Google sẽ không còn độc quyền tìm kiếm trên Android
Từ năm 2020, Google sẽ cho hiển thị thêm ba nhà cung cấp nữa để người dùng tự quyết định dịch vụ tìm kiếm mặc định trên máy của họ.
Google được yêu cầu cung cấp cho người dùng Android tại châu Âu khả năng chọn các ứng dụng tìm kiếm và trình duyệt thay thế. Do đó, họ quyết định thực hiện chương trình đấu giá để chọn nhà cung cấp dịch vụ tìm kiếm đủ điều kiện. Ba công ty trả giá cao nhất sẽ xuất hiện cùng Google trong giao diện thiết lập trên tất cả điện thoại thông minh và máy tính bảng Android từ đầu 2020.
Một ví dụ về giao diện lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ tìm kiếm trong tương lai trên điện thoại Android.
Khi người dùng chọn một công cụ, thiết bị sẽ tự động lưu lại tùy chọn mặc định trong toàn bộ giao diện và trình duyệt Chrome. Người dùng vẫn có thể chuyển đổi công cụ mặc định của họ bất cứ lúc nào muốn.
Quyết định này được đưa ra sau khi Liên minh châu Âu phạt Google khoản tiền 4,3 tỷ euro trong vụ kiện chống độc quyền. Google bị cáo buộc “ép” mọi thiết bị Android phải cài đặt ứng dụng Chrome và trình tìm kiếm của họ làm mặc định.
Theo Google, sự lựa chọn nhà cung cấp qua đấu giá là phương pháp công bằng và khách quan để xác định ai sẽ được đưa vào “màn hình lựa chọn của Android”. Quy trình đấu giá được nêu chi tiết trong bài đăng trên blog công ty và áp dụng cho tất cả các nhà cung cấp dịch vụ tìm kiếm từ mọi quốc gia.
Video đang HOT
Các công ty phát triển công cụ tìm kiếm sẽ gửi một mức giá tối thiểu mà họ sẵn sàng trả. Cuộc đấu giá được tiến hành trên cơ sở mỗi quốc gia và thời hạn nộp đơn, gửi hồ sơ tham dự kết thúc vào ngày 13/9.
Yêu cầu chính để tham gia là các nhà cung cấp dịch vụ tìm kiếm phải hỗ trợ ngôn ngữ địa phương trong menu giao diện, nơi họ đăng ký. Google đảm bảo tất cả thông tin liên quan đến đấu giá sẽ được giữ bí mật.
Theo Vnexpress
Apple không còn là công ty nhiều tiền mặt nhất thế giới
Apple giờ đây đã không còn là công ty nắm nhiều tiền mặt nhất trong tài khoản khi bị Alphabet - tập đoàn mẹ của Google - vượt qua.
Alphabet - tập đoàn mẹ của Google - vừa chính thức vượt mặt Apple để trở thành công ty có dự trữ tiền mặt lớn nhất thế giới. Lượng tiền mặt và các tài sản dự trữ lưu động của Alphabet sau quý vừa qua đạt 117 tỷ USD, vượt khá xa mức 102 tỷ USD của Apple.
Tuy nhiên, theo Financial Times, danh hiệu "vua tiền mặt" này không hẳn là một điều tích cực. Việc có lượng dự trữ quá lớn có thể là áp lực khiến cho các cổ đông của công ty yêu cầu Alphabet chi nhiều tiền hơn để chia cổ tức hoặc mua lại cổ phần, đồng thời có thể khiến Alphabet và Google bị các nhà lập pháp Mỹ soi xét kỹ hơn.
Lượng dự trữ tiền mặt của Alphabet đã tăng nhanh trong 2 năm qua dù họ bỏ rất nhiều tiền mua bất động sản.
Trong 2 năm qua, Google đã bị EU phạt tới 9,05 tỷ USD vì những hành vi độc quyền trong kinh doanh. Công ty này cũng đang bị các nghị sĩ ở Quốc hội Mỹ đề nghị điều tra.
Từ con số 163 tỷ USD vào năm 2017, Apple đã liên tục trả cổ tức cho những nhà đầu tư và điều chỉnh kinh doanh ở các chi nhánh, khiến cho lượng tiền mặt giảm nhanh chóng. Chỉ sau 2 năm, lượng tiền mặt dự trữ của Apple đã giảm tới 61 tỷ USD.
Cũng trong khoảng thời gian đó, Alphabet đã tăng thêm 20 tỷ USD dự trữ tiền mặt dù đầu tư mạnh vào bất động sản để xây văn phòng và trung tâm dữ liệu. Theo Financial Times, Alphabet tích lũy để đầu tư thâm nhập các thị trường mới, thay vì chia cổ tức như Apple.
"Nhìn chung, việc họ tái đầu tư vào các lĩnh vực khác không thành công cho lắm. Tôi mong rằng họ trả cổ tức cho nhà đầu tư hơn là tiêu phí tiền", Walter Price, quản lý tại Allianz Global Investors, nhận định.
Ruth Porat, Giám đốc tài chính của Alphabet, giải thích việc Google đầu tư vào bất động sản là hoàn toàn bình thường, bởi đó là những khoản đầu tư một lần. Ông Porat cho biết 70% chi phí đầu tư của Google trong mỗi quý thường dành cho máy chủ và các thiết bị khác.
Google cho biết phần lớn chi phí hoạt động của họ là đầu tư cho các trung tâm dữ liệu.
Yousseff Squali, nhà phân tích tại SunTrust Robinson Humphrey, cho rằng việc xây dựng những cơ sở hạ tầng để đáp ứng các sản phẩm trí tuệ nhân tạo mà Google đang phát triển sẽ rất tốn kém.
Doanh thu của Google và Alphabet hiện tại chủ yếu vẫn đến từ quảng cáo trong dịch vụ tìm kiếm, còn những dịch vụ khác như điện toán đám mây, phần cứng và thiết bị nhà thông minh đều bị cho là chưa có lãi. Điều đó khiến những nhà đầu tư lo ngại.
The Verge nhận định đích nhắm tiếp theo của Google và Alphabet có thể là danh hiệu "công ty giá trị nhất thế giới". Tháng 8/2018, Apple đã đạt cột mốc giá trị vốn hóa 1.000 tỷ USD, trở thành công ty công nghệ đầu tiên đạt con số này.
Tuy nhiên giá cổ phiếu Apple đã sụt giảm sau đó, và giờ bị Amazon và Microsoft vượt qua về giá trị vốn hóa.
Theo Zing
Sony "khoe" trợ lý ảo Google Assistant trên các dòng TV Bravia Là một công cụ đắc lực hỗ trợ người dùng thường thấy trên các dòng smartphone, giờ đây, trợ lý ảo Google Assistant đã được tích hợp lên các dòng TV Android thông minh. Bên cạnh tính năng giao tiếp bằng ngôn ngữ đàm thoại tự nhiên, trợ lý ảo Google Assistant còn giúp điều khiển TV, tìm kiếm nội dung, điều khiển...