Google khiếu nại Microsoft phản cạnh tranh tại EU
Ngày 25/9, Google thông báo đã đệ đơn khiếu nại lên Ủy ban châu Âu (EC) liên quan cáo buộc đối thủ Microsoft có các hoạt động cấp phép “ phản cạnh tranh” để buộc khách hàng phải sử dụng dịch vụ đám mây do hãng này cung cấp.
Biểu tượng Microsoft tại New York, Mỹ. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Theo đó, Google cho rằng Microsoft đang lạm dụng ưu thế bao phủ của hệ điều hành Windows Server để cản trở sự cạnh tranh.
Video đang HOT
Microsoft lợi dụng sự phụ thuộc của khách hàng doanh nghiệp vào các sản phẩm phần mềm “phải có” như Windows Server để buộc các khách hàng này phải sử dụng nền tảng đám mây Azure của mình. Phó Chủ tịch Google Cloud, Amit Zavery cho biết công ty tin rằng đây là cách duy nhất để chấm dứt tình trạng các nhà cung cấp ứng dụng phải ràng buộc với Microsoft và cũng để khách hàng có quyền lựa chọn cũng như tạo ra sân chơi bình đẳng cho các đối thủ cạnh tranh.
Ngoài ra, Google cũng cáo buộc Microsoft nâng mức phí nếu khách hàng sử dụng Windows Server hoặc các sản phẩm khác của công ty trên các dịch vụ của đối thủ như Google Cloud hoặc AWS của Amazon, mức tăng phí khoảng 400%. Google dẫn một nghiên cứu năm 2023 của tổ chức dịch vụ đám mây CISPE cho thấy các doanh nghiệp và cơ quan khu vực công ở châu Âu “phải gánh thêm khoản phí” tới 1 tỷ euro (1,12 tỷ USD) mỗi năm cho các khoản phạt liên quan tới Microsoft.
Theo Google, Windows Server của Microsoft và nhiều sản phẩm khác của hãng này chiếm hơn 70% thị phần tại các doanh nghiệp châu Âu. Chia sẻ trong blog mới cùng với chủ tịch khu vực châu Âu của Google Cloud, Tara Brady, ông Zavery cho biết các điều khoản cấp phép của Microsoft hạn chế khách hàng châu Âu chuyển khối lượng công việc Microsoft hiện tại sang dịch vụ đám mây của đối thủ cạnh tranh mặc dù không có rào cản kỹ thuật nào đối với việc này. Đối với các doanh nghiệp sử dụng nền tảng đám mây của đối thủ bất chấp chi phí, Microsoft đã tạo ra thêm nhiều rào cản trong vài năm qua, chẳng hạn như hạn chế các bản cập nhật bảo mật và tạo ra các rào cản tương tác khác.
Hiện Microsoft và Amazon Web Services là những đối thủ lớn nhất của Google trong lĩnh vực điện toán đám mây. Tại Liên minh châu Âu (EU), ngành điện toán đám mây có tốc độ tăng trưởng khoảng 20% mỗi năm, với nhiều tiềm năng.
Một nghiên cứu của hãng tư vấn McKinsey công bố hồi tháng 4 cho thấy gần 67% các công ty EU có chưa đến 50% khối lượng công việc của họ trên đám mây.
Các chuyên gia xác định nguyên nhân gây sự cố dịch vụ đám mây của Microsoft
Theo nguồn tin an ninh của Chính phủ Vương quốc Anh, sự cố công nghệ thông tin toàn cầu ảnh hưởng đến hàng loạt công ty truyền thông, ngân hàng và công ty viễn thông toàn thế giới trong ngày 19/7 đã không được xử lý theo cách ứng phó với một vụ tấn công mạng.
Biểu tượng Microsoft tại một cửa hàng ở London, Anh. Ảnh: THX/TTXVN
Nguồn tin giấu tên khẳng định các chuyên gia an ninh đã không xử lý sự cố này như các vụ liên quan đến tấn công mạng.
Trong khi đó, Cơ quan an ninh mạng quốc gia ANSSI của Pháp khẳng định không có bằng chứng nào cho thấy sự cố thông tin lần này là hệ lụy từ một vụ tấn công mạng. ANSSI cho biết nhiều nhóm chuyên gia đã được huy động để xác định nguyên nhân sự cố và hỗ trợ các cơ quan, tổ chức bị ảnh hưởng ở Pháp.
Dịch vụ đám mây của Microsoft ngày 19/7 gặp sự cố đã khiến hàng trăm chuyến bay bị hoãn hoặc hủy, trong khi các dịch vụ ngân hàng, truyền thông và các công ty khác trên thế giới cũng buộc phải tạm ngừng hoạt động.
Đơn vị dịch vụ đám mây của Microsoft, Azure đã thông báo nhận biết sự cố có liên quan đến máy ảo chạy hệ điều hành Windows và CrowdStrike. Hiện các máy ảo đang ở trạng thái "khởi động lại" và Azure cho biết đơn vị này đang xem xét các giải pháp có thể thực hiện để giảm thiểu những ảnh hưởng.
Liên minh bán dẫn Mỹ- Nhật Bản và mục tiêu cân bằng Hầu hết mọi người đều hiểu rằng công nghệ đã thay đổi cơ bản cuộc sống ở mọi nơi trên thế giới khi những chiếc điện thoại iPhone và mạng không dây 5G đang tạo ra những mạng lưới siêu kết nối. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu có một bộ phận rất quan trọng trong những thiết bị này, với kích...