mổ xẻ những vấn đề liên quan đến chế độ kinh tế của nước ta trong dự thảo, sinh viên Luật có thể đóng góp ý kiến về việc sửa đổi, bổ sung những điều luật họ cho là chưa hợp lí, sinh viên báo chí có thể viết bài, thu hút mối quan tâm của các bạn thanh niên vào vấn đề góp ý và sửa đổi Hiến pháp.
Video đang HOT
Phóng viên Lê Ngọc Sơn, báo Sinh Viên Việt Nam
Có một số người cho rằng, sinh viên nên quan tâm đến vấn đề nhân quyền, học tập hay vấn đề nhập ngũ được quy định trong Hiến Pháp vì họ nghĩ rằng, đây là những vấn đề phù hợp với sinh viên nhưng tôi không nghĩ như vậy. Tôi nghĩ rằng, các bạn có thể đóng góp ý kiến về bất cứ điều luật nào trong bản dự thảo sửa đổi Hiến Pháp, miễn là các bạn có đủ năng lực và kiến thức về vấn đề đó.
Mạng xã hội là một trong những công cụ quan trọng và có sức mạnh vô cùng lớn trong việc nâng cao kiến thức của sinh viên. Mà sinh viên, muốn quan tâm đến chính trị thì trước hết, cần phải có kiến thức, sau đó là thái độ phản biện trước những vấn đề trong thế giới khách quan.
Chị Nguyễn Thị Thảo, thành viên CLB Luật gia trẻ (Đại học Luật Hà Nội):
Có rất nhiều sinh viên không quan tâm đến vấn đề sửa đổi Hiến Pháp năm 1992, phần lớn là do ý thức bàng quan của sinh viên, chứ không phải do sinh viên không biết. Họ cho rằng ý kiến của mình không có vai trò gì và quan tâm đến nhiều thứ khác, hơn là đóng góp một dự thảo mà không biết đóng góp của mình ai sẽ lắng nghe. Theo tôi, đóng góp của mỗi người đều có giá trị nhất định, đặc biệt là sinh viên.
Nguyễn Phương Thảo – thành viên CLB Luật gia trẻ – Đại học Luật Hà Nội
CLB Luật gia trẻ (Đại học Luật, HN) cũng có tổ chức các buổi họp, các buổi trao đổi, đánh giá và tổng hợp góp ý về việc sửa đổi dự thảo Hiến pháp 1992 của Quốc hội. Qua các buổi giao lưu, trao đổi như thế, chúng tôi không chỉ góp tiếng nói của mình, mà còn đưa ra được nhiều quan điểm khá hay, thảo luận với nhau hiểu các vấn đề một cách cặn kẽ.
Để đóng góp của sinh viên có chất lượng, tôi nghĩ cách tốt nhất là họ nên tập hợp những người có cũng quan điểm để nói lên tiếng nói của mình. Như vậy, ý kiến của họ sẽ có chất lượng và thu hút được nhiều người lắng nghe và ủng hộ hơn.
Theo ANTD
Làm rõ quyền về đất đai trong Hiến pháp
Các nội dung về đất đai luôn làm nóng diễn đàn QH. Tại phiên thảo luận sửa đổi Hiến pháp ở kỳ họp cuối năm vừa qua, có nhiều ý kiến góp ý về sở hữu đất đai.
Sở hữu toàn dân
Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp Đinh Xuân Thảo (ĐB Hà Nội) tán thành quy định sở hữu đất đai tại dự thảo, theo đó khẳng định "đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý theo quy định của pháp luật".
Ông Thảo đưa ra các lý do: Thứ nhất, phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam, Nhà nước thay mặt toàn dân quản lý và phân bổ đất đai, đảm bảo điều tiết quá trình phân phối địa tô công bằng, ngăn ngừa khả năng số ít chiếm dụng phần lớn địa tô, tạo điều kiện cho người dân tiếp cận bình đẳng và trực tiếp với đất đai, xóa bỏ tình trạng dùng độc quyền sở hữu đất đai bóc lột người sử dụng đất.
Ông Đinh Xuân Thảo: Sở hữu toàn dân có thể ngăn ngừa chiếm dụng địa tô. Ảnh: Minh Thăng
Thứ hai, ghi nhận thành quả cách mạng về đất đai của dân tộc ta, dù đất đai là tự nhiên, vốn đất đai quý báu ngày nay có được là do công sức, mồ hôi, xương máu của biết bao thế hệ người Việt Nam.
Thứ ba, Việt Nam là nước nông nghiệp, khoảng 70% là nông dân, bình quân đất sản xuất thấp nhất thế giới. Do đó, đất đai là điều kiện vật chất đảm bảo việc làm, đời sống ổn định cho nông dân.
Thứ tư, nội hàm quyền sử dụng đất theo quy định hiện hành không hạn chế quyền của tổ chức, cá nhân sử dụng đất, mà gần như quyền của một chủ sở hữu ở các nước có đa sở hữu về đất đai.
Thứ năm, quy định này giữ được ổn định quan hệ đất đai, ngăn ngừa xung đột, phức tạp về mặt xã hội, lịch sử có thể nảy sinh nếu thay đổi hình thức sở hữu đất đai.
Quy định đủ quyền của người sử dụng đất
Tuy vậy, nhiều ĐB thấy trong tình hình các quan hệ đất đai ngày càng trở nên phức tạp như hiện nay, Hiến pháp cần quy định cụ thể và rõ ràng hơn.
Điều 58 tại dự thảo hiện đang quy định: "Tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất để sử dụng ổn định lâu dài hoặc có thời hạn. Người sử dụng đất có trách nhiệm bảo vệ, bồi bổ, khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm, đúng mục đích được chuyển quyền sử dụng đất, thực hiện các nghĩa vụ liên quan theo quy định của luật. Quyền sử dụng đất là quyền tài sản được pháp luật bảo hộ".
ĐB Phùng Đức Tiến (Hà Nam) thấy quy định "được chuyển quyền sử dụng đất" chưa bao hàm hết các quyền của người sử dụng đất như quyền thừa kế, tặng, cho, chuyển đổi quyền sử dụng đất... Ông Tiến đề nghị sửa thành "có các quyền sử dụng đất".
Về thu hồi đất, dự thảo hiện đang quy định: "Nhà nước thu hồi đất do tổ chức, cá nhân sử dụng có bồi thường theo quy định của pháp luật trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và các dự án phát triển kinh tế - xã hội".
Nội dung "các dự án phát triển kinh tế - xã hội" mới được bổ sung để thống nhất với dự thảo sửa đổi luật Đất đai dự kiến được QH thông qua trước dự thảo sửa đổi Hiến pháp.
ĐB Nguyễn Văn Tiên (Tiền Giang) đề nghị "để vẹn toàn, đầy đủ ý nghĩa và dễ cho việc hướng dẫn sau này", nên thêm các khái niệm "trưng mua", "trưng dụng" bên cạnh khái niệm "thu hồi" đối với đất đai.
Theo soha
Khẳng định chủ quyền biển đảo trong Hiến pháp Không ít đại biểu tại kỳ họp Quốc hội vừa rồi nhận định sửa đổi Hiến pháp lần này là cơ hội quý báu để khẳng định mạnh mẽ hơn chủ quyền của đất nước. ĐB Phạm Đức Châu (Quảng Trị) cho rằng tại điều 1, sau khi khẳng định chủ quyền quốc gia, cần đưa khoản 1, điều 11 "Tổ quốc Việt...