Google Stadia sẽ cắt luôn thời gian beta, muốn trải nghiệm thì game thủ buộc phải nạp tiền
Tin xấu cho các game thủ muốn dùng thử dịch vụ Google Stadia mà không muốn thực hiện bất kỳ giao dịch trả phí nào: sẽ không có giai đoạn beta cho dịch vụ phát trực tuyến trò chơi này.
Tin xấu cho các game thủ muốn dùng thử dịch vụ Google Stadia mà không muốn thực hiện bất kỳ giao dịch trả phí nào: sẽ không có giai đoạn beta cho dịch vụ phát trực tuyến trò chơi này. Google đã công bố Stadia và kế hoạch đầy tham vọng của họ để phục vụ cho việc phát triển dịch vụ phát trực tuyến trò chơi dựa trên đám mây tại GDC 2019.
Stadia tự tách biệt bản thân với các dịch vụ trò chơi trên nền tảng đám mây khác bằng cách hỗ trợ đa nền tảng, cho phép người dung có thể chơi trò chơi của họ mọi lúc mọi nơi: họ có thể chơi trên PC, máy tính xách tay và điện thoại thông minh. Tuy nhiên, công nghệ liên quan đến việc này rất phức tạp và có một số nhược điểm: đối với người dùng muốn chơi trò chơi mà không có Wi-Fi, thì việc chơi trò chơi phát trực tuyến trên Stadia sẽ sử dụng đến một lượng lớn dữ liệu. Cũng không có gì đảm bảo rằng tốc độ Internet của người dùng tại nhà hoặc vùng phủ sóng dữ liệu có thể đảm bảo được việc sử dụng dịch vụ.
Trong một cuộc phỏng vấn với, Phó chủ tịch Google và người đứng đầu Stadia, Phil Harrison , nói rằng Stadia sẽ không có giai đoạn thử nghiệm beta. Mặc dù tiền thân của Stadia, Project Stream, đã từng có sẵn để thử nghiệm trong một khu vực nhỏ, cho phép người dùng thử nghiệm trò chơi Assassin Creed Odyssey trên dịch vụ này,thì hầu hết các vùng lãnh thổ sẽ không được tiếp cận sớm với Google Stadia. Đó là một quyết định thú vị và cần một lời giải thích lớn hơn từ Harrison, người đã đưa ra thực tế rằng sự phức tạp của thử nghiệm và thời gian là quan trọng:
“Về mặt địa lý, Mỹ là nơi thử nghiệm phức tạp nhất, vì quy mô của đất nước này. Và thực tế, Châu Âu – và đặc biệt là Vương quốc Anh là nơi tương đối dễ dàng hơn để ra mắt. Vì vậy, chúng tôi không sẽ làm một bài kiểm tra khác ở Anh hoặc Châu Âu. Nếu có thời gian, có lẽ chúng tôi đã làm như vậy, nhưng chúng tôi không cần phải làm vậy. “
Video đang HOT
Có vẻ như Google đã bước vào giai đoạn ra mắt Stadia, với một bản phát hành sắp ra mắt vào tháng 11, và công ty không cảm thấy cần phải có thời gian để cho phép người dùng kiểm tra Stadia đúng cách. Thật không may, trước khi có thêm thông tin về các dịch vụ sẽ được phát hành, cũng như các vấn đề tiềm ẩn với nó, các game thủ sẽ không thể áp dụng công nghệ này sớm. Mặc dù giá cả để sử dụng Stadia là hợp lý, gần đây Google tiết lộ rằng ngay cả những người đăng ký trả tiền vẫn sẽ phải trả tiền đầy đủ cho các trò chơi.
Google tin tưởng vào tiềm năng sáng tạo của Stadia, nhưng rất khó để người dùng đăng ký dịch vụ mà họ thậm chí không chắc chắn rằng nó sẽ hoạt động chính xác và trơn tru. Có nhiều yếu tố nằm ngoài sự kiểm soát của Google, chẳng hạn như tốc độ Internet tại nhà và giai đoạn beta sẽ cho người dùng cơ hội làm quen với công nghệ để xem liệu nó có hoạt động với họ không. Tuy nhiên, nếu không có thời gian để thử nghiệm dịch vụ, người tiêu dùng sẽ ngày càng khó khăn hơn trong việc sử dụng nền tảng khi ra mắt, điều này có thể gây rắc rối cho việc nhận thức về nó trong cộng đồng rộng lớn hơn.
Theo GameK
Những trải nghiệm đầu tiên trên dịch vụ streaming Google Stadia
Google đã chính thức đánh dấu một bước tiến lớn của mình trong làng game thế giới với một dịch vụ Streaming mới với tên gọi Google Stadia, một nền tảng stream game đám mây hứa hẹn mang tới trải nghiệm tuyệt hảo trên mọi thiết bị.
Mới dây, tại sự kiện GDC 2019, Google đã chính thức đánh dấu một bước tiến lớn của mình trong làng game thế giới với một dịch vụ Streaming mới với tên gọi Google Stadia, một nền tảng stream game đám mây hứa hẹn mang tới trải nghiệm tuyệt hảo trên mọi thiết bị. Và cũng tại sự kiện này, Google tiến hành thử nghiệm hệ thống với 2 tựa game đặt biệt của mình.
Có thể nói, nền tảng Stadia mới của Google thực sự là một cuộc cách mạng trong lĩnh vực truyền trực tiếp khi nó có thể phủ sóng mọi thiết bị từ laptops, di động, máy tính bảng, PC, máy Mac, thậm chí là cả TVs và Chromebook, hay Chromecast đều có thể sử dụng dịch vụ này. Chúng đều có thể lấy dữ liệu từ một trung tâm từ được đặt rất xả khỏi đó. Tuy nhiên, tất cả các quá trình xử lý đồ họa sẽ còn tùy thuộc vào sức mạnh phần cứng của bạn và đặt biệt là một kết nối Internet thực sự mạnh mẽ. Tuy nhiên, bỏ qua vấn đề này, hiệu suất thực sự của dịch vụ này vẫn sẽ là một câu hỏi hết sức thực tiễn. Và để chứng minh cho hiệu quả của nó, Assassin's Creed Odyssey và Doom 2016 được lựa chọn là 2 tựa game thử nghiệm với Stadia và người trải nghiệm cũng thu về được nhiều kết quả như mong đợi.
Với tựa game Doom 2016, độ trễ đầu vào được xem là vấn đề thực sự khi người chơi vuốt chuột để ngắm bởi tựa game có một mạng lưới ngắm mục tiêu theo sau chuyển động của các con chuột rất nhẹ nhàng. Tuy nhiên, kết quả thực tế lại không được như mong muốn. Khi thử sức trên bộ điều khiến, người chơi nhận ra nó làm giảm đi tốc độ và độ chính xác, đồng thời làm tín hiệu đầu vào bị trễ, tuy nhiên không vì thế mà trải nghiệm tổng thể lại bị giảm sút. Tuy nhiên trong thử nghiệm trên, bản Doom nói trên đang được chạy ở chế độ có độ trễ thấp trên chính Stadia. Thực tế, trò chơi vận hành ở một tốc độ khung hình nhất quán khi thiết lập ở mức trung bình cao với một chất lượng đồ họa tổng thể tương xứng. Các tác vụ khác không ảnh hưởng đến trải nghiệm chính. Tuy nhiên, Stadia vẫn chưa thể đáp ứng các thiết bị với những tựa game hành động có tính chất nhanh mạnh như Doom.
Sau đó, người tham dự cũng được thử nghiệm tựa game Assassin's Creed Odysssey với Stadia thì chất lượng của nó cũng khá tương đồng với phiên bản beta của Stadia với tên gọi Project Stream. Tất nhiên, Oddyssey là tựa game với thiên hướng hành động nhập vai theo cốt truyện, chứ không phải là hành động đột kích như Doom, do đó, mà trải nghiệm với tựa game này tốt hơn hẳn. Bản demo chạy trên Stadia khi ở độ phân giải 1080p, 60fps với tốc độ 20Mb/s. Trò chơi có chất lượng hình ảnh khá tốt với một số các tạo tác rõ nét, nhưng khi chơi trên các TV lớn, thì đây có vẻ không phải là một thiết lập chuẩn.
Tại thời điểm ra mắt, Stadia sẽ có khả năng cung cấp độ phân giải lên đến 4K ở 60fps nhờ GPU AMD hoàn toàn mới với 10.7 TFLOPs cung cấp năng lượng cho phần cứng ở khu vực trung tâm dữ liệu. So sánh với Xbox One X - sản phẩm mạnh mẽ nhất hiện tại, mới chỉ có 6.0 TFLOPs. Stadia sẽ đi kèm với toàn bộ danh sách các tính năng bên cạnh những tiện ích khi chơi trò chơi trên nền tảng đám mây mạnh mẽ. Google cũng sẽ cung cấp bộ điều khiển riêng cho Stadia. Dự kiến bộ điều khiển này được tích hợp Google Assistant, công nghệ AI điều khiển bằng giọng và cũng sẽ là công nghệ nền tảng để các nhà làm game tích hợp vào trò chơi của họ. Ngoài ra, Stadia sẽ phát trực tiếp trên Youtube với nhiều tính năng thú vị có thể làm thay đổi cách người chơi gia nhập vào những tựa game multiplayer (Crowd Play) và chia sẻ những khoảnh khắc chơi trò chơi cụ thể để những người chơi khác có thể cùng được tham gia (Crowd Play).
Hiện tại, Google không phải là hãng công nghệ duy nhất thực hiện Stream trên nền tảng đám mấy. Dịch vụ Stream của Microsoft là Project xCloud với cùng cơ chế Stream tương tự thông qua trung tâm dữ liệu và kết nối internet cũng đang được kiểm định và sẽ thử nghiệm vào cuối năm. Tuy nhiên, nếu Google có thể cải thiện được độ trễ đầu vào, Stadia chắc sẵn sẽ là một đối thú đáng nể trong lĩnh vực game. Mặt khác sẽ có nhiều hạn chế về việc trò chơi nào sẽ hoạt động tốt nhất trên nền tảng mới này bất kể khả năng truy cập mà Google cung cấp là không tưởng. Dù công nghệ hiện tại này không có gì là mới, xong sự kết hợp giữa tính tiện lợi và khả năng truy cập cao sẽ giúp cho dịch vụ này có thể tìm được chỗ đứng của riêng mình.
Theo GameK
Google Stadia ra mắt vào tháng 11 với nhiều tựa game hấp dẫn Dịch vụ stream game (phát trò chơi trực tuyến trên nền tảng đám mây) Google Stadia ra mắt vào tháng 11 năm nay sẽ có giá 130 USD cho phiên bản đặc biệt Founder's Edition, đi kèm nhiều trò chơi thú vị. Trước thềm sự kiện E3 2019, "Gã khổng lồ công nghệ Mỹ" vừa chính thức tiết lộ giá và những tiện...