Góp nhặt chuyện sao ngày 08/11
Chuyện của sao ngày 08/11.
1. Bồ Casillas không muốn con theo tên bố
Tại dạ tiệc kỷ niệm 20 năm ra đờithương hiệu Woman’s Secret, Sara Carbonero đã bật mí rằng cô không muốn đặt tên con trai đầu lòng là Iker theo tên của thủ thành Iker Casillas. Đây là điều mà bố mẹ của Casillas mong muốn nhưng cô nàng vẫn không đồng ý.
Sao Barca và Milan. Ảnh: Internet
2. Sao Hertha bị phạt vì chống đối cảnh sát
Tiền vệ Ronny đã có hành vi chống đối không chocảnh sát kiểm tra nồng độ cồnkhi lái chiếc Audi Q7 lạng lách trên đường phố Berlin. Cầu thủ người Brazil đang phải đối mặt với án phạt lên tới 44.000 euro vì hành vi này.
3. Giannina bảo vệ “El Kun”
Gianninanói rằng bố của cô, Maradona khôngchửi bớichàng rể cũ”Kun” Aguero là “kẻ hèn nhát” mà đối tượng là một người khác. Cô đang tận hưởng kỳ nghỉ lãng mạn của mình bên người tình mới Lucho Strassera tại Dubai.
4. Morrison mua xe tặng mẹ
Chàng tiền vệ 20 tuổi của West Ham đã tặng mẹ của mình một chiếc xe Mercedes mới toanh trị giá 44.000 bảng thay lời cảm ơn của mình tới bà.Hồi ở M.U, Ravel Morrison vẫn bị mang tiếng là một “siêu quậy” nhưng thật sự anh có một tấm lòng trắc ẩn quý báu.
5. Sao Barca và Milan tụ hội
Thủ thành Pinto đã đăng bức ảnh bên ngoài phòng thay đồ sau trận đấu lượt về vòng bảng CL với sự góp mặt của các ngôi sao như Neymar, Alex Song, Mario Balotelli lên tài khoản Instagram của mình.
Theo VNE
Vì sao nước Anh sở hữu nhiều "bad boy"
Từ Paul Gascoigne, Stan Collymore, Joey Barton cho tới Andy Carroll, Ravel Morrison... Trải qua bao thế hệ cầu thủ, nước Anh chưa bao giờ thiếu những cầu thủ với cá tính "siêu dị" và ưa nổi loạn. Nhưng nguyên nhân vì sao xứ Sương mù lại sản sinh ra nhiều "bad boy" đến như thế?
Clarke Carlisle, cựu "ngôi sao" của đội bóng hạng 3 Northampton Town và nay là chủ tịch Hiệp hội cầu thủ chuyên nghiệp Anh (PFA) từng có nhận xét cũng khá đáng lưu tâm về chuyện "bad boy - cầu thủ": "Người ta cứ nghĩ chúng tôi chỉ ra sân, đá quả bóng và chạy, đó là tất cả những gì một cầu thủ có thể làm. Chẳng ai cho rằng cầu thủ cũng là người, cũng có trí tuệ, cũng có khả năng diễn thuyết. Nhiều người trong chúng tôi có khả năng ấy. Vấn đề ở chỗ, họ chỉ đánh giá cầu thủ qua những cuộc phỏng vấn trước báo chí. Điều đó không công bằng. Mọi vận động viên khi đã trải qua 90 phút thi đấu sẽ luôn vào phòng họp báo với tình trạng không hề ổn. Trong đầu họ chỉ toàn andrenaline và điều đó khiến họ gặp khó khăn để diễn đạt ý kiến".
Tất nhiên, những gì Carlisle chia sẻ chỉ giải thích được phần nhỏ của vấn đề. Ngoài những buổi họp báo "điên rồ", Joey Barton làm sao có thể mang theo cả andrenaline tới sân tập để chọc điếu thuốc vào mắt đồng đội, hay chẳng lẽ Ravel Morrison vừa thi đấu xong liền về nhà hành hung bạn gái?! Nguyên nhân tất nhiên không đơn giản như vị chủ tịch PFA tâm sự.
Điều đầu tiên cần đề cập đến là đặc trưng của xã hội Anh quốc. Đất nước bên bờ biển Manche là cái nôi của công nghiệp, với hệ thống thuộc địa vô cùng rộng lớn. Hơn thế, là nước có đông người nhập cư bậc nhất thế giới (7,8 triệu người - năm 2013), chỉ sau Mỹ, Nga, Đức và Ả-rập Saudi, chẳng ngạc nhiên khi quốc gia nổi tiếng với câu "Mặt trời không bao giờ lặn trên đất Anh" này có môi trường xã hội vô cùng phức tạp. Nạn phân biệt chủng tộc và bạo lực xảy ra thường xuyên như "cơm bữa".
Trong môi trường ấy, những đứa trẻ sinh ra khó có thể tránh khỏi nguy cơ bị tác động mạnh tới tính cách. Và như mọi quốc gia khác, để hy vọng đổi đời, những cậu bé sống ở "khu ổ chuột" thường là những người tìm thấy tương lai trong trái bóng. Họ có thể có tài năng thực sự, có thể trở thành những cầu thủ nổi tiếng, nhưng bản chất bạo lực và hoang dã khi còn nhỏ thì không thể thay đổi. Và "bad boy" ra đời...
Tất nhiên, không phải mọi cầu thủ "trái tính trái nết" đều xuất thân theo cách ấy. Đa phần những gia đình có điều kiện hơn đưa con cái vào những hệ thống đào tạo trẻ của các CLB. Tại đây, các đội bóng đầu tư cơ sở vật chất khá cẩn thận, họ rèn luyện bóng đá cho trẻ em và "kiêm" luôn việc dạy văn hóa. Nhưng tất nhiên, chơi bóng là chính và văn hóa chỉ là phụ, có cũng được, không có cũng xong. Tài năng như Wayne Rooney thì có lẽ cũng chẳng cần biết tính căn bậc hai vẫn được lên lớp. Những trường hợp như Frank Lampard với khả năng nói tiếng Latin trôi chảy, Mikel Arteta "làu làu" 7 ngôn ngữ hay Juan Mata đang thi văn bằng hai... có lẽ không nhiều trong giới "quần đùi áo số".
Ngoài ra, nguyên nhân thứ 3 khiến tình trạng "bad boy" lan rộng trong bóng đá Anh là bởi sự dễ dãi của các đội bóng, các HLV và các ông chủ, đặc biệt với những ngôi sao. Họ cần thành tích hơn cả, và hình ảnh CLB có bị ngôi sao ấy "dìm" 1 chút thì cũng chẳng sao. Miễn là anh ta vẫn đều đều ra sân và tỏa sáng, anh ta sẽ luôn luôn được nâng niu, bao bọc, cũng giống như cái cách Brendan Rodgers và ban lãnh đạo Liverpool từng ra sức bênh vực Luis Suarez dù anh này hành động đôi khi chẳng khác gì một tên lưu manh.
Một yếu tố nữa khiến nước Anh sở hữu nhiều "bad boy" hơn nước bạn là bởi vấn đề muôn thuở: Giới truyền thông. Họ "lăng-xê" cầu thủ và đội bóng cũng giỏi, mà bới móc, "dìm hàng" những ngôi sao cũng tài. Nhìn sang Italia, nơi Antonio Cassano quậy phá "tưng bừng", ngủ với hơn 600 người đẹp, ăn cắp xe máy, ném áo vào trọng tài... Ấy vậy mà họ đâu có làm ầm lên bằng chuyện Wilshere... hút thuốc lá như nước Anh. Nếu ở xứ Sương mù, hẳn Cassano đã đi vào "huyền thoại".
Nói tóm lại, với môi trường sống và cách giáo dục văn hóa của người Anh, sẽ còn nhiều những Morrison, Paul Gascoigne hay John Terry mới ra đời. Người dân Anh với cá tính bảo thủ có lẽ cũng sẽ chẳng lấy đó làm phiền lòng, miễn là những "ông sao" trái tính trái nết của họ vẫn chơi tốt và giúp ĐTQG cũng như CLB giành được vinh quang.
Theo VNE
Indonesia: 200 tù nhân vượt ngục, phóng hỏa trại giam Tức giận trước tình trạng mất điện, nước, tối qua các tù nhân tại một nhà tù trên đảo Sumatra của Indonesia đã nổi loạn, phóng hỏa trại giam trước khi vượt ngục. Khoảng 200 tên tội phạm trong đó có 13 kẻ khủng bố đã chạy thoát. Nhà tù bị phóng hỏa bốc cháy dữ dội Theo hãng tin AFP, vụ nổi...