Góp phần làm đẹp thêm hình ảnh Thủ đô
Trong công tác phòng, chống dịch Covid-19, bên cạnh những cán bộ, nhân viên y tế, chiến sĩ công an, quân đội…, các tình nguyện viên phiên dịch tại các khu cách ly tập trung cũng đóng góp một phần không nhỏ, làm đẹp thêm hình ảnh người Hà Nội nói riêng, đất nước Việt Nam nói chung trong mắt bạn bè quốc tế.
Tuổi trẻ Thủ đô hỗ trợ tiếp nhận đồ dùng thiết yếu cho người dân tại khu cách ly Pháp Vân – Tứ Hiệp.
Thực hiện chính sách cách ly những người nhập cảnh vào Việt Nam, trong đó có nhiều người nước ngoài, tại các khu cách ly tập trung của thành phố rất cần những phiên dịch viên để giúp người nước ngoài hiểu và chấp hành công tác phòng, chống dịch. Trước yêu cầu này, Sở Ngoại vụ Hà Nội gửi công văn sang Sở Du lịch, nhờ tìm tình nguyện viên làm phiên dịch.
Sau khi Sở Du lịch Hà Nội đăng thông báo, đã có khoảng 100 người đăng ký tham gia. Sở Ngoại vụ đã chọn năm bạn trẻ là phiên dịch viên tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Hàn Quốc và phân công về các khu cách ly tập trung của thành phố ở Trường Quân sự Sơn Tây; Bệnh viện Công an thành phố; khu nhà ở sinh viên Pháp Vân – Tứ Hiệp (quận Hoàng Mai).
Tại khu cách ly tại Bệnh viện Công an thành phố, Phạm Thị Huệ (30 tuổi, phiên dịch tiếng Hàn Quốc) cho biết: “Là hướng dẫn viên du lịch, dịp này em khá nhàn vì ít việc. Khi nhận được thông tin của Sở Ngoại vụ về việc cần tìm phiên dịch cho các khu cách ly, em đã đăng ký trước rồi mới báo cho bố mẹ”. Ở khu cách ly tập trung tại Bệnh viện Công an thành phố, công việc của Huệ là phiên dịch, giải thích chính sách chống dịch cho người Hàn Quốc khi họ làm thủ tục đăng ký tại khu cách ly. Sau đó, khi y tá, bác sĩ kiểm tra sức khỏe, đo thân nhiệt cho những đối tượng này, Huệ lại đi cùng để giải thích cho mọi người hiểu, hợp tác.
oàn Xuân Hiệp, 30 tuổi, hướng dẫn viên du lịch, được phân công làm phiên dịch tiếng Anh tại khu cách ly tập trung ở khu Pháp Vân – Tứ Hiệp từ ngày 19-3. Nhiệm vụ chủ yếu của Hiệp là hỗ trợ lực lượng dân quân, bộ đội làm thủ tục cho người cách ly nhận phòng, hỗ trợ giải quyết đề xuất của công dân nước ngoài.
Vừa bắc cầu nối về ngôn ngữ, các tình nguyện viên còn động viên, chia sẻ với hành khách trong khu cách ly để họ vơi đi những nỗi niềm riêng. Trong những ngày công tác tại đây, có một câu chuyện khiến Hiệp nhớ mãi. Cô Việt kiều 60 tuổi, không nói được tiếng Việt, từ Mỹ về Việt Nam vào ngày 18-3 để chăm bố bị ung thư giai đoạn cuối tại Huế. Tuy nhiên, khi về nước, vì phải cách ly y tế tập trung 14 ngày, cho nên cô ấy không thể về thăm bố được.
Video đang HOT
Trong thời gian cô đang cách ly thì nhận được tin báo bố mất. Mọi người an ủi, chia buồn, thì cô ấy cho biết, cô rất hiểu và không phàn nàn về các biện pháp phòng, chống dịch của Việt Nam.
ào Thị Phương Anh, 31 tuổi, hướng dẫn viên du lịch tại Hà Nội cũng có nhiều kỷ niệm đáng nhớ trong chuyến công tác đặc biệt này. Thời điểm Phương Anh vào nhận nhiệm vụ cũng là lúc ở khu cách ly có một số người nước ngoài lúc đầu có thái độ không hợp tác. “Em giải thích cho họ đây là quy định của Việt Nam.
Bất kỳ ai ở vùng dịch khi vào Việt Nam đều phải cách ly 14 ngày. Em cũng nói, việc cách ly là để phòng dịch cho bản thân và cộng đồng. Sau khi được giải thích, mọi người hiểu và vui vẻ hợp tác”, Phương Anh chia sẻ và cho chúng tôi xem một lá thư của anh Pô-e, quốc tịch Ba Lan. Thư viết: “ây là lần thứ tư tôi tới Việt Nam. Tôi rất ấn tượng với cách mà Chính phủ Việt Nam đối mặt với dịch bệnh. Chân thành cảm ơn các bạn vì đã chăm sóc chúng tôi. Các bạn có thể tự hào vì cách đất nước các bạn đã đối phó dịch bệnh, mặc cho tiềm lực tài chính còn hạn chế. Tôi yêu tất cả các bạn, yêu con người Việt Nam”.
Phương Anh cho biết: Sau khi gửi đơn đăng ký tình nguyện phiên dịch cho khu cách ly tập trung vào tối hôm trước thì sáng sớm hôm sau cô lên đường. Hành trang bước vào cuộc chiến chống Covid-19 của Phương Anh là nước xịt rửa tay, dung dịch rửa tay, nước súc họng, xà-phòng diệt khuẩn… Với tinh thần phấn chấn, Phương Anh nhanh chóng nhập cuộc, thực hiện nhiệm vụ phiên dịch tiếng Anh, Tây Ban Nha, hỗ trợ các nhân viên y tế, các lực lượng quân đội, an ninh tại khu cách ly tập trung Trường Quân sự Sơn Tây rất nhanh chóng.
Mang ý thức trách nhiệm với cộng đồng, những bạn trẻ đã và đang đóng góp không nhỏ công sức cho công tác phòng, chống dịch của TP Hà Nội, làm đẹp thêm hình ảnh của Thủ đô nói riêng, đất nước Việt Nam nói chung trong mắt bạn bè quốc tế.
Mai Thanh
Chuyện về những bác sĩ ở khu cách ly tập trung
Đã mấy tháng trời, kể từ ngày dịch bệnh Covid-19 xuất hiện và ngày càng diễn biến khó lường, đội ngũ y, bác sĩ Bệnh viện (BV) Đa khoa huyện Chương Mỹ, Hà Nội vẫn ngày đêm nỗ lực trong công tác chăm sóc sức khỏe cho các bệnh nhân nói chung và công dân ở các khu cách ly tập trung nói riêng.
Những ngày không thể quên
Dù vận những bộ đồ bảo hộ kín mít, khó thở, dù không được về thăm nom gia đình, những chiến sĩ áo trắng ấy luôn dành trọn tâm sức chăm sóc cho người bệnh. Những hy sinh thầm lặng, sự tận tụy, nhiệt thành của họ khiến ai nấy đều cảm phục.
Lời bộc bạch của bác sĩ Trương Bá Tứ - Phó trưởng Khoa Phẫu thuật - Gây mê hồi sức (BV Đa khoa huyện Chương Mỹ), vừa hoàn thành nhiệm vụ trở về từ khu cách ly tập trung công dân về từ Hàn Quốc tại Tiểu đoàn 14, 15 Sư đoàn 308 khiến nhiều người không khỏi nghẹn ngào: "Quãng thời gian 14 ngày làm nhiệm vụ là những ngày khó quên. Gần 300 công dân cách ly tại đây đều có kết quả âm tính, hoàn thành cách ly. Vui nhất là đội ngũ làm nhiệm vụ được về với gia đình an toàn".
Bác sĩ Hoàng Triệu Gia khám sức khỏe cho công dân tại một khu cách ly tập trung do Bộ Tư lệnh Thủ đô quản lý.
Còn bác sĩ Hoàng Gia Triệu - Khoa Ngoại (BV Đa khoa Chương Mỹ) cũng vừa trở về sau khi làm nhiệm vụ tại khu cách ly tập trung cho biết, đây là thời gian khó quên đối với bản thân anh. Anh cùng các đồng nghiệp được điều động đột xuất làm nhiệm vụ tại Trung đoàn 59, Sư đoàn 301, nơi cách ly 150 công dân Việt Nam trở về từ châu Âu.
Thời gian lên đường làm nhiệm vụ gấp gáp, đến đơn vị đã chập tối, không kịp ăn uống gì, cả đoàn đã phải mặc bảo hộ, bắt tay ngay vào công việc chuẩn bị để sẵn sàng tiếp nhận người dân về cách ly. Chỉ một ca có biểu hiện sốt thì cả đội ngũ phải thức trắng đêm túc trực.
Trong số các công dân cách ly có một ca là du học sinh trở về từ Anh dương tính đã chuyển lên BV Bệnh Nhiệt đới T.Ư nên các y, bác sĩ sau khi hoàn thành nhiệm vụ trở về đã phải cách ly 14 ngày tại BV, sau đó lại tiếp tục tự cách ly tại nhà 1 tuần.
Sẵn sàng mọi tình huống chống dịch
Hiện tại, BV Đa khoa huyện Chương Mỹ có 1 tổ gồm 4 y, bác sĩ đang tiếp tục thực hiện nhiệm vụ ở khu cách ly tập trung tại Tiểu đoàn 14, 15 Sư đoàn 308 với gần 250 công dân. Trong đó, gồm 8 người trở về từ Mỹ, đa phần từ Nhật Bản về, có nhiều phụ nữ đang mang thai và 7 trẻ em.
Điều dưỡng Trần Công Đức là một trong số thành viên của tổ làm nhiệm vụ tại khu cách ly chia sẻ, "giặc" Covid-19 ẩn dật khó lường nên vai trò của những người lính áo trắng vô cùng quan trọng. Không chỉ những y, bác sĩ tại các khu cách ly, mà đến cả những y, bác sĩ túc trực tại BV mỗi ngày cũng luôn hết lòng vì công việc, không nề hà ngại khó, sợ khổ và muôn vàn mối nguy lây nhiễm.
Bác sĩ Nguyễn Thị Hảo - Phó trưởng Khoa Hồi sức cấp cứu (BV Đa khoa huyện Chương Mỹ), phụ trách phòng cấp cứu của BV hàng ngày khám cấp cứu cho 50 - 60 bệnh nhân, sàng lọc ca nguy cơ nhiễm Covid-19 để chuyển vào phòng khám cách ly. Chị cho rằng, công việc của các y, bác sĩ tại đây, dù vất vả nhưng "vẫn chưa thấm vào đâu so với áp lực của các đồng nghiệp tuyến trên".
Tính đến nay, BV Đa khoa huyện Chương Mỹ có 4 đợt điều động cán bộ nhân viên làm nhiệm vụ tại các khu cách ly tập trung. Trong giai đoạn này, BV vẫn luôn trong tư thế sẵn sàng đối với mọi tình huống có thể xảy ra. Tại BV đảm bảo duy trì công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân, đồng thời, có 6 tổ, mỗi tổ 5 y, bác sĩ thay phiên nhau theo dõi sức khỏe công dân là trường hợp F1 tại khu cách ly của BV.
Công việc dù khó khăn vất vả, những bữa cơm ăn vội, những giấc ngủ qua loa nhưng không ai nản chí. Tất cả đều nỗ lực, cố gắng làm hết trách nhiệm của người thầy thuốc, mong sớm đẩy lùi dịch bệnh, đất nước được bình yên.
Bài, ảnh: Hà Tường
Tuổi trẻ Hội An chung tay phòng, chống dịch Covid-19 Với những hành động thiết thực như tặng khẩu trang, nước sát khuẩn miễn phí, hỗ trợ người dân khai báo y tế... Thành đoàn Hội An đã góp phần cùng thành phố phòng, chống dịch Covid-19. Anh Hồ Khá - Bí thư Thành đoàn Hội An - cho biết, thời gian qua Thành đoàn Hội An đã ra quân hơn 30 đợt...