Góp 200 triệu mua cả tạ ba kích ngâm rượu uống 3 năm
Được đồn đoán là thần dược nên các đấng mày râu không tiếc tiền của để mua loại ba kích rừng xịn (hàng vip). Thậm chí có nhiều người còn góp nhau gần 200 triệu đồng ra để mua ba kích rừng ngâm rượu uống dần.
Vừa hoàn thành công đoạn cuối cùng là hạ thổ toàn bộ 500 lít rượu ngâm ba kích của mình, anh Trần Công Chiến ở Hà Đông (Hà Nội) khoe, chỉ hơn 3 tháng nữa sẽ được khui những chum rượu ba kích của mình lên thưởng thức.
Anh Chiến cho hay, anh đã được nghe đến loại thần dược sâm ba kích từ lâu, cũng đã được nếm thử rượu ba kích một vài lần nên muốn tìm mối để đặt mua. Tuy nhiên, để tìm được loại ba kích rừng xịn không hề dễ, vì trên thị trường chủ yếu toàn ba kích trồng, củ to nhưng ít chất.
Ba kích rừng xịn có giá 1,3 triệu đồng/kg được dân giàu Hà Nội săn lùng mua về ngâm rượu
“Cách đây 3 tháng, nhờ có người quen giới thiệu nên tôi đặt mua hẳn 150 kg ba kích rừng về ngâm rượu rồi hạ thổ”, anh nói và cho biết, tổng số tiền chi ra mua ba kích hết gần 200 triệu đồng (giá 1,3 triệu đồng/kg chưa tính tiền công bóc lấy vỏ bỏ lõi). Hội bạn anh 3 người chung nhau rồi cùng mua rượu ngâm, sau đó đem đi hạ thổ tại khu vườn ở quê nhà anh.
Mất ba tháng đặt, chủ hàng mới gom đủ số lượng ba kích rừng anh đặt mua và phải 10 ngày sau mới giao tiếp cho anh 500 lít rượu nếp, với số tiền 25 triệu đồng, để anh ngâm toàn bộ số ba kích đã đặt.
Theo anh Chiến, rượu thuốc ngâm càng lâu càng tốt, nhất là thời gian hạ thổ càng dài, rượu sẽ càng ngon ngọt. Do đó, hội bạn anh mới quyết định chi một số tiền lớn đến như vậy để gom mua một thể về ngâm cho tiện rồi dùng dần trong nhiều năm.
“Thỉnh thoảng bạn bè, khách khứa đến chơi có chén rượu thuốc mời bạn cùng thưởng thức cũng vui”, anh Chiến chia sẻ.
Nhiều người còn mua ba kích rừng với số lượng lớn, ngâm vào chum để uống dần
Không đến mức ngâm hàng chục chum rượu nhưng anh Nguyễn Hoài Nam ở Đông Mỹ, Thường Tín (Hà Nội) cũng là tín đồ của rượu ba kích.
Video đang HOT
Anh Nam kể rằng, mỗi năm anh đều đặt mua cả chục cân ba kích rừng loại vip. Hiện đang vào mùa chính của ba kích rừng Quảng Ninh nên anh tranh thủ đặt mua về ngâm rượu, lúc cần dùng thì sẵn.
“Không biết ba kích có công dụng thần dược đến mức nào, nhưng mỗi ngày tôi uống một chén thấy khỏe người hơn nên đều đặn ngày nào tôi cũng uống, coi như dùng thay rượu trắng”, anh Nam nói.
Trao đổi với PV, anh Trần Thế Cường, chuyên bán ba kích rừng ở Nam Trung Yên (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết, trên thị trường có 3 loại ba kích gồm: hàng trồng, hàng Sapa và hàng rừng xịn. Giá cũng khác nhau vì phụ thuộc vào chất lượng của mỗi loại.
Loại ba kích Sapa là loại hàng giá rẻ. Đây không phải là ba kích mà là củ cây viễn chí (ruột gà) có hình dạng giống với củ ba kích nên người dân trên Sapa vào rừng thu hái về đem ra chợ bán và gọi là ba kích Sapa.
Loại thứ hai là ba kích trồng, giá chỉ hơn trăm ngàn đồng/kg, thường được các nhà hàng đặt mua về ngâm rượu bán cho khách bởi ưu điểm giá rẻ, hàng nhiều mua lúc nào cũng có. Đặc biệt, màu của chúng khá bắt mắt.
Ba kích rừng nhỏ, còn ba kích trồng mập, to có màu trắng
Còn riêng với loại ba kích rừng giá phổ biến 500.000 đồng/kg. Loại ba kích rừng vip giá còn ở mức 1,3 triệu đồng/kg.
“Với loại ba kích rừng, khách hàng đặt mua hầu hết là dân nhà giàu”. Anh Cường cho hay, dù là khách lẻ nhưng số lượng mỗi người mua ba kích rừng loại vip cực lớn. Người mua ít tầm 5-10 kg, người mua nhiều tầm 30-50 kg. Thậm chí có khách còn đặt mua cả tạ về ngâm một thể để dùng dần.
Tuy nhiên, anh cho hay, vì là hàng rừng hiếm, phải gom từ nhiều mối nên thường phải đặt trước. Theo đó, sớm nhất cũng phải 15 ngày, không thì phải lâu hơn, thậm chí hàng tháng trời mới có hàng là chuyện thường.
Do ba kích rừng khá đắt đỏ nên dân buôn thường trà trộn ba kích trồng vào để kiếm lời.
Cách phân biệt ba kích rừng, ba kích trồng: Ba kích rừng có hình dáng ngoằn ngoèo to bằng ngón tay cái, thắt nhiều khúc. Củ cứng, bên trong có màu tím, phần lõi hóa gỗ to bằng ruột bút bi vì đã tồn tại nhiều năm. Khi đem ngâm rượu chúng sẽ phai ra màu tím đen, uống rượu thấy mùi thơm, ngon, hơi có vị ngọt.
Còn ba kích trồng, củ mập, nhiều thịt, lõi rễ nhỏ, chẻ ra sẽ cảm nhận được ruột mềm do thường trồng một năm là thu hoạch. Khi ngâm rượu, ba kích sẽ phai ra màu tím rất đẹp mắt, nhưng khi uống thử rượu sẽ không thơm ngon như rượu ngâm ba kích rừng.
Lưu Minh
Theo_VietNamNet
Đổ sô mua nấm giải nhiệt giá 800 ngàn/kg
Thịt dày, ăn có vị ngọt, thơm ngon giống như gan bò, có tác dụng giải nhiệt,... loại nấm gan bò được thu hái trong rừng thông - đặc sản chỉ có duy nhất vào mùa mưa ở Đà Lạt - đang được người dân Hà Nội tranh nhau đặt mua mặc dù có giá lên tới 800.000 đồng/kg.
Nấm gan bò, loại nấm đặc sản thu hái trong rừng thông hiện có giá bán cực đắt đỏ.
Bắt đầu vào mùa mưa, chị Hồ Thị Thanh Thảo ở Tôn Thất Tùng (Đống Đa, Hà Nội) lại tìm mối cũ để đặt hàng nấm gan bò rừng thông - đặc sản chỉ có ở Đà Lạt (Lâm Đồng) về nấu các món ăn xào, lẩu, súp cho gia đình.
Theo chị Thảo, loại nấm này rất nhiều người biết và được thưởng thức. Nấm cao khoảng 20cm, bên ngoài có màu nâu vàng, thịt dày, khi nấu lên nấm ăn có vị ngọt, thơm ngon và có tác dụng giải nhiệt cơ thể, là món ăn rất hợp vào mùa hè.
Tuy nhiên, loại nấm gan bò này hiện khá hiếm. Trước, chị phải đặt mua qua các mối bán rau sạch trong Đà Lạt với giá 500.000 đồng/kg. Song, chuyển ra đến Hà Nội nấm thường bị dập nát. Có lần nhận hàng từ Đà Lạt chuyển ra, nấm bị nát mất hơn một nửa, lại không được tươi ngon.
"Năm nay, tôi tìm được mối bán ở Hà Nội. Nấm cực tươi, 10 cái như cả 10, không bị dập nát. Nhưng, họ bán giá 800.000 đồng/kg, chưa bao gồm phí vận chuyển. Đặc biệt, muốn có loại nấm gan bò được hái trong rừng thông về ăn cũng phải đặt trước ít nhất từ 7-10 ngày", chị Thảo cho hay.
Tương tự, chị Phan Thị Luyến ở Dương Quảng Hàm (Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ, chị là "fan ruột" của loại nấm gan bò nên năm nào chuẩn bị vào mùa mưa ở Đà Lạt, chị cũng "đặt gạch" mối quen để gia đình có nấm ăn thường xuyên.
Chị cho hay, loại nấm này nhà chị thường đặt mua về làm súp nấm gà, xào thịt bò, nướng, nấu canh ăn thơm ngon không khác gì đặc sản nấm mối ở miền Tây. Theo đó, mỗi lần chị thường đặt mua từ 3-5kg về ăn dần.
Vào mùa mưa, người dân Đà Lạt vào rừng thông hái nấm đem về ăn hoặc bán.
"Loại nấm này chỉ mọc khi bắt đầu có những cơn mưa mùa hạ, hết mùa mưa là hết nấm. Thế nên, chị đặt mua liên tục, hết đợt này lại đặt đợt khác. Bởi trước và sau mùa mưa, có tiền triệu cũng không thể mua được loại nấm đó", chị Luyến nói.
Song, theo chị Luyến, nếu nhờ được người quen đi du lịch ở Đà Lạt tiện đường tìm mua hộ nấm gan bò thì giá sẽ rẻ, hàng tươi ngon. Còn tự mua ở Đà Lạt rồi bảo họ vận chuyển ra Hà Nội thì nấm thường hao hụt do dập nát. Trong khi đó, mua nấm này của các mối ở Hà Nội thì thường trên 800.000 đồng/kg, đắt gấp rưỡi giá nấm mua ở Đà Lạt.
Trao đổi với PV, anh Nguyễn Văn Đức ở Trần Duy Hưng (Cầu Giấy), một mối chuyên buôn đặc sản rừng thừa nhận, vào mùa này, nấm gan bò Đà Lạt đang được dân Hà thành săn mua nhiều nhất.
"Sáng nay, tôi vừa đi nhận 25kg nấm gan bò rừng thông chuyển từ Đà Lạt ra Hà Nội bằng đường hàng không, về chia ra các túi nhỏ nhưng cũng chỉ đủ trả cho một nửa số lượng khách đã đặt hàng trước đó. Số còn lại tiếp tục chờ đến đợt nấm sau", anh Đức chia sẻ.
Theo anh Đức, đến mùa mưa, người dân Đà Lạt thường vào rừng thông để tìm loại nấm gan bò về ăn hoặc bán cho các mối lấy buôn để họ chuyển bán cho các nhà hàng tại Đà Lạt hay TP.HCM.
Tuy nhiên, loại nấm gan bò này khá hiếm, nhất là khi người dân bản địa giờ đua nhau vào rừng khai thác khiến loại nấm ngày càng hiếm hơn. Do đó, giá cũng ngày một đắt đỏ.
Giá anh mua gom tại các mối ở Đà Lạt là nửa triệu đồng/kg. Vận chuyển ra đến Hà Nội, trừ tỷ lệ hao hụt cân nặng, tỷ lệ nấm dập nát thì giá nấm bán ra đã lên tới 800.000 đồng/kg chưa bao gồm phí ship cho khách hàng, anh cho hay.
"Đắt thế mà người dân vẫn tranh nhau đặt mua vì ai cũng muốn thưởng thức loại nấm rừng quý hiếm này", anh Đức nói. Một tuần nay, anh nhận 3 chuyến nấm từ Đà Lạt chuyển ra vẫn không đủ lượng hàng để trả cho khách đã đặt. Vậy nên, anh đang hạn chế bớt số lượng khách đặt hàng. Khách quen thân, anh cũng chỉ nhận đơn mà không chốt hứa trước bao giờ có hàng.
Theo VietNamNet
Máy bay chở phân dơi ra Hà Nội bón rau siêu sạch Hiện 1kg phân dơi đang có giá lên tới 60.000 đồng, đắt gấp 4 lần so với gạo, song, người dân vẫn tranh nhau đặt mua về bón rau. Nhiều khi phân dơi còn đi máy bay từ Sài Gòn ra Hà Nội theo đặt hàng của khách. Tranh thủ buổi chiều đi làm về, chị Lê Thị Hạnh (Định Công, Hoàng Mai,...