Google muốn kiếm nhiều tiền hơn từ Maps, người dùng được gì và mất gì?
Google được cho là sắp áp dụng phương thức họ từng làm để biến bộ máy tìm kiếm tốt nhất thế giới thành một máy in tiền không ngừng nghỉ vào Google Maps.
Google Maps là một dịch vụ mà hơn 1 tỷ người dùng trên toàn thế giới tận dụng để tìm đường đi và các thông tin liên quan khác. Việc Google muốn kiếm được nhiều tiền hơn từ dịch vụ này liệu có ý nghĩa gì đối với người dùng?
Theo một bản tin của Bloomberg, điều đó đồng nghĩa với việc chúng ta sẽ bắt đầu thấy nhiều hơn những thứ như các danh sách địa điểm được tài trợ (nghĩa là các công ty trả tiền cho Google để hiển thị chúng) ngay bên trên các kết quả tìm kiếm Google Maps khi bạn tìm kiếm các thông tin trong ứng dụng này, như các địa điểm gần nơi bạn đang đứng chẳng hạn.
Tuy nhiên, một điều may mắn là, dù Google quay sang Maps trong nỗ lực tìm kiếm những nguồn doanh thu mới, họ vẫn sẽ không làm điều đó một cách quá đáng – chắc chắn bạn sẽ không phải cuộn qua một loạt các quảng cáo và các kết quả nổi bật mới thấy được thông tin mình thực sự muốn tìm kiếm như trên Google Search.
Brian Nowak, một chuyên viên phân tích của Morgan Stanley, nói trong một buổi hội thảo gần đây khi đang phỏng vấn Giám đốc kinh doanh của Google – Philipp Schindler – rằng Google Maps có lẽ là “ món tài sản Google ít tận dụng để kiếm tiền nhất mà tôi từng nghiên cứu“.
Video đang HOT
“ Nó như đang đợi bạn bật công tắc lên vậy” – Nowak nói. Anh này giản thích rằng có nhiều cách khác nhau mà Google có thể tận dụng để “bật công tắc lợi nhuận” trong Maps. Nhiều người dùng Maps thường không dùng nó để tìm đường, thay vào đó họ dùng nó như một dịch vụ tham khảo các địa điểm: mở Google Maps lến, tìm những thứ như đánh giá nhà hàng vốn là những đánh giá do người dùng Google viết nên, cùng những thông tin chi tiết về nơi đó, như địa điểm kinh doanh, giờ mở cửa, và nhiều thứ khác. Tất nhiên, Google có thể bắt đầu tìm cách quảng bá cho các nhà hàng và hiển thị chúng ở trên cùng của các kết quả tìm kiếm khi bạn thực hiện một thao tác tìm kiếm như vậy trong Maps – đó là một ví dụ.
Ngoài ra, còn một số cách khác để Google thu lợi nhuận: sẽ có lúc bạn thực hiện tìm kiếm những thứ xung quanh vị trí bạn đang đứng trong Maps. Ví dụ, xe bạn sắp hết xăng và bạn muốn tìm trạm xăng gần nhất. Google cũng có thể bắt đầu tự động đưa ra những đề xuất được cá nhân hóa cho riêng bạn, ngay cả trước khi bạn kịp hỏi nó. Đó là những lĩnh vực mà Nowak nghĩ Google có thể dễ dàng bắt đầu tận dụng để kiếm tiền từ Maps, trong khi chỉ ra rằng mục đích chính mà người ta dùng Google Maps – tìm đường đi – là một tính năng không nên động vào, nếu không sẽ có thể dẫn đến những kết quả không có lợi cho công ty.
Điều đáng nói ở đây là, việc Google muốn kiếm tiền từ Google Maps không phải là một động thái đáng ngạc nhiên. Từng chút một, Google đã biến Maps thành một “con dao Thụy Sỹ”, tích hợp hàng tá tính năng trong nhiều tháng qua vào ứng dụng này, như khả năng theo dõi danh mục các doanh nghiệp – như thể các doanh nghiệp có một “trang” (Page) như thứ họ có trên Facebook vậy.
Google cũng đã thử nghiệm với quảng cáo trong Maps, và ứng dụng điều hướng Waze do Google sở hữu cũng đang chạy quảng cáo trong đó. Giám đốc quản lý sản phẩm Google Máp, Rajas Moonka, cho biết bởi rất nhiều thứ mà chúng ta làm và tìm kiếm trong Maps là những thứ liên quan đến kinh doanh và thương mại, nên việc đưa quảng cáo vào giống như một sự bổ sung tự nhiên cho ứng dụng. Bạn có thể thấy điều này trong một số khu vực cụ thể của Maps, như đôi khi bạn sẽ nghe giọng nói chỉ đường nói với bạn rằng “Rẽ phải tại tiệm Dunkin Donuts” thay vì nói thẳng ra tên con đường. Theo Google, đó không phải là quảng cáo, cũng không phải là kết quả của việc doanh nghiệp đó trả tiền cho họ, nhưng nó cho thấy một cơ hội khác mà Google có thể tận dụng để kiếm thêm lợi nhuận nếu họ muốn.
Trang tin Bloomberg nhân định rằng Google Maps “là dịch vụ lớn tiếp theo” mà công ty đang hướng đến để tăng trưởng lợi nhuận. Hi vọng Google sẽ cân nhắc thật kỹ mọi thứ và không làm điều gì khiến trải nghiệm tổng thể khi dùng Maps bị gián đoạn. Dù sao thì chúng ta vẫn có nhiều lý do để lo lắng!
Tham khảo: BGR
Các chuyên gia cho rằng mảng phần cứng của Google đã tạo ra 3 tỷ USD lợi nhuận trong năm 2018
Google không còn là công ty chuyên về phần mềm như mọi người nghĩ khi mảng phần cứng mang lại lợi nhuận lớn.
Đa phần các công ty công nghệ hiện nay sản xuất phần cứng, và 'nhón chân' vào mảng phần mềm, quảng cáo để chống lỗ cho mảng phần cứng. Nhưng Google thì khác, đây là một hãng phần mềm ngay từ lúc thành lập, với các sản phẩm nổi tiếng như Google Search, Youtube hay Google Maps. Nhưng không phải vì vậy mà mảng phần cứng của hãng này yếu, khi mới đây CNBC đã công bố rằng mảng này có giá trị lên tới 8,8 tỷ USD.
Con số này tăng tới 65% so với năm ngoái, trong đó góp phần không nhỏ là các sản phẩm Pixel. Theo tờ báo này, thì trong năm sau Google sẽ còn tăng trưởng mạnh nhờ vào các sản phẩm loa thông minh và màn hình thông minh, nhưng smartphone Pixel vẫn sẽ là phần cứng được người dùng chọn mua nhiều nhất.
Trong năm nay, Google đã thu về số tiền lãi khổng lồ 3 tỷ USD chỉ riêng cho mảng phần cứng. So với năm 2017, thì lợi nhuận đã tăng tới 34%. Theo các nhà phân tích thì lợi nhuận vẫn sẽ tăng, nhưng mức tăng sẽ giảm dần và tới năm 2021 sẽ là 16%.
Lợi nhuận lớn nhất của Google đến từ các dịch vụ quảng cáo. Các thiết bị phần cứng của Google không bị bán để dành về lợi nhuận, mà còn là sản phẩm để hãng có thể đem quảng cáo tới cho người dùng. Thậm chí trong năm qua, Google còn tặng người dùng những chiếc Google Home, chấp nhận lỗ phần cứng để có thể thu lợi nhuận từ phần mềm.
Theo Phonearena
Nhìn lại những thăng trầm của ông lớn Google trong suốt một năm 2018 Năm 2018 là một năm nhiều thăng trầm của ông lớn làng công nghệ Google. Google giới thiệu rất nhiều thiết bị phần cứng mới trong năm 2018. Google ra mắt một thiết bị có giá 130 USD mang tên gọi Google Home Hub có thể kiểm soát tất cả các thiết bị nhà thông minh của bạn (mà không cần phải mở...