Google muốn Chrome OS thống trị PC
Giám đốc Tài chính kiêm Phó chủ tịch cấp cao Patrick Pichette của Google hy vọng hệ điều hành Chrome OS của hãng này sẽ có được địa vị trên thị trường máy tính như của nền tảng Android ở lãnh địa di động hiện nay.
Tại cuộc hội thảo do Morgan Stanley tổ chức hôm nay, trước câu hỏi của cử tọa về kỳ vọng của gã khổng lồ tìm kiếm dành cho Chrome OS, ông Pichette cho biết Chrome OS có đủ sự bảo mật dành cho khối doanh nghiệp, lại có sự tiện lợi của các ứng dụng web Google Docs. Nếu người dùng dành cho Chrome OS một cơ hội thực sự, Pichette tin rằng hệ điều hành này hoàn toàn có thể làm nên điều kỳ diệu giống như người anh em Android.
Ban đầu, Chrome OS mang đến cho máy tính điều mà những chiếc điện thoại Android Gingerbread giá rẻ đã làm được để đẩy doanh số Android lên cao chóng mặt: một hệ điều hành dành cho những chiếc máy tính có giá chỉ vài trăm USD. Tuy nhiên, do tính chất quá đơn giản và lệ thuộc nhiều vào mạng web, Chrome OS đã không được nhiều hãng phần cứng lựa chọn cho các dòng laptop mới và hệ điều hành này vẫn mãi trầy trật ở phân khúc giá rẻ.
Chính vì thế, Google đã quyết định thay đổi chiến lược khi công bố Chromebook Pixel. Đây là một laptop Chrome OS nhắm tới phân khúc ultrabook cao cấp, cùng với mức giá khủng 1300 USD và cấu hình mạnh mẽ. Giới phân tích nhận định rằng có vẻ như Google đang muốn mở rộng tầm với của Chrome OS, giúp cho hệ điều hành này thoát khỏi định kiến “của rẻ của ôi” trong mắt người dùng.
Trên thực tế, người ta đã chỉ ra rằng, thành công mà Android có được không phải là nhờ hằng hà sa số các smartphone giá rẻ, bình dân do những thương hiệu tầm tầm tung ra. Thay vào đó, chính sự ăn khách của họ máy cao cấp Galaxy S của Samsung mới giúp Android được người dùng ưa chuộng.
Chromebook Pixel là một thiết kế sang trọng, hoàn thiện hơn rất nhiều so với những người anh em giá rẻ Chromebook từng được tung ra trước đây. Nếu như Samsung Chromebook Series S 550 từng được coi là anh cả của các thiết kế dùng Chrome OS với mức giá 550 USD thì Pixel, với giá 1299 USD cho bản chỉ có Wi-Fi và ổ SSD 32GB, 1499 USD cho phiên bản 4G, SSD 64GB quả là một sự đại nhảy vọt về giá.
Google lý giải việc chọn phân khúc này cho Pixel là để tránh đụng độ với sản phẩm của các đối tác thân thiết như Samsung. Tuy nhiên, có vẻ như thành công của Apple và Android đã ảnh hưởng rõ rệt đến chiến lược mới để thúc đẩy Chrome OS. Hãng đã tập trung hơn vào việc thiết kế phần cứng, kiểu dáng và cấu hình của máy. Không chỉ hoàn thiện phần mềm mà còn để tâm tới từng chi tiết nhỏ như bản lề, sự bố trí của bo mạch điện tử, vị trí đặt loa, một khung máy chắc chắn…
Theo The Verge
Video đang HOT
Vietnamnet
Vắng Google, Windows Phone vẫn sống khỏe
Trong một cuộc phỏng vấn gần đây, giám đốc quản lý Google Apps - Clay Bavor đã nhấn mạnh rằng công ty sẽ không phát triển ứng dụng cho Windows 8 lẫn Windows Phone 8.
Ngoài ra, Google cũng sẽ ngưng hỗ trợ giao thức Microsoft ActiveSync trên Gmail khiến người dùng Windows Phone rất hoang mang về vấn đề đồng bộ giữa các dịch vụ Google với điện thoại. Từ đó dấy lên câu hỏi liệu WP có thể sống mà không có các sản phẩm và dịch vụ của Google hay không?
Chúng ta đều biết rằng mối quan hệ giữa Google và Microsoft từ trước đến nay vốn đã không được thân thiện. Theo nhiều phương diện, cuộc chiến giữa 2 gã khổng lồ hiện tại được xem như một dư âm từ quá khứ. Nếu nhìn lại cuộc chiến giữa Google và Microsoft trước đây, chúng ta sẽ có một phép đo về những tác động định hình nên Google của ngày hôm nay. Khi nói đến các kế hoạch và dòng sản phẩm của Google thì không thể không nhắc đến chủ tịch Eric Schmidt .
Ông luôn gây chiến với Microsoft trong suốt sự nghiệp của mình, chĩa họng súng thách thức vào Sun Microsystems và Novell - từng là 2 đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Microsoft. Tuy nhiên, cả 2 công ty này đã sớm bị loại khỏi vòng chiến và đối thủ lớn còn lại của Eric Schmidt vẫn là Microsoft. Có thể nói, Eric Schmidt là người đàn ông của những mâu thuẫn dai dẳng.
Eric Schmidt được giao trọng trách lèo lái con tàu non trẻ Google lướt qua những năm đầu tiên của cuộc hành trình và trong suốt thời gian này, ông đã định hình nên một Google mà chúng đã thấy - một công ty sở hữu nhiều sản phẩm gần như "một đối một" đối với Microsoft trong hầu hết các danh mục. Mặc dù cái gốc của Google vẫn là một công ty chuyên về dịch vụ tìm kiếm nhưng Google đã bỏ ra nhiều thời gian và tài nguyên để phát triển hệ điều hành của riêng mình (Android , Chrome OS) và thậm chí là gói sản phẩm phục vụ văn phòng. Nhằm cạnh tranh với Microsoft, Google vẫn "vui vẻ" phát hành các sản phẩm của mình miễn phí, điển hình như Google Docs .
Dĩ nhiên có nhiều lý do lý giải tại sao Google lại quyết định phát triển hệ điều hành riêng bởi từ lâu, họ đã nhận ra rằng "sẽ không đủ để tồn tại nếu chỉ sống bán kí sinh dưới dạng một phần phụ cho hệ điều hành Microsoft Windows hay chỉ cầm hơi bằng trình duyệt Chrome". Là một công ty quảng cáo, mục tiêu của Google là phải biết được về người dùng càng nhiều càng tốt. Vì vậy, khi xuất hiện trên môi trường Windows Desktop, Google Search không thể khai thác tối đa thông tin người dùng. Google cần một hệ thống mới nhằm đảm bảo rằng thông tin luôn được cung cấp đều đặn và không bị giới hạn, từ đây Google Android ra đời.
Những thông báo gần đây về việc Google sẽ không đầu tư phát triển cho nền tảng Windows Phone nghe có vẻ hơi sáo rỗng. Bởi lẽ, từ lúc WP ra đời cho đến nay, sự hiện diện của Google gần như bằng 0. Google Search là ứng dụng duy nhất của Google dành cho hệ điều hành này và nó cũng không hữu ích gì mấy. Không Google Maps, không có cả YouTube "chính chủ" nhưng không phải vì thế mà WP trở nên tẻ nhạt. Các lập trình viên WP đã phát triển những ứng dụng thay thế như gMaps hay Metrotube được đánh giá rất cao. Vì vậy, người dùng WP không có lý do gì để lo ngại khi thiếu vắng các ứng dụng chính hãng từ Google.
Dĩ nhiên về tâm lý chung, mỗi khi nghe tin Google phát hành ứng dụng cho iOS , người dùng WP vẫn mong muốn một điều tương tự. Tuy nhiên, chúng ta cần phải hiểu tại sao Google lại phát triển ứng dụng cho iOS. Lý do đơn giản là iOS có đủ lượng dữ liệu người dùng cần thiết để Google có thể khai thác và các dịch vụ thiết yếu trên iOS còn khá nghèo nàn.
Do đó, Google dễ dàng cung cấp các giải pháp thay thế như tìm kiếm, bản đồ hay thậm chí là email - những thứ Apple còn thiếu hoặc đầu tư chưa đầy đủ. Mặc dù gần đây, Apple đã cố gắng giảm bớt sự lệ thuộc vào Google nhưng sau vụ việc ứng dụng bản đồ mới vấp phải phản ứng gay gắt từ phía cộng đồng người dùng, có vẻ như Apple đã hiểu được rằng họ cần phải cố gắng hơn nữa. Trước mắt, Google vẫn sẽ hưởng lợi từ tất cả dữ liệu địa điểm mà người dùng iPhone cung cấp khi sử dụng nền tảng Google Maps. Google luôn có một vị thế trên iOS bởi họ cung cấp cho người dùng Apple những gì Apple không thể thực hiện.
Microsoft và Google dường như có những thứ để cạnh tranh với nhau trong hầu hết mọi lĩnh vực. Cả 2 công ty đều sở hữu những sản phẩm giống nhau đến kì lạ, từ dịch vụ tìm kiếm, email, hệ điều hành đến phần mềm hỗ trợ công việc, di động và bản đồ. Google tích hợp hầu hết các sản phẩm của mình vào nền tảng Android, đây chính là hệ thống phân phối của Google và nếu bạn đang đầu tư vào các sản phẩm hay dịch vụ của Google, Android chính là nơi bạn có thể tìm thấy tất cả.
Ngược lại, không gì tốt hơn để trải nghiệm các sản phẩm và dịch vụ của Microsoft bằng việc sử dụng nền tảng Windows Phone. Windows Phone cũng là một phần trong hệ sinh thái Windows hiện đang được gã khổng lồ phần mềm đổi mới. Vì vậy, nếu xét về chiến lược thì Microsoft và Google sở hữu nhiều điểm rất tương đồng.
Các dịch vụ nền web của Google.
Trở lại với câu hỏi đã đặt ra, thử nghĩ còn vị trí nào cho Google đối với một thiết bị mà dịch vụ tìm kiếm Bing được dành riêng cho một nút bấm? Bằng việc tích hợp Bing vào Windows Phone dưới dạng một phím bấm vật lý tiêu chuẩn bắt buộc phải có trên mọi thiết bị, Microsoft đã xác định ngay từ đầu rằng sẽ không có chỗ cho Google Search trên nền tảng mới nhất của mình. Đây là bước đi đầu tiên đủ hiệu quả để ngăn Google xâm lấn Windows Phone.
Thêm vào đó, Microsoft đã không ngần ngại đầu tư hàng triệu USD để phát triển nền tảng web hiện tại nhằm cạnh tranh với Google, tương tự cách Google phát triển hệ điều hành riêng của mình. Kết quả là Microsoft đã có một hệ sinh thái web đầy đủ với SkyDrive , Office nền web, Outlook, Bing và MSN. Trong một số trường hợp, những sản phẩm Microsoft cung cấp mang lại trải nghiệm thậm chí còn tốt hơn nhiều so với những gì Google cung cấp trên cả nền web và nền tảng Android của họ.
2 dịch vụ đáng chú ý nhất của Google có thể kể đến là Gmail và Google Docs. Nhưng liệu chúng có tác động đến nền tảng WP khi phải tìm chỗ đứng bên cạnh Outlook và Office? Câu trả lời có lẽ là không bởi những gì Microsoft cung cấp đều thuộc hàng cao cấp nhất. Hiện tại, cả 2 công ty đều cung cấp các dịch vụ gần như tương đương, có khi tốt hơn và cũng có khi kém hơn nhau. Vấn đề đối với WP là Microsoft đã tích hợp rất tốt những dịch vụ của mình vào một thiết bị duy nhất. Vì vậy, nó đơn giản là không còn chỗ cho Google để cung cấp những thứ tương tự.
Những ứng dụng và dịch vụ của Microsoft trên WP.
Hơn nữa, không chỉ WP, Windows 8 cũng vừa được Microsoft ra mắt với hàng loạt các dịch vụ chính tích hợp sẵn như Bing Maps, SkyDrive, Windows Store, Xbox, Mail và Bing Search. Vậy còn đâu không gian để Google cung cấp những thứ mà Microsoft không thể cung cấp?
Suy cho cùng, có lẽ Google đã đúng khi quyết định không phát triển cho một nền tảng không cần đến mình. Tuy nhiên, với việc loại bỏ giao thức ActiveSync trong các dịch vụ, Google đã "đổ thêm dầu vào lửa" cho cuộc chiến dai dẳng với đối thủ Microsoft cũng như sẵn lòng rời bỏ một lượng lớn người dùng và buộc họ phải tiếp cận trực tiếp với hệ sinh thái của mình. Google từ chối Windows 8 được xem là một quyết định rất ngạc nhiên và chỉ có thời gian mới cho chúng ta biết được Google có thay đổi quyết định này hay không.
Liệu Windows Phone có cần đến Google và các dịch vụ của họ để thành công? Câu trả lời là KHÔNG. Số phận của Windows Phone và sự tiếp nhận của thị trường không nằm trong tay của Google. Microsoft mới là người giữ chìa khóa thành công của WP: "cải tiến nhanh chóng, các dịch vụ đám mây và sự tích hợp chặt chẽ với phần còn lại của hệ sinh thái Microsoft .
Theo WPCentral
Tinhte
Sony tham gia sản xuất điện thoại Firefox Nhà sản xuất của Nhật cho biết đã bắt tay vào nền tảng mới mẻ này, tuy nhiên, phải tới năm 2014 thì sản phẩm của hãng mới xuất hiện chính thức. Sony cũng hứng thú với hệ điều hành cho smartphone giá rẻ, Firefox OS. Sau khi Alcatel và ZTE công bố những smartphone đầu tiên sử dụng hệ điều hành của...