Góp 2 triệu vào đám giỗ, tôi bị nhà chồng mời xuống ăn dưới bếp cho khỏi nhục
Ngồi dưới bếp vừa ăn mà nước mắt tôi chảy tràn ra. Tôi bị đối xử còn thua cả con chó cưng của chị chồng.
Tôi có chồng nhà giàu. Nhà anh ai cũng giàu có, nhà lầu xe hơi cả. Hai chị anh đều làm giám đốc này nọ, nhà tiền tỉ, ăn đồ xuất khẩu, mặc hàng hiệu. Bố mẹ chồng tôi cũng giàu có và đang điều hành công ty riêng.
Ngày tôi cưới, xe đưa đón dâu đứng kín cả con đường làng. Bà con, hàng xóm cứ khen tôi nức nở và nói con họ làm sao cũng kiếm được chồng như tôi cho bố mẹ nhờ. Nhưng chẳng ai biết, cuộc sống của tôi ở nhà chồng nhục nhã vô cùng.
Đêm tân hôn, mẹ chồng tôi đặt sẵn một tấm vải trắng bên trên ga giường đỏ thẫm. Tôi hỏi, chồng tôi nói đó là truyền thống gia đình anh. Sau khi động phòng thì đem tấm vải ấy ra cho bố mẹ xem. Cũng may tôi còn trong trắng, có vết máu chứng minh nên mới không bị sỉ nhục như chị dâu trước đây của anh.
Đi làm về, tôi cắm mặt cắm đầu trong đống công việc nhà tới 12 giờ đêm. (Ảnh minh họa)
Anh chồng tôi hiện giờ vẫn chưa có vợ hai mà định cư ở nước ngoài. Vì thế vợ chồng tôi không được ra ở riêng mà phải ở nhà chồng. Mang tiếng con dâu chứ tôi chẳng khác nào ô sin. Vì tôi cứng rắn không nghỉ làm nên mẹ chồng tôi càng ghét tôi hơn. Đi làm về, tôi cắm mặt cắm đầu trong đống công việc nhà tới 12 giờ đêm.
Ngày nghỉ, tôi phải tưới cây cảnh sau vườn mất cả buổi sáng rồi lại tiếp tục lau dọn nhà cửa. Nhà có máy hút bụi nhưng mẹ chồng bắt tôi vắt khăn lau tay cho sạch? Quần áo cũng chia ra, máy giặt chỉ giặt áo, quần, váy phải giặt tay. Có lần tôi bỏ nhầm một cái váy ngắn vào máy giặt, mẹ chồng lôi cả gia đình tôi ra chửi. Vì chồng, tôi cố nín nhịn dù ấm ức, tủi phận lắm.
Video đang HOT
Hôm nay là giỗ đầu tiên từ khi tôi làm dâu nhà chồng. Vì giỗ được đặt cỗ rất lớn nên mọi người trong nhà góp tiền lại. Vợ chồng tôi lương thấp, tôi lại đang có bầu 4 tháng, cần chi tiêu nhiều nên chỉ góp 2 triệu. Mấy anh chị còn lại mỗi người góp 50 triệu. Đám giỗ mà chẳng khác nào đám cưới. Cũng nhạc sống, cũng trang trí và mời toàn khách hạng sang.
Ngồi dưới bếp, tôi vừa ăn mà nước mắt tôi vừa tràn ra. (Ảnh minh họa)
Khi nhập tiệc, mẹ chồng tôi gọi riêng tôi ra nói chuyện. Bà nói tôi góp chỉ có 2 triệu, còn chưa đủ tiền cho chồng tôi ngồi bàn. Nhưng nể tình, bà cho chồng tôi cùng ngồi với anh chị, còn tôi phải xuống bếp ngồi ăn. Nghe mẹ chồng nói, tôi lặng người đi, tê tái vì nhục nhã.
Ngồi dưới bếp, tôi vừa ăn mà nước mắt tôi vừa tràn ra. Chồng tôi thỉnh thoảng lại xuống hỏi han tôi rồi đi lên. Nhìn lên nhà, thấy chị chồng có con chó cưng ngồi bàn cùng, tôi càng nhục hơn. Tính ra, tôi không bằng cả con chó của chị ấy. Mấy người nấu cỗ còn tưởng tôi là giúp việc nên sai này sai nọ. Tôi chán chường quá, có chồng nhà giàu là thế này ư? Liệu tôi có nên từ bỏ tất cả, chấp nhận thị phi để về quê lại không?
Theo doanhnghiepvn.vn
Món quà dành cho người đàn ông ghét Giáng sinh
Đó chỉ là một chiếc phong bì nhỏ màu trắng được nhét vào giữa các nhánh của cây thông Noel. Không tên, không xác định danh tính, không cả lời chú thích. Nó được lấy xuống từ những nhành cây giáng sinh cách đây 10 năm về trước....
Mọi chuyện bắt đầu từ việc Mike, chồng của tôi, rất ghét Giáng sinh. À, không phải anh ấy ghét ý nghĩa thực sự của Giáng sinh mà là ghét khía cạnh thương mại của nó - chi tiêu quá nhiều, chạy đi chạy lại đến phút chót để mua cà vạt cho ông Harry, bột lau bếp cho bà nội - những món quà được lựa chọn trong tuyệt vọng bởi bạn chẳng thể nghĩ thêm được gì.
Biết anh ấy cảm thấy vậy nên một năm, tôi đã quyết định không mua những chiếc áo sơ mi, áo len hay cà vạt như thường lệ nữa, mà tìm kiếm cái gì đó đặc biệt cho Mike.
Con trai của chúng tôi, Kevin, khi đó 12 tuổi và đang ở trong đội đấu vật của ngôi trường thằng bé đang theo học. Không lâu trước Giáng sinh, có một trận thi đấu hữu nghị của đội thằng bé với đội được tài trợ bởi nhà thờ của thành phố. Các cậu bé đội bạn mang những đôi giày sneaker trông rách đến nỗi cảm giác như dây giày là thứ duy nhất giữ cho giày được liền vào với nhau, tương phản hoàn toàn với các con của chúng tôi trong bộ đồng phục màu xanh pha vàng và giày thi đấu mới sáng lấp lánh.
Khi trận đấu bắt đầu, tôi rất lo lắng khi thấy đội kia đang vật lộn mà không mang mũ, một loại mũ bảo hiểm nhẹ được thiết kế để bảo vệ tai của đô vật. Đó rõ ràng là một món xa xỉ mà hiển nhiên đội bạn không thể mua được.
Tất nhiên là chúng tôi kết thúc trong chiến thắng, ở tất cả các hạng cân. Mike khi ấy ngồi bên cạnh tôi lắc đầu buồn bã nói: "Anh ước gì chỉ một đứa trong đội bên đó thắng. Bọn trẻ có rất nhiều tiềm năng, nhưng thua thế này có thể lấy đi trái tim của chúng đấy".
Mike rất yêu trẻ con, tất cả trẻ con. Anh ấy cũng yêu thích việc huấn luyện bóng đá, bóng chày cho bọn trẻ. Và đó chính là khi ý tưởng về món quà Giáng sinh cho anh ấy của tôi xuất hiện.
Chiều hôm đó, tôi đi đến một cửa hàng đồ thể thao địa phương, mua một loại mũ và giày đấu vật, gửi nặc danh đến nhà thờ trong thành phố. Vào đêm Giáng sinh, tôi đặt một phong bì nhỏ màu trắng trên cây, ghi chú bên trong nói với Mike những gì tôi đã làm, và đó là món quà tôi dành cho anh ấy.
Nụ cười của Mike chính là điều sáng nhất của Giáng sinh năm đó. Nụ cười ấy cũng đã thắp sáng thành công của những năm khác. Mỗi Giáng sinh, tôi đều theo truyền thống, có năm gửi nhóm trẻ thiểu năng trí tuệ tới tham gia trò chơi khúc côn cầu, có năm thì gửi séc đến cho một cặp anh em lớn tuổi khốn khổ vì nhà của họ bị cháy vài tuần trước Giáng sinh v.v.
Chiếc phong bì trắng nho nhỏ trên cây thông Noel trở thành điểm nhấn trong mỗi Giáng sinh của chúng tôi. Nó luôn là chiếc phong bì cuối cùng được mở vào sáng ngày hôm sau, và các con của tôi thậm chí còn phớt lờ đồ chơi của chúng để đứng chờ bên cạnh, với đôi mắt mở to lắng nghe xem nội dung của chiếc phong bì trắng bố vừa lấy xuống khỏi cây thông Giáng sinh ghi gì.
Khi bọn trẻ lớn, đồ chơi dần được thay thế bằng những món đồ thiết thực hơn, nhưng chiếc phong bì nho nhỏ màu trắng thì vẫn còn ở đó mãi.
Câu chuyện không dừng lại ở đó. Chúng tôi mất Mike từ năm ngoái, vì bệnh ung thư. Giáng sinh đến gần, tôi vẫn đau buồn tới mức không buồn đưa cây lên. Nhưng đêm Giáng sinh, tôi lại đặt chiếc phong bì trên cây. Sáng hôm sau, như một phép màu, tôi thấy thêm 3 chiếc phong bì nho nhỏ màu trắng nữa. Chẳng ai bảo ai, ba đứa trẻ nhà tôi đã tự đặt phong bì của chúng lên cây, để dành cho bố.
Truyền thống gia đình đã phát triển và một ngày nào đó còn mở rộng hơn nữa tới các cháu của tôi, những đứa trẻ sẽ đứng đó, mở to mắt chờ đợi chiếc phong bì đặc biệt được gỡ xuống, hồi hộp chờ đọc nội dung được viết bên trong.
Tâm hồn Mike vẫn ở bên chúng tôi, như tinh thần Giáng sinh vẫn ngập tràn trong ngôi nhà mỗi chúng ta vậy.
Huyền Anh
Theo dantri.com.vn
Mẹ chồng gọi tôi là 'con buôn' Tôi và mẹ chồng vẫn giữ mối quan hệ tốt đẹp. Tính bà vẫn thế, ngại phê bình, ít nói thẳng. Mà có khi như thế cũng hay. Đâu phải lúc nào cũng hoạch toẹt. Có khi giữ kẽ với nhau, lại hay. Tôi về làm dâu được 5 năm. Mẹ chồng là công chức về hưu, tính tình khá cởi mở. Bà...