Google trả 9 tỷ USD mỗi năm cho Apple, để có thể là công cụ tìm kiếm mặc định trên iPhone
Số tiền này từ năm 2014 chỉ là 1 tỷ USD, giờ đã tăng lên 9 tỷ USD và năm 2019 sẽ là 12 tỷ USD.
Khi Apple ra mắt chiếc iPhone đầu tiên vào năm 2007, quyết định sử dụng Google làm công cụ tìm kiếm mặc định trên Safari là điều hiển nhiên. Công cụ tìm kiếm của gã khổng lồ Google vẫn thống trị, thậm chí tại thời điểm đó Bing của Microsoft còn chưa được ra mắt, mãi cho đến tháng 6 năm 2009.
Tuy nhiên trong vài năm qua, các công cụ tìm kiếm khác đã phát triển và có thể cạnh tranh với Google. Mặc dù vậy vẫn không thể phủ nhận Google là công cụ tìm kiếm tốt nhất và phổ biến nhất thế giới. Apple cũng cho phép người dùng có thể tùy chọn đổi công cụ tìm kiếm mặc định của Safari sang Bing hoặc DuckDuckGo.
Trong khi đó, Google vẫn là công cụ tìm kiếm mặc định được Apple lựa chọn, không phải vì đây là công cụ tìm kiếm tốt nhất mà là vì Google đã trả cho Apple rất nhiều tiền. Phần lớn doanh thu của Google đến từ quảng cáo tìm kiếm, do đó gã khổng lồ này không ngại trả những khoản tiền rất lớn để có thể kiếm tiền từ quảng cáo trên iPhone và iPad, những nền tảng rất phổ biến.
Theo một tài liệu tại tòa án liên bang vào năm 2014, Google phải trả cho Apple số tiền 1 tỷ USD mỗi năm, để có thể làm công cụ tìm kiếm mặc định của iPhone và iPad.
Kể từ đó cho đến nay, số tiền này đã tăng gấp nhiều lần. Một báo cáo vào năm ngoái cho biết số tiền này đã tăng lên 3 tỷ USD mỗi năm, vào năm 2017.
Và theo dữ liệu của Goldman Sachs, trong năm 2018 Google có thể phải trả cho Apple tới 9 tỷ USD, để tiếp tục duy trì là công cụ tìm kiếm mặc định.
Một trong những nguyên nhân khiến cho số tiền này tăng theo cấp số nhân, không chỉ do số lượng người sử dụng iPhone và iPad ngày càng tăng, mà còn là do số lượng tìm kiếm của Google có nguồn từ Siri cũng đang ngày càng tăng lên.
Video đang HOT
Chuyên gia phân tích Rod Hall của Goldman Sachs nhận định trong năm 2019, Google sẽ phải trả cho Apple tới 12 tỷ USD. Và con số này sẽ không ngừng dừng lại.
Theo Genk
Tròn 10 năm chiếc smartphone đầu tiên sử dụng nền tảng Android ra đời
Năm 2017 đánh dấu thời điểm tròn 10 năm phiên bản iPhone đầu tiên, chiếc smartphone làm thay đổi ngành di động thế giới, được ra mắt và ngày 23/9 vừa qua đánh dấu thời điểm tròn 10 năm chiếc smartphone đầu tiên sử dụng Android, nền tảng di động phổ biến nhất thế giới hiện nay, chính thức được trình làng.
Android - Nền tảng di động xuất hiện với nhiều hoài nghi về sự thành công
Ngày 5/11 /2007, Liên minh thiết bị cầm tay mở rộng (Open Handset Alliance - OHA), với 78 công ty phần cứng, phần mềm và viễn thông khác nhau, bao gồm nhiều tên tuổi lớn như Google, HTC, Motorola, Samsung, Qualcomm... đã chính thức trình làng một nền tảng mới dành cho điện thoại di động, đánh dấu sự ra đời của nền tảng Android.
Liên minh này đã đặt ra mục tiêu ban đầu cho nền tảng di động mới là "phát động sự đổi mới trên các thiết bị di động và mang lại cho người dùng trải nghiệm tốt hơn với những gì sẵn có trên thiết bị di động hiện nay".
Nền tảng Android được Google phát triển và giới thiệu trong sự hoài nghi của nhiều người về khả năng thành công
Cũng tại sự kiện ra mắt phiên bản Android đầu tiên, Google đã công bố toàn bộ mã nguồn của nền tảng di động của mình. Phiên bản đầu tiên của Android có hơn 12 triệu dòng mã, trong đó có 3 triệu dòng mã XML; 2,8 triệu dòng mã C; 2,1 triệu mã Java và 1,75 triệu dòng mã C ... Trước đó, vào tháng 7/2005, Google đã mua lại công ty Android Inc, đánh dấu bước chân đầu tiên của Google vào lĩnh vực điện thoại di động.
"Công bố ngày hôm nay mang nhiều ý nghĩa và hoài bão hơn bất kỳ chiếc smartphone nào. Mong ước của chúng tôi là mang đến một nền tảng mạnh mẽ, sẽ mang lại sức mạnh cho hàng ngàn mẫu điện thoại khác nhau", Eric Schmidt, CEO của Google vào thời điểm bấy giờ đã nói về sự ra mắt của Android.
Trong thời gian đầu ra mắt, rất ít người tin tưởng vào sự thành công của nền tảng Android cũng như khả năng cạnh tranh với các nền tảng di động thời bấy giờ như Windows Mobiles, Palm OS hay Symbian...
"Tôi không nghĩ rằng nó sẽ thành công", Rory Reid, cựu biên tập trang công nghệ Cnet đã từng nhận xét về Android vào năm 2007. "Nền tảng di động mã nguồn mở đã từng được thử nghiệm và thất bại trước đây".
Vào thời điểm ra mắt, mục tiêu của Android chính là "lật đổ" nền tảng Windows Mobile của Microsoft và Symbian của Nokia vẫn đang "làm mưa làm gió" trên thị trường di động vào thời điểm bấy giờ. Tuy nhiên vào thời điểm hiện tại, Android đã trở thành nền tảng di động phổ biến nhất thế giới còn Windows Mobile và Symbian đã "trở thành dĩ vãng".
23/9/2008 - Chiếc smartphone đầu tiên sử dụng nền tảng Android chính thức được trình làng
Phải gần một năm sau khi giới thiệu về nền tảng di động Android, đến ngày 23/9/2008, chiếc smartphone đầu tiên sử dụng nền tảng di động này được ra mắt, đó là chiếc smartphone HTC Dream (còn được biết đến với tên gọi T-Mobie G1), sản phẩm hợp tác giữa Google và HTC, được trình làng để xem như là đối trọng cạnh tranh với iPhone đang rất "hot" trên thị trường di động kể từ khi phiên bản đầu tiên ra mắt vào năm 2007.
HTC Dream, chiếc smartphone đầu tiên hoạt động trên nền tảng Android, đã ra đời cách đây tròn 10 năm
HTC Dream sử dụng nền tảng Android 1.0 (thời điểm đó vẫn chưa có tên gọi chính thức như các phiên bản sau này). Trên thực tế, HTC Dream không tạo được ấn tượng lớn trên thị trường, tuy nhiên cũng đã phần nào đạt được dấu ấn ban đầu về nền tảng Android, nhất là kho ứng dụng Android Market (ngày nay được đổi tên thành Google Play), cho phép người dùng dễ dàng cài đặt thêm các ứng dụng trên chiếc điện thoại của mình.
HTC tiếp tục là người tiên phong để đưa Android đến tay người dùng, với các dòng sản phẩm như HTC Desire, trước khi Samsung bước chân vào "cuộc chơi" với dòng sản phẩm smartphone Galaxy. Samsung đã thực sự tạo được ấn tượng với người dùng bằng Galaxy S II, trước khi ra mắt "bom tấn" Galaxy S III vào năm nay.
Không chỉ dừng lại ở smartphone, Android của Google đã đặt chân lên cả máy tính bảng, với sự xuất hiện ngày càng nhiều máy tính bảng chạy Android trên thị trường, với nhiều mức giá và cấu hình khác nhau, uy hiếp sự "độc tôn" của iPad trên thị trường máy tính bảng, kể từ khi chiếc máy tính bảng này ra mắt vào năm 2010.
Sau 10 năm kể từ ra mắt chiếc smartphone đầu tiên sử dụng Android, nền tảng này giờ đây không chỉ xuất hiện trên thiết bị di động như smartphone hay máy tính bảng, Android còn xuất hiện trên các thiết bị gia dụng khác như tivi, tủ lạnh, các hệ thống điều khiển thông minh hay trên các hệ thống giải trí của xe ô tô...
Cuộc tranh cãi xem Android và iOS, nền tảng di động nào tốt hơn, vẫn chưa bao giờ hết "nóng" trong người dùng
Với sự ra mắt của Android và sự phát triển không ngừng của nền tảng di động này đã đánh dấu một đối trọng với iOS của Apple trên thị trường di động. Khác với iOS chỉ do Apple độc quyền và dành cho các sản phẩm đắt tiền của hãng, Android là nền tảng mã nguồn mở và được sử dụng bởi hàng trăm hãng sản xuất smartphone khác nhau, nhắm đến tất cả mọi phân khúc từ cao cấp đến mức giá rẻ, điều này đã góp phần giúp Android trở thành nền tảng di động phổ biến nhất thế giới hiện nay.
Không quá khi nói rằng chính sự xuất hiện của Android đã giúp cho smartphone trở nên phổ biến hơn khi mà người dùng ở mọi quốc gia đều có thể dễ dàng tiếp cận và sở hữu một chiếc smartphone với bất kỳ mức giá nào.
Theo Dan Tri
LG phá vỡ thế "độc tôn" của Samsung, trở thành nhà sản xuất màn hình OLED thứ hai cho Apple Dư kiên, LG se chiu trach nhiêm chê tao tâm nên OLED cho cac mâu iPhone 2019. Phai mât tơi 10 năm Apple mơi tung ra mâu iPhone đâu tiên sư dung tâm nên OLED, thê nhưng viêc ho đang dân dân noi lơi chia tay vơi công nghê la môt điêu rât đang khen ngơi. Đâu la nguyên nhân khiên Tao khuyêt...