Góp sức giải tỏa những “điểm nóng”
Những ngày xảy ra hiện tượng cá biển chết trên diện rộng ở miền Trung, gọi điện cho bất kỳ lãnh đạo nào ở Hội ND tỉnh Quảng Bình, phóng viên đều nhận được những câu trả lời, khi thì “tôi đang ở Cảnh Dương đây anh”, lúc khác “tôi đang ở Hải Ninh rồi”. Đó là những vùng ngư dân bị thiệt hại nặng vì cá biển chết.
LTS: Trước hiện tượng cá biển chết tại miền Trung, hạn hán tại khu vực Tây Nguyên, ô nhiễm môi trường và nhiều vụ việc nóng khác, các cấp Hội Nông dân (ND) từ Trung ương đến cấp xã đã vào cuộc rất sớm hỗ trợ ngư dân. Những hành động kịp thời này là chỗ dựa kịp thời, giúp hội viên, nông – ngư dân vững tin vượt qua khó khăn. NTNN thực hiện chuyên đề “ Góp sức giải toả những điểm nóng” giúp độc giả có thêm góc nhìn toàn cảnh về vấn đề này.
Vì hội viên, “quên” nghỉ lễ
Gần một tháng qua, tình trạng cá biển ven bờ chết bất thường đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân, đặc biệt là các hộ ngư dân. Trước tình hình đó, các cấp Hội ND ở Quảng Bình đã nhanh chóng vào cuộc giúp ngư dân vơi bớt những khó khăn…
Ông Lê Công Toán – Chủ tịch Hội ND tỉnh Quảng Bình thăm hỏi, động viên, tặng quà cho ngư dân xã Đức Trạch ( Bố Trạch). Ảnh: Phan Phương
“Hơn lúc nào hết, ngư dân rất cần những sẻ chia, những lời động viên từ những người làm công tác hội-nơi mà nhiều năm qua họ đã gửi gắm niềm tin bằng việc tham gia với tư cách là hội viên. Nhận thức được điều này, ngay từ những ngày đầu có hiện tượng cá chết, chúng tôi đã phân công nhau về tận các làng biển, cảng cá để nắm bắt tình hình, thăm hỏi, hỗ trợ những phần quà nhỏ nhằm động viên ngư dân ổn định tư tưởng, thêm vững tâm để vượt qua những khó khăn trước mắt… Sự có mặt kịp thời và những lời động viên, chia sẻ chân tình của chúng tôi đã góp phần giúp ngư dân ổn định tâm lý, vơi bớt “nước mắt”…”- bà Hoàng Thị Hà – Phó Chủ tịch Hội ND Quảng Bình bày tỏ.
Không chỉ có những lời động viên chân thành, Hội ND Quảng Bình đã chủ động cử cán bộ trực tiếp tham gia cùng các cơ quan chức năng giúp đỡ ngư dân tiêu thụ sản phẩm tại các cảng cá. Tại những xã biển, nơi có số hộ ngư dân bị thiệt hại lớn, gần một tháng nay, các chủ tịch Hội ND cơ sở như ông Lê Thanh Hà (xã Thanh Trạch), Trương Công Hoạt (xã Đức Trạch); Hồ Đức Ngọc (xã Nhân Trạch) của huyện Bố Trạch và ông Nguyễn Thanh Bình – Chủ tịch Hội ND xã Bảo Ninh (TP.Đồng Hới)… chưa nghỉ ngày nào dù đó là ngày lễ 30.4-1.5, hay thứ Bảy, Chủ nhật.
Video đang HOT
Chủ tịch Hội ND các xã đã chủ động phối hợp chính quyền và các cơ quan chức năng rà soát, thống kê thiệt hại; cấp phát gạo và các khoản hỗ trợ của tỉnh và các tổ chức đến tay ngư dân nhanh nhất, không để một hộ ngư dân nào bị đói trong thời điểm khó khăn. Các cán bộ Hội ND cũng túc trực ở các cảng cá lớn như Nhật Lệ, Cảng Gianh… tham gia cùng các lực lượng phối hợp đón tàu cá đánh bắt xa bờ của ngư dân cập cảng, hướng dẫn ngư dân làm các thủ tục chứng nhận hải sản an toàn, giúp tiêu thụ sản phẩm…
Hơn lúc nào hết, thời điểm này ngư dân chúng tôi rất cần sự hỗ trợ về vật chất và tinh thần từ các cấp lãnh đạo, ban, ngành, đoàn thể. Những ngày này với sự có mặt của lãnh đạo Hội ND từ cấp tỉnh đến cấp xã ở những “điểm nóng” đã làm chúng tôi cảm thấy ấm lòng hơn”.
Ngư dân Nguyễn Nhật Linh, xã Bảo Ninh
Chủ động gánh vác trách nhiệm
Ông Lê Công Toán – Chủ tịch Hội ND Quảng Bình cho biết, ngay khi có hiện tượng cá chết xảy ra, Hội ND Quảng Bình đã nắm bắt và có ngay những con số thống kê cụ thể về số xã, số người, tàu thuyền cũng như hộ dịch vụ nghề biển bị ảnh hưởng. Qua đó, cùng các ngành, Hội ND tỉnh tham mưu cho Tỉnh ủy và UBND tỉnh Quảng Bình nắm bắt được những thiệt hại cụ thể và có những chính sách hỗ trợ trước mắt cho ngư dân.
Hội ND tỉnh cũng đã ra thư kêu gọi cán bộ, viên chức trong hệ thống Hội ND, các chủ trang trại, doanh nghiệp và ND sản xuất kinh doanh giỏi trên địa bàn tỉnh chung tay ủng hộ ngư dân ổn định cuộc sống. Bước đầu, Hội đã trích một phần kinh phí hoạt động thường xuyên và đóng góp của cán bộ cơ quan tỉnh Hội để tặng quà cho những hộ ngư dân khó khăn với số tiền 45 triệu đồng…
Bên cạnh đó, các cấp Hội ND Quảng Bình đã chủ động tổ chức phổ biến các chính sách hỗ trợ của Chính phủ, của tỉnh về cơ cấu lại thời hạn trả nợ gốc, miễn, giảm lãi đối với các khoản vay của ngư dân tại các ngân hàng, tổ chức tín dụng để bà con yên tâm. Hội ND tỉnh cũng tham mưu cho các cơ quan cấp trên ưu tiên các nguồn vốn để hộ ngư dân ở vùng biển bãi ngang vay chuyển đổi nghề đánh bắt sang ngành nghề khác trong khi không thực hiện được việc đánh bắt gần bờ…
Hội Nông dân hỗ trợ kịp thời Sự việc thủy – hải sản, cá nuôi lồng bè, ngao của của người dân Kỳ Hà chết đột ngột như vừa rồi là rất bất thường. Gia đình tôi nuôi 1,6ha ngao, chỉ còn chưa đầy 1 tháng nữa là được thu hoạch thì bỗng dưng chết trắng bãi, thiệt hại trên 500 triệu đồng. Trong lúc người nuôi trồng hải sản như chúng tôi đang rất khó khăn phải bỏ khoản tiền lớn chi cho việc thu dọn để chuẩn bị khôi phục sản xuất thì được Hội ND vận động cán bộ hội, hội viên giúp sức. Chỉ trong 2 ngày, hàng chục tấn vỏ ngao chết đã được đưa lên khỏi bãi triều. Sự vào cuộc động viên, chia sẻ của cán bộ, hội viên Hội ND rất đáng quý, giúp chúng tôi ổn định tinh thần, vững tin vượt khó. Ông Nguyễn Xuân Phương (xã Kỳ Hà, thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh). Gần 250 tàu thuyền đã ra khơi trở lại 1 tháng nay Hội ND xã đã bám sát bà con ngư dân, kịp thời đề xuất, tháo gỡ khó khăn, ổn định cuộc sống sau thiệt hại nặng nề từ hải sản chết bất thường. Khi xảy ra sự việc, Hội ND xã Kỳ Hà đã trực tiếp phối hợp vận động hơn 100 cán bộ, hội viên về bãi triều hơn 6ha của xã để giúp dân thu dọn hàng trăm tấn vỏ ngao chết. Ở Kỳ Hà người dân chủ yếu làm nghề đi biển. Hiện nay cả xã hơn 300 tàu thuyền nhưng do ảnh hưởng của việc cá chết nên người dân không đi biển được. Trước tình hình đó Hội ND xã đã về các thôn nắm bắt tình hình, tâm tư của ngư dân để đề xuất giải pháp tháo gỡ khó khăn của bà con lên xã, thị xã và tỉnh, giúp ổn định tư tưởng. Đến nay đã có gần 250 tàu thuyền ra khơi đánh bắt hải sản trở lại, hơn 700 hộ dân chủ yếu làm muối đã quay lại đồng sản xuất…”. Ông Lê Tiến Sỹ – Chủ tịch Hội ND xã Kỳ Hà, thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh)
Theo Danviet
Sống bất an trong những căn nhà chờ sập
Hơn 20 năm qua, 32 hộ dân tại tổ 15, thôn 3, xã Thiện Hưng, H.Bù Đốp (Bình Phước) phải chịu cảnh sống thấp thỏm trong những căn nhà sập xệ, dột nát và có nguy cơ đổ sập bất cứ lúc nào.
Bà Phan Thị Thủy lo lắng căn nhà dột nát có nguy cơ đổ sập bất cứ lúc nào - Ảnh: B.L
Theo phản ánh của các hộ dân, trong các năm 1988 - 1990, UBND xã Thiện Hưng cấp đất trong khu vực quân sự cho 3 hộ dân gồm: ông Lâm Tấn Ngộ, Nguyễn Đình Phước, Nguyễn Văn Bình với diện tích khoảng 6.000 m2. Từ đó đến nay, 3 hộ này đã sang nhượng cho khoảng 32 hộ khác xây cất nhà để ở. Năm 1996, chính quyền địa phương có thông báo khu vực này được quy hoạch đất quốc phòng, đồng thời yêu cầu các hộ dân tại đây phải di dời chỗ ở, trả lại đất cho quân đội. Từ đó đến nay, người dân gửi đơn khiếu nại khắp nơi nhưng vẫn chưa được giải quyết.
Bà Phan Thị Thủy (69 tuổi) nói: "Gia đình tôi sống ở đây từ năm 1990. Căn nhà nhỏ làm bằng gỗ, trải qua mấy chục năm đến nay ọp ẹp, xuống cấp. Đất không được cấp giấy, nhà không được xây dựng, sống cứ nơm nớp lo sợ nhà bị sập mà không biết tính sao". Ông Võ Quý (44 tuổi) bức xúc cho hay vợ chồng ông ở đây từ lúc còn trẻ, nay con cái lập gia đình sinh con rồi vẫn phải ở trong căn nhà sập xệ. "Sửa chữa thì họ đòi giấy phép xây dựng, mà đất như vậy làm sao có giấy", ông Quý ngao ngán.
Ông Nguyễn Văn Giàu (người đại diện cho 32 hộ dân tổ 15) bức xúc: "Mấy chục năm chúng tôi đi khiếu kiện khắp nơi. Cơ quan chức năng cứ đẩy tới đẩy lui hoài mà không thấy giải quyết gì cả. Bây giờ bà con muốn biết chính quyền sẽ cho người dân ở lại hay giải tỏa trả đất cho quốc phòng. Nếu cho ở lại thì cấp giấy tờ, còn giải tỏa thì hỗ trợ, đền bù cho chúng tôi. Chứ cứ sống thấp thỏm trong những căn nhà chờ sập thế này thì bất an lắm".
Chưa có kinh phí giải tỏa
Quyết định 598/QĐ-UB ngày 12.4.2002 của UBND tỉnh Bình Phước cho biết năm 1995, UBND tỉnh Sông Bé (cũ) thuận quy hoạch đất quốc phòng tại khu vực đồi chi khu Bù Đốp. Vị trí khu quân sự này đã được Quân khu 7 tổng hợp báo cáo lên Bộ Quốc phòng. Đây là vị trí hạng mục công trình quân sự "SBI", là hướng tác chiến chính của khu vực quân sự. Năm 1996, UBND xã Thiện Hưng ra thông báo giải tỏa, không đền bù tại khu vực đồi chi khu Bù Đốp vì đây là khu vực quân sự. Từ đó các hộ dân khiếu nại đến các cấp có thẩm quyền. Ngày 26.6.2001, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Bình Phước có công văn gửi UBND H.Lộc Ninh kiến nghị UBND H.Lộc Ninh không cấp sổ đỏ cho 32 hộ dân nói trên vì xây dựng trong đất quốc phòng.
Theo Quyết định 598, việc UBND xã Thiện Hưng cấp đất cho các ông Ngộ, Bình và Phước là trái thẩm quyền. Dù được thông báo là đất quy hoạch quốc phòng, khu vực quân sự nhưng các hộ vẫn sang nhượng và dựng nhà ở trái phép. Do vậy việc đề nghị cấp sổ đỏ là không đủ cơ sở để giải quyết.
UBND tỉnh Bình Phước giao chính quyền địa phương vận động, giải thích để các hộ ra khỏi khu vực quy hoạch đất quốc phòng. Đồng thời xem xét các hộ dân thực sự khó khăn về đất ở, quy hoạch một khu vực nhằm giải quyết đất ở cho các hộ để ổn định cuộc sống.
Trao đổi về việc giải quyết đất ở cho 32 hộ dân xã Thiện Hưng, ông Vũ Văn Hiếu, Trưởng phòng TN-MT H.Bù Đốp, cho hay các hộ dân ở đây sẽ được giải tỏa và di dời về khu tái định cư (KTĐC) mới.
"KTĐC ở gần bến xe mới của huyện, khu vực này hiện nay đã được san lấp mặt bằng, làm đường nhựa. Các hộ tái định cư được bố trí ở vị trí mặt tiền đường đi lên H.Bù Đốp rất thuận lợi. Khi lập quy hoạch, hồ sơ, dự án KTĐC đã thông báo rộng rãi đến bà con. Các hộ dân ở đây sẽ được giải tỏa và đền bù theo quyết định của UBND tỉnh. Khó khăn hiện nay là chưa bố trí được nguồn ngân sách để thực hiện việc đền bù, hỗ trợ di dời các hộ về KTĐC", ông Hiếu nói.
Bạch Long
Theo Thanhnien
Giải tỏa vi phạm hành lang thoát lũ: Khó vì... thiếu quyết liệt! Bảo đảm an toàn công trình đê điều, thủy lợi, thông thoáng dòng chảy... là giải pháp quan trọng để chủ động đối phó với mưa lũ. Tuy nhiên, tiến độ thực hiện công tác xử lý, giải tỏa vi phạm về bãi chứa trung chuyển vật liệu xây dựng ven sông diễn ra rất chậm, đòi hỏi có sự vào cuộc quyết...