“Gộp Tết tây với Tết ta” vì… hội nhập: Chuyên gia kinh tế nói gì?
Chuyên gia kinh tế – Tiến sĩ Nguyễn Minh Phong cho rằng, ý tưởng “ gộp Tết tây với Tết ta” là thiển cận và càng sai lầm nếu nói rằng mục tiêu vì hội nhập.
Ý tưởng “gộp Tết tây với Tết ta” là thiển cận và càng sai lầm nếu nói rằng mục tiêu vì hội nhập?
Câu chuyện về ý tưởng “gộp Tết tây với Tết ta” hay “bỏ Tết cổ truyền Nguyên Đán, sát nhập với Tết Dương lịch” đang gây tranh cãi trong dư luận. Đáng chú ý, trong số những lý do chính được những người có ý tưởng “gộp Tết tây với Tết ta” đưa ra là nhằm để hội nhập, tiết kiệm thời gian, tiền của cho doanh nghiệp, kinh tế đất nước…
Để có cái nhìn đa chiều hơn về ý tưởng này, PV có cuộc trao đổi với Chuyên gia kinh tế, TS Nguyễn Minh Phong.
Thưa ông, ông có nhận xét gì về ý tưởng “gộp Tết tây với Tết ta” được một số người đưa ra gần đây, nhất là có lý do liên quan đến kinh tế?
Đó chỉ là ý nghĩ đơn giản của một vài người hoặc một vài doanh nghiệp thôi. Đây là văn hóa, không thể gộp văn hóa Việt vào văn hóa nước ngoài được…!
Thứ hai là vấn đề thời tiết, không thể mang Tây bán cầu sang Đông bán cầu được. Thứ ba, Tết là quyền lợi, phúc lợi của người dân, xã hội… là động lực để phát triển kinh tế, xã hội, kết nối gia đình… vì những lý do đó nên tôi nghĩ không thể bỏ Tết cổ truyền.
Có nhiều ý kiến cho rằng, “gộp Tết tây với Tết ta” nhằm để hội nhập hay việc người Việt chúng ta đón Tết Nguyên đán cổ truyền không phù hợp với thời hội nhập, ông đánh giá thế nào?
Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc có một văn hóa riêng. Điều đơn giản nhất là Liên Hiệp Quốc họ cũng ủng hộ mỗi một quốc gia, mỗi một dân tộc có một văn hóa riêng, một ngôn ngữ riêng và ngay cả ngôn ngữ họ cũng không dùng tiếng Anh chung.
Tết cổ truyền là văn hóa riêng của dân tộc ta, tại sao lại đòi gộp văn hóa dân tộc ta vào văn hóa của phương Tây. Tôi thấy nói “gộp Tết tây với Tết ta” để hội nhập là hiểu sai lầm một cách căn bản về hội nhập. Hội nhập không phải là hòa tan, là đánh mất văn hóa.
Thưa ông, việc nghỉ Tết Nguyên đán cổ truyền liệu có ảnh hưởng đến nền kinh tế, đến các doanh nghiệp?
Bất kỳ cái gì cũng có hai mặt của nó. Nước nào ngày nghỉ Tết cũng phải có lương tháng 13, thưởng Tết và như vậy thì gộp cả Tết âm với Tết dương thì cũng thế thôi.
Video đang HOT
Còn về thời gian nghỉ Tết cổ truyền Nguyên đán kéo dài, nói như vậy chưa đúng bởi ai dám chắc là gộp vào thì sẽ nghỉ ít hơn (?).
Về chuyện lương bổng, những ngày nghỉ Tết doanh nghiệp phải trả cao, ai dám bảo gộp Tết ta vào Tết tây thì doanh nghiệp sẽ không phải trả lương cao. Hơn nữa, đó còn là chế độ cả một năm của người lao động… Doanh nghiệp cứ đãi ngộ tốt, trả lương cao thì có khi người lao động còn ở lại làm cả Tết.
Tết cổ truyền cũng là dịp tốt để phát triển nền kinh tế, nhất là du lịch.
Xin cảm ơn ông!
(Theo Người Đưa Tin)
Tận hưởng không khí Tết xưa giữa Sài Gòn hoa lệ
Hình ảnh những ông đồ, bà đồ bên nghiên bút viết thư pháp như "rồng bay phượng múa" càng làm không khí Tết thêm ấm áp.
Còn đúng 10 ngày nữa sẽ đến Tết cổ truyền, phố ông đồ ở Sài Gòn cũng nhộn nhịp người đến xin và cho chữ
Còn đúng 10 ngày nữa là đến Tết Đinh Dậu 2017, trên mọi con hẻm, phố phường của TP.HCM nơi nơi, nhà nhà đều rực rỡ sắc xuân kèm theo tiếng nhạc xuân rộn ràng. Những ngày qua, phố ông đồ khai trương tại trước nhà văn hóa Thanh Niên (đường Phạm Ngọc Thạch, quận 1) trở thành nơi thu hút người dân, du khách, nhất là giới trẻ đến tham quan, thưởng lãm và "xin" chữ.
Năm nay, phố ông Đồ được mở rộng sang đường Nguyễn Thị Minh Khai, quan sát cả phố ông đồ có hơn 50 gian hàng. Những ông đồ trẻ xen kẽ bên ông đồ già ngồi nhẫn nại cho chữ bên nghiên bút với những chữ Cha, Mẹ, chữ Tâm, chữ Hiếu... Những bà đồ cũng cho chữ không kém gì các ông đồ với những nét chữ đẹp hút hồn người thưởng lãm.
Bà đồ trẻ, Trần Lam cho biết, đa phần khách đến đây là các bạn trẻ và một số người lớn tuổi. Các bạn trẻ sau khi tham quan, chụp ảnh phố ông đồ thì xin chữ. Những cô, bác lớn tuổi thì đến thưởng lãm những hình ảnh đã quá vãng.
Hình ảnh "ng đồ bày mực, giấy đỏ bên phố đông người qua lại làm nhiều người nhớ về hình ảnh đã quá vãng
"Tôi tranh thủ đến đây để xin chữ để mang về nhà ở quê treo Tết. Tôi xin 4 chữ gồm: Cha, Mẹ, Nhẫn và Phúc. Lúc ở quê, tôi cũng thường theo ông nội lên chùa xin chữ, giờ gặp hình ảnh ở cho chữ Sài Gòn tôi thấy rất hay. Bao nhiêu ký ức về Tết xưa lại ùa về, lòng tôi xốn xang muốn về nhà để gặp gia đình liền. 28 Tết này tôi sẽ về, cả gia đình lại sum họp", anh Trần Long Hải (40 tuổi) quê Quảng Ngãi nói.
Trong những ngày giáp Tết, tại phố ông đồ nhộn nhịp, nhiều gia đình đến xin chữ, những người trung niên đến xin chữ, đôi lứa tay trong tay đến xin chữ tạo nên hình ảnh đẹp ở trung tâm thành phố. Sài Gòn ngày cuối năm, mọi người tất bậc chuẩn bị đón Tết, "phố ông Đồ" cũng tất bậc không kém nhằm tô điểm thêm cho cho thành phố như một nét văn hóa đẹp ngày xuân.
Những ông đồ trẻ xen kẽ bên ông đồ già ngồi nhẫn nại cho chữ bên nghiên bút với những chữ Cha, Mẹ, chữ Tâm, chữ Hiếu...
Những ông đồ, bà đồ trẻ cũng hút hồn người xem khi nét chữ điêu luyện
"Công nghệ thời ông đồ hiện đại", máy sấy làm làm mực nhanh khô.
Nhiều người trung niên tìm đến đây để xin chữ.
Bên cạnh cho chữ, ở phố ông đồ còn có những mặt hàng lưu niệm
Theo các ông đồ, những chữ được nhiều người đến xin nhất là Cha, Mẹ, Hiếu....
Thiếu nữ chụp ảnh bên những bức thư pháp, những chữ vừa được xin ở phố ông đồ
Cô gái tạo dáng trước nhành mai vàng ở phố ông đồ
Các bạn trẻ sau khi tham quan, chụp ảnh phố ông đồ thì xin chữ.
Theo Danviet
Ngắm "bức tranh" sắc màu trên những ruộng hoa Tết ở Sài Gòn Sắc đỏ thắm của hoa màu gà, vàng của hoa cúc trên các ruộng hoa ở Sài Gòn báo hiệu mùa xuân đang về rất gần. Sắc đỏ thắm của hoa màu gà trên các ruộng hoa ở Sài Gòn báo hiệu mùa xuân đang về rất gần. Còn hơn 10 ngày nữa sẽ đến Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017, trên khắp...