Google không tiết lộ kế hoạch phát triển công cụ tìm kiếm cho Trung Quốc
Google từ chối trả lời những câu hỏi do nhiều thượng nghị sĩ Mỹ đặt ra về thông tin tập đoàn này đang phát triển một công cụ tìm kiếm chịu sự kiểm duyệt tại Trung Quốc.
Một nhóm thượng nghị sĩ Mỹ bao gồm các ông Tom Cotton, Marco Rubio, Robert Menendez, Cory Gardner đầu tháng 8 gửi thư truy vấn lý do Google muốn trở lại thị trường Trung Quốc.
Họ cũng bày tỏ lo ngại Google sẽ bị buộc phải thành lập liên doanh với một đối tác Trung Quốc, và liệu tập đoàn sẽ từ chối để chính phủ Bắc Kinh kiểm duyệt hay chấp nhận lập “danh sách đen” với một số tìm kiếm nhạy cảm.
Trong thư hồi đáp, Google từ chối trả lời. Giám đốc điều hành Sundar Pichai viết trong thư: “Google luôn công khai về mong muốn tăng khả năng phục vụ người dùng Trung Quốc cùng nhiều quốc gia khác. Chúng tôi đang cân nhắc kỹ càng vài phương án về cách cung cấp dịch vụ tại Trung Quốc phù hợp”.
“Chúng tôi cam kết thúc đẩy tiếp cận thông tin, tự do ngôn luận, quyền riêng tư trong khi vẫn tôn trọng luật pháp tại nơi chúng tôi hoạt động. Chúng tôi cố gắng đạt cân bằng, và đang tiếp cận những vấn đề này một cách cẩn trọng. Khả năng giới thiệu dịch vụ tìm kiếm tại Trung Quốc vẫn chưa rõ ràng”, theo giám đốc Pichai.
Video đang HOT
Vì một số vấn đề, Google từ chối trả lời những câu hỏi về tình hình phát triển của công cụ tìm kiếm cho thị trường Trung Quốc cũng như sự phối hợp của chính quyền Bắc Kinh trong việc này. Tuy nhiên, tập đoàn này khẳng định sẽ báo cáo về những kế hoạch liên quan trong tương lai.
Ủy ban Tình báo của Thượng viện Mỹ có yêu cầu Google tham gia phiên điều trần ngày 5.9 về chuyện nước ngoài can thiệp bầu cử và những hoạt động phi pháp trên mạng xã hội. Tuy nhiên, nhà đồng sáng lập Larry Page của tập đoàn đã không có mặt.
Vài quan chức Quốc hội lo ngại Google đang đặt lợi nhuận lên trên những quyền tự do cơ bản. Theo một nguồn tin: “Rõ ràng là họ muốn kiếm tiền hơn là giúp quân đội Mỹ hoạt động hiệu quả, an toàn hơn. Điều này thật tồi tệ. Google có vẻ như đang đánh cược rằng Quốc hội không thể và sẽ không hành động. Chúng tôi đề nghị họ đưa ra lời giải thích”.
Theo Washington Free Beacon
1.400 nhân viên Google ký tên vào lá thư phản đối kiểm duyệt công cụ tìm kiếm tại Trung Quốc
Trang The New York Times vừa đưa tin khoảng 1.400 nhân viên Google đã ký tên vào một lá thư nội bộ nhằm phản đối những nỗ lực của công ty đưa nền tảng tìm kiếm trở lại Trung Quốc. Hiện tại các nhà lãnh đạo của Google vẫn chưa lên tiếng về vụ việc này.
Theo báo cáo hồi đầu tháng vừa qua, việc Google muốn phát triển công cụ tìm kiếm được kiểm duyệt sẵn tại Trung Quốc đã nhận được sự phản ứng mạnh mẽ không chỉ từ các CEO của các trang mạng xã hội nước này mà còn từ chính nhân viên của công ty.
CEO Sundar Pichai của Google
Tờ The New York Times đưa tin, khoảng 1.400 nhân viên của Google đã ký một lá thư phản đối những nỗ lực của công ty để có được phiên bản kiểm duyệt công cụ tìm kiếm của mình ở Trung Quốc.
Lá thư lưu hành nội bộ nhằm "đánh giá đạo đức" về các dự án của công ty, các đại biểu được chọn bởi các nhân viên và những người có tên gọi "ombudspeople" sẽ tham gia vào việc đánh giá. Trích đoạn trong nội dung chính của bức thư:
"Chúng tôi cần một sự minh bạch, một chỗ đứng, cũng như một cam kết rõ ràng hơn đối với các quy trình. Nhân viên của Google cũng phải biết mình đang làm việc cho điều gì". Lá thư này được đặt ở chế độ "Yellow Code" - cấp độ cảnh báo chỉ sau "Red Mode" trong xếp hạng về độ nghiêm trọng trong nội bộ công ty.
Đây là thời điểm nhiều "biến cố" đang xảy ra tại Google
Vào năm 2010, Google đã rời khỏi Trung Quốc khi gặp phải trở ngại về kiểm duyệt tại Bắc Kinh. Tuy nhiên, ngày 3/8 vừa qua, 2 trang The Intercept và The Information đã đưa tin rằng Google đang làm việc trên một ứng dụng tìm kiếm và một ứng dụng tin tức bị kiểm duyệt để có thể đưa nền tảng tìm kiếm này trở lại Trung Quốc. Tuy tin tức này đã được báo cáo vào đầu năm ngoái nhưng công ty vẫn tiếp tục im lặng và bí mật làm việc.
Loại ứng dụng kiểm duyệt này được coi là vi phạm nhân quyền khi mà đồng sáng lập Sergey Brin của Google nói rằng lý do của việc rời đi trước đây là để phản đối "sức mạnh của chủ nghĩa độc tài" ở Trung Quốc. Thế nhưng, công ty vẫn bỏ ngỏ một lý do cho việc quay lại lần này là gì?
Trên thực tế Google vẫn âm thầm triển khai việc quay lại thị trường Trung Quốc mà không có bất cứ lời giải thích nào đối với những yêu cầu từ phía nhân viên đến 2 nhà lãnh đạo. Chính điều này gây ra những phản ứng mạnh mẽ trong nội bộ, một số tin tức rò rỉ cho rằng Google đã cung cấp các công cụ về AI cho quân đội.
Vào năm ngoái Google từng gặp một rắc rối tương tự với tin đồn công ty giúp Lầu Năm Góc của Mỹ phân tích video lái xe bằng cách sử dụng AI. Hơn 4.000 nhân viên đã ký một bức thư gửi CEO Sundar Pichai yêu cầu không được chế tạo vũ khí có sự hỗ trợ của AI. Về nguyên tắc không bao giờ được phép chế tạo ra vũ khí AI hoặc sử dụng AI để gây hại.
Quay trở lại thời điểm hiện tại thứ 5 vừa qua, người phát ngôn của Google cho biết các nhà lãnh đạo chưa lên tiếng bởi họ đang trong kỳ nghỉ hè - một lý do không thuyết phục được tất cả nhân viên đã ký tên vào lá thư.
Theo Tri Thuc Tre
Google phát triển AI giúp chống lạm dụng tình dục trẻ em Google vừa thông báo về công cụ mới sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) được hãng phát triển nhằm giúp các tổ chức ngăn chặn hoạt động lạm dụng tình dục trẻ em (CSAM) trực tuyến. Hiệu quả kiểm tra nội dung xấu được tăng gấp 700% nhờ AI của Google Theo Neowin, AI này sử dụng mạng nơron để xử lý...