Góp ý dự thảo Luật Đất đai: 7 giải pháp gỡ khó trong thu hồi đất
Nhằm bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của các quy định pháp luật, đề nghị sửa đổi toàn diện Điều 86 Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) quy định về việc thu hồi đất.
Ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP HCM
Điều 85, Điều 86 Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã “thể chế hoá” chủ trương của Nghị quyết số 18-NQ/TW và “luật hoá” khoản 3 Điều 54 Hiến pháp 2013 quy định về việc thu hồi đất phải công khai, minh bạch và được bồi thường theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, cần xây dựng nội hàm các điều trên nhằm bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của các quy định pháp luật, trong đó đề nghị sửa đổi, bổ sung Điều 86 Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).
Thứ nhất, xem xét lại khái niệm “dự án phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng” tại đoạn mở đầu Điều 86 Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) để đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất với khái niệm “dự án đầu tư”, “dự án đầu tư công”, “dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư” quy định tại Luật Đầu tư 2020, Luật Đầu tư công 2014, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020 và có tính kế thừa Điều 62 Luật Đất đai 2013.
Thứ hai, bổ sung trường hợp thu hồi đất đối với dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ.
Khoản 1 Điều 86 Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) quy định: “1. Dự án công trình đầu tư công hoặc dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư; dự án do Quốc hội chấp thuận chủ trương đầu tư; dự án công trình công cộng không nhằm mục đích kinh doanh”. Trong lúc, Điều 31 Luật Đầu tư 2020 quy định các dự án thuộc “Thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ”.
Video đang HOT
Do vậy, Hiệp hội đề nghị sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 86 Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) như sau: 1. Dự án công trình đầu tư công hoặc dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư; dự án do Quốc hội, Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư; dự án công trình công cộng không nhằm mục đích kinh doanh”.
Thứ ba, đề nghị giao Chính phủ quy định chi tiết thực hiện điểm c khoản 2 Điều 86 Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) về các loại “dự án xây dựng công trình phục vụ sinh hoạt chung của cộng đồng dân cư” để phù hợp với đặc điểm, phong tục, tập quán của từng vùng, miền, trong đó có đồng bào dân tộc thiểu số miền núi.
Thứ tư, đề nghị không quy định Nhà nước thu hồi đất “dự án xây dựng cơ sở tôn giáo”, mà nên để cho tổ chức tôn giáo thỏa thuận nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hoặc nhận tặng cho quyền sử dụng đất để “xây dựng cơ sở tôn giáo”.
Cần thống nhất các quy định liên quan đến thu hồi đất tại Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi và Luật Đầu tư
Thứ năm, đề nghị quy định rõ Nhà nước thu hồi đất “dự án xây dựng nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng nhằm mục đích kinh doanh” tại điểm d khoản 2 Điều 86 Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) thuộc trường hợp tạo quỹ đất để thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất.
Bởi thực tế hiện nay đã có những dự án hoa viên nghĩa trang với nhiều tiện ích, dịch vụ nhằm mục đích kinh doanh. Do đó, Hiệp hội đề nghị quy định rõ Nhà nước thu hồi đất “dự án xây dựng nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng nhằm mục đích kinh doanh” tại điểm d khoản 2 Điều 86 Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) thuộc trường hợp tạo quỹ đất để thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất.
Thứ sáu, đề nghị bỏ quy định thu hồi đất đối với dự án nhà ở thương mại sử dụng các loại đất không phải là đất ở do điểm h, điểm i khoản 2 Điều 86 Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã quy định thu hồi đất đối với dự án đô thị, dự án khu dân cư nông thôn, mà trong dự án đô thị, dự án khu dân cư nông thôn đã bao gồm nhà ở thương mại.
Thứ bảy, đề nghị xem xét lại khái niệm “dự án thu hồi đất để tạo quỹ đất” tại Điều 120 Dự thảo để đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất với khái niệm “dự án đầu tư”, “dự án đầu tư công”, “dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư” quy định tại Luật Đầu tư 2020, Luật Đầu tư công 2014, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020 (Luật PPP).
Chiến lược phát triển chuyên nghiệp, bền vững và hiệu quả của Phát Đạt
Công ty Cổ phần Phát triển Bất động sản Phát Đạt (PDR) liên tục đạt được sự tăng trưởng vững chắc về doanh thu, lợi nhuận, mà tâm điểm là Chiến lược Kỷ nguyên mới 2019 - 2023 với luỹ kế lợi nhuận trước thuế đạt 14.270 tỷ đồng.
PDR phát triển chuyên nghiệp toàn diện
Ernst & Young - đơn vị kiểm toán độc lập nằm trong top 4 thế giới cũng là đối tác lâu năm của PDR. Bên cạnh đó PDR đã lựa chọn đồng hành cùng nhà tư vấn hàng đầu quốc tế KPMG trong chiến lược tái cấu trúc doanh nghiệp, tư vấn doanh nghiệp và đầu tư công nghệ. Cụ thể vào đầu quý II/2022, PDR đã phối hợp cùng KPMG tổ chức Hội Thảo "Báo cáo khảo sát hiện trạng và rà soát tổng thể doanh nghiệp" nhằm đưa ra những giải pháp quản lý hiệu quả phù hợp với các mục tiêu chiến lược kinh doanh định hướng giai đoạn 2022 - 2025. Theo đại diện của KPMG, đây là một báo cáo đã được thực hiện khách quan, mở ra cơ hội mới cho PDR trong tiến trình thực hiện Chiến lược Kỷ nguyên mới 2019 - 2023.
KPMG đánh giá mô hình hoạt động PDR dựa trên 06 phương diện chủ yếu: Cung cấp dịch vụ, con người và tổ chức, quy trình chức năng, áp dụng công nghệ, thông tin và dữ liệu, quản trị và kiểm soát rủi ro. Đồng thời nhận diện và đưa ra một số hạn chế cùng các giải pháp để PDR chuẩn hóa các dịch vụ của mình theo tiêu chuẩn quốc tế một cách toàn diện.
Đồng hành cùng các công ty tư vấn, kiểm toán quốc tế như Ernst & Young và KPMG cho thấy chiến lược của PDR đang đi theo con đường phát triển chuyên nghiệp toàn diện cũng như đảm bảo thông tin tài chính luôn minh bạch, chính xác và kịp thời.
Định hướng phát triển bền vững
PDR khẳng định lựa chọn chiến lược phát triển bền vững bao gồm hai yếu tố: Phát triển Doanh nghiệp bền vững và Phát triển Sản phẩm bền vững.
PDR tập trung vào chiến lược tăng trưởng doanh thu bền vững. Cùng việc đồng hành với đơn vị phân phối chiến lược Danh Khôi nhằm đưa sản phẩm đến khách hàng một cách hiệu quả,PDR cũng từng bước tăng cường tính chủ động trong hoạt động kinh doanh. Cụ thể, PDR đã thành lập công ty phân phối PDRS với định hướng đem lại kết quả kinh doanh một cách linh hoạt và tạo dòng thu ngày càng hiệu quả. Bên cạnh đó, PDR đang tích cực mở rộng quỹ đất Bất động sản công nghiệp với tổng diện tích khu công nghiệp và nhà xưởng logistics hiện đạt 3.144 ha, đón đầu làn sóng dịch chuyển nhà máy của các tập đoàn sản xuất lớn trên thế giới vào Việt Nam.
Ngoài ra PDR đang áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế về xây dựng các công trình Xanh tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường và con người như LEED và Fit Well, nhằm đảm bảo mang lại trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng và hiệu quả cao hơn trong vận hành các công trình và các sản phẩm của PDR.
Tiếp tục đà tăng trưởng kinh doanh đạt hiệu quả cao
Chiến lược phát triển dự án nhằm đạt hiệu quả cao tiếp tục được PDR khẳng định rõ nét thông qua chỉ tiêu lợi nhuận hàng năm luôn tăng trưởng vượt trội. Lợi nhuận trước thuế giai đoạn 2019 - 2023 ước đạt tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm 51,8%.
Cụ thể, từ năm 2019 đến năm 2021, lợi nhuận trước thuế của PDR liên tục tăng từ 1.105 tỷ đồng (2019) lên 1.540 tỷ đồng (2020) và đạt được 2.344 tỷ đồng (2021). Trong năm 2022, PDR khẳng định lợi nhuận trước thuế sẽ tăng lên 3.635 tỷ đồng.
Hệ số sinh lời của PDR cũng tăng trưởng tốt trong giai đoạn 2019 - 2021 trên cơ sở cải thiện biên lợi nhuận, trong khi giữ tỷ lệ lợi nhuận trên vốn sở hữu cao hơn so với trung bình ngành. Điều này minh chứng PDR đang sở hữu cơ cấu tài chính lành mạnh khi tỷ lệ nợ vay/vốn chủ sở hữu của Phát Đạt thường xuyên được duy trì ở mức an toàn 0.3x-0.5x trong các năm gần đây, thấp hơn so với mức trung bình ngành bất động sản.
Các chỉ số tài chính khỏe mạnh hiện tại cho thấy Chiến lược Kỷ nguyên mới 2019 - 2023 sẽ tiếp tục bứt phá giới hạn. Cụ thể PDR có luỹ kế LNTT trong kế hoạch 2019 - 2023 ước đạt 14.270 tỷ đồng. Năm 2022 PDR hoàn toàn đầy đủ cơ sở để tự tin đạt mục tiêu kế hoạch lợi nhuận trước thuế 3.635 tỷ đồng, dựa trên nền tảng quỹ đất của Phát Đạt được đầu tư và phát triển ấn tượng trong các năm qua. PDR có quỹ đất đắc địa để phát triển khu đô thị kiểu mẫu & dòng sản phẩm căn hộ trung và cao cấp tại TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Định, Quảng Ngãi, Đà Nẵng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Phú Quốc và có kế hoạch mở rộng sang các khu vực Phú Yên, Khánh Hòa, Lâm Đồng và Đồng Nai. Theo số liệu đã công bố tại Đại hội đồng cổ đông 2022, tổng quỹ đất của Phát Đạt lên đến 7.404 ha bao gồm quỹ đất phát triển nhà ở và quỹ đất khu công nghiệp, khẳng định PDR tích lũy dư địa rất lớn cho sự phát triển chuyên nghiệp, bền vững và hiệu quả cao trong nhiều năm tới.
Với chiến lược phát triển theo định hướng chuyên nghiệp, bền vững và hiệu quả, PDR luôn nằm trong Top những nhà đầu tư bất động sản uy tín hàng đầu tại Việt Nam, Top 50 Doanh nghiệp Lợi nhuận Xuất sắc Việt Nam - PROFIT50 do Vietnam Report tổ chức. Đồng thời, tháng 10/2021, PDR cũng được đánh giá tín nhiệm 'B' cho triển vọng ổn định bởi tổ chức xếp hạng hàng đầu thế giới Fitch Ratings.
Gỡ vướng về quản lý đất đai - Bài cuối: Cần sửa đổi luật triệt để Hội nghị lần thứ 5, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII (tháng 5/2022) đã đạt được sự thống nhất cao về các giải pháp, chủ trương, định hướng tiếp tục đổi mới, hoàn thiện và tổ chức thực hiện tốt hơn nữa luật pháp, chính sách về đất đai. Theo đó, trước hết là cần sửa đổi, bổ sung Luật Đất...