Google lý giải việc gỡ tên ‘Tam Sa’ khỏi Hoàng Sa
Lãnh đạo truyền thông đối ngoại khu vực của Google cho rằng việc bỏ tên ‘ Tam Sa’ khỏi quần đảo Hoàng Sa trên bản đồ dựa trên chính sách miêu tả đối với vùng được cho là tranh chấp của công ty này.
Nhóm đảo Trăng Khuyết, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Ảnh: Wikipedia
“Chúng tôi có một chính sách lâu dài áp dụng trên phạm vi toàn cầu về việc miêu tả những khu vực tranh chấp, trong đó không có sự xác nhận hay khẳng định vị trí là thuộc quốc gia hay vùng lãnh thổ nào”, bà Amy Kunrojpanya, Giám đốc Truyền thông và Đối ngoại, Việt Nam, Thái Lan và Những Thị trường Mới nổi, Google Châu Á – Thái Bình Dương, tuyên bố. Do đó, bà cho hay tập đoàn đã cập nhật Google Maps để khắc phục vấn đề.
Trang Google Maps hiện đánh dấu toàn bộ quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam bằng tên quốc tế là Paracel. Việc tìm kiếm “Tam Sa” (Sansha) theo cách gọi của Trung Quốc trước đây với đảo Phú Lâm không hiển thị được kết quả nào.
Cái gọi là “thành phố Tam Sa” được Trung Quốc thành lập trên đảo Phú Lâm của Việt Nam từ tháng 7/2012 nhằm kiểm soát các quần đảo ở Biển Đông, trong đó có quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam, và bãi cạn Scarborough tranh chấp với Philippines.
Video đang HOT
Bất chấp sự phản đối của Việt Nam, Trung Quốc liên tục đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và hồi đầu tháng này thành lập ủy ban lập pháp tại Hoàng Sa, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam.
Một chiến dịch vận động đã diễn ra trên trang web Change.org thời gian qua, với hơn 2.000 người ký tên yêu cầu Google Maps bỏ tên tên tiếng Hoa khỏi bãi cạn tranh chấp giữa Trung Quốc và Philippines. Hiện bãi cạn cũng được đánh dấu bằng tên quốc tế là Scarborough, thay vì được xem là một phần của quần đảo Trung Sa (Zhongsha), thuộc “Tam Sa” của Trung Quốc như trước đây.
Việt Nam khẳng định việc chiếm đóng bằng vũ lực của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa cũng như Trường Sa là vô giá trị và yêu cầu Trung Quốc chấm dứt các hoạt động vi phạm chủ quyền của Việt Nam tại hai quần đảo này.
Trọng Giáp
Theo VNE
Pakistan tuyên bố bắn rơi máy bay không người lái Ấn Độ
Quân đội Pakistan cho biết đã bắn rơi một máy bay do thám không người lái của Ấn Độ tại khu vực tranh chấp Kashmir, tuy nhiên Delhi phủ nhận điều này.
Quân đội Pakistan công bố hình ảnh chiếc máy bay bị bắn hạ. Ảnh: Dawn
"Chiếc máy bay bị bắn hạ khi xâm phạm Đường kiểm soát, khu vực dọc biên giới Pakistan, gần Bhimber. Thiết bị này được dùng để chụp ảnh trên không", Reuters hôm qua dẫn thông báo từ quân đội Pakistan cho biết.
Bhimber chính là Kashmir, khu vực thuộc dãy Himalaya mà cả Pakistan và Ấn Độ tuyên bố chủ quyền. Hai bên được cho là có nhiều cuộc đấu súng dọc Đường kiểm soát bị quân sự hóa.
Lực lượng quân đội Pakistan cũng cung cấp một bức ảnh cho thấy một chiếc DJI Phantom 3 do Trung Quốc sản xuất, theo Huw Williams, biên tập viên tại Tạp chí quốc phòng IHS Jane's.
Dựa trên tầm hoạt động có giới hạn, khoảng 2 km, máy bay không người lái này có thể dùng để do thám hoặc kiểm soát an ninh, Williams đánh giá. Trong khi đó các chuyên gia công nghiệp cho rằng thiết bị nhỏ, không có vũ khí được buôn bán trên thị trường để ghi hình từ trên không có thể không mang theo công nghệ quân sự bí mật nào.
Quân đội Ấn Độ cũng như Không lực nước này (IAF) đều bác bỏ cáo buộc của Pakistan, cho rằng không có chiếc máy bay nào của họ bị bắn rơi hay gặp tai nạn, theo India Times.
Sự cố này xuất hiện không lâu saukhi Thủ tướng Ấn Narendra Modi và Thủ tướng Pakistan Nawaz Sharif có cuộc gặp "phá băng" tại Ufa, Nga. Hai nước này cũng nhất trí gia nhập tổ chức an ninh khu vực (SCO) do Trung Quốc và Nga đứng đầu, sau hội nghị thượng đỉnh hai ngày do Tổng thống Nga Vladimir Putin chủ trì.
Ấn Độ và Pakistan đã có ba cuộc chiến tranh kể từ khi hai nước giành độc lập từ Anh vào năm 1947. Cuộc chiến gần nhất xảy ra vào năm 1999. Khi đó quân đội Pakistan tràn qua đường phân định biên giới và chiếm khu vực Kargil của Ấn Độ, nhưng sau đó họ buộc phải rút.
Khánh Lynh
Theo VNE
Trung Quốc tăng lực tuần tra trên biển tranh chấp cho hạm đội Bắc Hải Hải quân Trung Quốc gần đây đã bổ sung chiến đấu cơ tuần tra bờ biển Y-8GX6 do Tập đoàn Máy bay Thiểm Tây chế tạo, cho Hạm đội Bắc Hải. Chiến đấu cơ Y-8GX6. (Ảnh: Popular Science) Hôm 30/6, tuần báo Quốc phòng IHS Jane's dẫn một bài viết trên trang web quốc phòng Trung Quốc cho biết chiến đấu cơ Y-8GX6...