Góp ý dự thảo Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam
Chiều qua 16-4, tại CATP Hà Nội, đoàn Đại biểu Quốc hội TP Hà Nội phối hợp với Ủy ban MTTQ TP Hà Nội và CATP Hà Nội đã tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri chuyên đề “Tình hình thực hiện chính sách pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài trên địa bàn thành phố Hà Nội”, để lấy ý kiến đóng góp vào Dự thảo Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.
Tham dự hội nghị có các đồng chí Nguyễn Xuân Điệp – Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban MTTQ TP Hà Nội; Nguyễn Thị Hồng Hà – Thành ủy viên, Phó trưởng đoàn ĐBQH TP Hà Nội; Thiếu tướng Phạm Xuân Bình – Phó Giám đốc CATP Hà Nội cùng đại diện một số sở, ban, ngành chức năng của TP, các phòng nghiệp vụ CATP. Đồng chí Chu Xuân Hà – Phó trưởng đoàn ĐBQH TP Hà Nội chủ trì hội nghị.
Thay mặt CATP Hà Nội, Thiếu tướng Phạm Xuân Bình đã trình bày báo cáo tóm tắt việc thực hiện Pháp lệnh nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam từ năm 2000 đến nay trên địa bàn TP Hà Nội. Bản báo cáo đã đánh giá những kết quả đạt được, cùng những khó khăn vướng mắc, đồng thời nêu kiến nghị, đề xuất của CATP Hà Nội liên quan đến công tác quản lý xuất, nhập cảnh, cư trú của người nước ngoài trên địa bàn Hà Nội. Tại hội nghị, cử tri đại diện cho các sở, ban, ngành, đơn vị chức năng trên địa bàn thành phố đã thảo luận, có nhiều ý kiến đóng góp với Đoàn ĐBQH TP Hà Nội về dự thảo Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam. Với những góc nhìn đa chiều, trên nhiều lĩnh vực, những ý kiến đóng góp của các cử tri đã dành được sự quan tâm lớn và đánh giá cao từ các thành viên trong đoàn ĐBQH TP.
Kết luận hội nghị, đồng chí Chu Xuân Hà đánh giá cao những ý kiến đóng góp hết sức thẳng thắn, trúng và đúng của cử tri vào vấn đề thảo luận. Những ý kiến đóng góp của các cử tri trong đó có CATP Hà Nội đã góp phần tạo được sự thống nhất chung, cũng như xây dựng mối quan hệ công việc ngày càng khăng khít, gắn bó, hiệu quả giữa các đơn vị có liên quan. Thay mặt Đoàn ĐBQH TP, đồng chí Phó trưởng đoàn ĐBQH TP Hà Nội khẳng định sẽ tiếp thu nghiêm túc những ý kiến đóng góp của các cử tri vào dự thảo Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam để trình Quốc hội.
Theo ANTD
Video đang HOT
Tạo thuận lợi cho người nước ngoài ra, vào, sinh sống tại Việt Nam
Dự án Luật nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam được xây dựng không ngoài mục đích đơn giản hoá thủ tục, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người nước ngoài.
Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Đại tướng Trần Đại Quang,
Bộ trưởng Bộ Công an trình bày Tờ trình về dự án Luật nhập cảnh, xuất cảnh,
cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam
Chiều nay (28-10), Đại tướng Trần Đại Quang, Bộ trưởng Bộ Công an đã thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày trước Quốc hội Tờ trình về dự án Luật nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam (Luật NCXCCT).
Theo đó thực hiện đường lối đối ngoại của Đảng, Nhà nước theo phương châm "Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy và là thành viên tích cực, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế"; đồng thời, để bảo đảm an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, thời gian qua, Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động NCXCCT của người nước ngoài tại Việt Nam và công tác quản lý.
Nhìn chung, các văn bản quy phạm pháp luật này đã tạo thuận lợi cho người nước ngoài NCXCCT tại Việt Nam tham quan, du lịch, tìm hiểu thị trường, hợp tác đầu tư, kinh doanh, học tập, lao động, nghiên cứu khoa học... đồng thời cũng đáp ứng được yêu cầu bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội.
Tuy nhiên qua thực tế quản lý cũng còn nảy sinh những điểm bất cập, chưa thống nhất, cụ thể: Pháp lệnh NCXCCT của người nước ngoài tại Việt Nam quy định người nước ngoài sau khi nhập cảnh nếu có nhu cầu sẽ được xét cho chuyển đổi mục đích nhập cảnh. Lợi dụng quy định này, thời gian qua nhiều người nước ngoài đã vào Việt Nam với danh nghĩa tham quan, du lịch, sau đó xin chuyển đổi để thực hiện các mục đích khác, đặc biệt xin chuyển đổi ở lại lao động.
Du khách nước ngoài đi xích lô tại Hà Nội (Ảnh minh họa)
Pháp lệnh này cũng quy định thị thực Việt Nam có thời hạn không quá 12 tháng, trong khi Luật Đầu tư năm 2005 quy định thời hạn của thị thực cấp cho người nước ngoài vào đầu tư tối đa là 5 năm.
Về việc giải quyết thường trú, thực tiễn hiện nay có một số lượng lớn người nước ngoài đã ở Việt Nam từ trước năm 2000 nhưng không có giấy tờ chứng minh quốc tịch; Quốc hội, Chính phủ đang chỉ đạo theo hướng giải quyết cho họ nhập quốc tịch Việt Nam; số chưa đủ điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam thì giải quyết cho thường trú để quản lý. Tuy nhiên, tại Pháp lệnh NCXCCT của người nước ngoài tại Việt Nam chưa quy định những người này thuộc diện được xét cho thường trú....
Từ những lý do nêu trên, nhằm hoàn thiện cơ sở pháp lý, tạo điều kiện cho hoạt động nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam, tăng cường công tác quản lý nhà nước, góp phần giữ vững an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội trong tình hình mới thì việc ban hành Luật NCXCCT là yêu cầu khách quan, cấp thiết hiện nay.
Dự thảo Luật gồm 8 chương, 46 điều với bố cục rõ ràng kế thừa quy định còn phù hợp của Pháp lệnh Nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2000, đồng thời có điều chỉnh, bổ sung một số quy định nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập của pháp luật hiện hành về nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam, đáp ứng được yêu cầu hội nhập nhưng đảm bảo giữ vững an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội trong tình hình hiện nay.
An Huy
Theo ANTD
Tạm trú 2 năm thì được nhập hộ khẩu nội đô Cả cơ quan soạn thảo lẫn cơ quan thẩm tra dự luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật cư trú đều thống nhất, sẽ quy định cần tạm trú liên tục trong 2 năm tại thành phố thì mới được nhập hộ khẩu vào nội đô (quận). Lượng người dồn về nội đô các thành phố trực thuộc TƯ quá...