Google hỗ trợ Việt Nam đào tạo kỹ năng số và khởi nghiệp sáng tạo
Ngày 15/7, tại Hà Nội, Công ty Công nghệ đa Quốc gia Google (Google) phối hợp với Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư ra mắt hai chương trình về phát triển nhân tài số (Google Career Certificates) và hỗ trợ công ty khởi nghiệp tại Việt Nam (Startups: Start-up Academy) với chủ đề “Cùng nhau làm chủ tương lai”.
Đây là một trong những hoạt động phối hợp giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư với các tập đoàn lớn trên thế giới nhằm huy động tối đa nguồn lực, hỗ trợ quốc tế để phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp cho Việt Nam.
Đảng, Chính phủ Việt Nam luôn quan tâm, chú trọng đến việc thúc đẩy phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, hỗ trợ doanh nghiệp, phát triển nguồn nhân lực cho khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo. Chính phủ đã ban hành những chủ trương, chính sách quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đổi mới sáng tạo trên phạm vi cả nước.
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương. Ảnh: V.Tôn/Báo Tin tức
Video đang HOT
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho biết, hệ thống đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp của Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực nhưng để đáp ứng được mục tiêu nền kinh tế số đóng góp 30% GDP vào năm 2030 như “Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 2021-2030″ đã xác định. Việt Nam cần thúc đẩy nhanh, mạnh mẽ hơn nữa việc phát triển nguồn nhân lực cho đổi mới sáng tạo và hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo. Để thực hiện mục tiêu này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tham mưu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nhiều chính sách, giải pháp phát triển doanh nghiệp, phát triển nguồn nhân lực cho nền kinh tế và đổi mới sáng tạo.
Thứ trưởng Trần Quốc Phương nhận định, hiện nay, hệ sinh thái đổi mới sáng tạo Việt Nam đang bước vào giai đoạn phát triển trọng yếu, cần nhiều sự đầu tư và hỗ trợ theo chiều sâu để có thể phát triển các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, từ đó hình thành được đội ngũ nhân lực có chất lượng cao, mang tầm quốc tế. Trong bối cảnh này, việc hợp tác giữa Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia và Google sẽ giúp thu hẹp khoảng cách kỹ thuật số bằng cách cung cấp nhiều cơ hội học tập và phát triển cho những nhân tài, doanh nghiệp khởi nghiệp tại Việt Nam.
Theo báo cáo của AlphaBeta, nếu được tận dụng tối đa, chuyển đổi số có thể mang lại giá trị kinh tế hàng năm lên tới hơn 1,7 triệu tỷ đồng (khoảng 74 tỷ USD) cho Việt Nam vào năm 2030. Hai trong số những trụ cột hành động chính giúp nắm bắt đầy đủ tiềm năng nêu trên là phát triển hệ sinh thái công nghệ trong nước, đào tạo kỹ năng số cho người lao động và sinh viên.
Bà Stephanie Davis, Phó Chủ tịch Google khu vực châu Á-Thái Bình Dương chia sẻ, phía Google mong muốn được cung cấp cơ hội về kỹ thuật số cho tất cả người dân Việt Nam. Với cam kết thúc đẩy quá trình chuyển đổi số của quốc gia, hỗ trợ nỗ lực của Chính phủ trong việc xây dựng một đội ngũ nhân tài số mạnh mẽ, đồng thời giúp các công ty khởi nghiệp trong nước phát triển, hai chương trình được triển khai đều hướng đến việc khai phá cơ hội cho nhiều người hơn bằng cách tạo điều kiện tiếp cận cơ hội việc làm kỹ thuật số, hỗ trợ các doanh nhân Việt Nam phát triển kinh doanh.
Theo thống kê, Chương trình hỗ trợ thúc đẩy khởi nghiệp (Google for Startups Accelerator) đã giúp nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp của Việt Nam vươn ra toàn cầu. Hơn 650.000 lao động trên khắp cả nước, từ các doanh nghiệp nhỏ đến những cá nhân có nhu cầu chuyển hướng sang bán hàng truyền thông, bán hàng trực tuyến đã được hưởng lợi từ các chương trình hợp tác đào tạo.
Các khóa, bài đào tạo trong Chương trình phát triển nhân tài số được thiết kế linh hoạt, triển khai trên các nền tảng trực tuyến, trang bị kiến thức phù hợp với nhiều đối tượng lao động, người vừa học vừa làm tại Việt Nam. Đặc biệt, Google sẽ hợp tác với NIC dành tặng 20.000 suất học bổng cho học viên của hơn 40 trường đại học và trường nghề tại Việt Nam; trong đó, chương trình dành khoảng 3.000 suất học bổng cho các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân có nhu cầu bằng cách đăng ký trực tiếp tại website: nhantaiso.nic.gov.vn.
TP Sầm Sơn chú trọng phát triển nguồn nhân lực
Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển. Nắm bắt rõ điều đó, những năm qua TP Sầm Sơn luôn chú trọng nguồn lực con người, quan tâm đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
Lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho nhân lực du lịch do UBND TP Sầm Sơn tổ chức hồi cuối tháng 5-2022.
Là đô thị du lịch trẻ năng động, có tiềm năng và dư địa phát triển lớn. Song, để khai thác nhằm biến tiềm năng thành lợi thế thì yêu cầu về nguồn nhân lực bảo đảm cả về số lượng và chất lượng, luôn là vấn đề trăn trở của TP Sầm Sơn. Theo đánh giá của chính quyền địa phương, nguồn lao động của thành phố tương đối dồi dào. Cụ thể, tính từ năm 2016 đến nay, bình quân mỗi năm thành phố có khoảng 1.759 người đủ từ 15 tuổi bước vào độ tuổi lao động để bổ sung vào nguồn lao động địa phương; hơn 1.586 người hoàn thành bậc học THPT. Năm 2021, dân số thành phố là 111.317 người, trong đó số người trong độ tuổi lao động là 71.700 người, chiếm 64,41% dân số; tỷ lệ lao động qua đào tạo (kể cả đào tạo bằng hình thức truyền nghề) chiếm khoảng 75%; tỷ lệ học sinh thi đỗ vào các trường cao đẳng, đại học chiếm khoảng 60%; cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan Đảng, đoàn thể, chính quyền và đơn vị sự nghiệp là gần 2.000 người, trong đó 100% có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ từ trung cấp trở lên.
Nhìn vào những kết quả trên có thể nói, công tác phát triển nguồn nhân lực đã được cấp ủy, chính quyền TP Sầm Sơn quan tâm. Tuy nhiên, cũng như nhiều địa phương khác, vấn đề chất lượng nguồn nhân lực cũng đang là bài toán khó của thành phố. Mặc dù địa phương đã triển khai nhiều giải pháp, chính sách nhằm phát triển nguồn nhân lực, như chú trọng công tác đào tạo nghề; tập huấn nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, chủ các doanh nghiệp, nhà hàng, khách sạn, người lao động phục vụ du lịch; cử cán bộ, công chức, viên chức đi đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị... Tuy nhiên, trước yêu cầu thực tiễn, đến nay một số giải pháp, chính sách được thành phố triển khai những năm qua đã không còn phù hợp. Điều đó dẫn đến hệ quả là mất cân đối về lực lượng lao động giữa các ngành nghề, giữa khu vực nông thôn và thành thị, giữa các tháng trong năm. Cùng với đó là các kỹ năng thực hành, ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, công nghệ của người lao động vào sản xuất còn bất cập; trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và năng lực thực tiễn của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức còn hạn chế. Hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu đào tạo nhân lực; việc nắm bắt thông tin về thị trường lao động còn hạn chế, dẫn đến việc xây dựng chỉ tiêu đào tạo, ngành nghề đào tạo và trình độ đào tạo chưa sát, chưa đáp ứng yêu cầu xã hội...
Thực trạng trên đã và đang đặt ra yêu cầu cho cấp ủy, chính quyền thành phố trong việc đề ra và triển khai các giải pháp hữu hiệu hơn nữa để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhằm tạo bước đột phá trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội toàn diện, hiệu quả và bền vững. Để làm cơ sở cho việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, mới đây, thành phố đã xây dựng Đề án Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội thành phố giai đoạn 2022-2025. Theo đó, thành phố xác định phải tạo ra một lực lượng lao động có trình độ, kỹ năng, kỹ thuật ngày càng cao, đáp ứng các chương trình kinh tế - xã hội trọng tâm của thành phố và doanh nghiệp. Cùng với đó, tập trung đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và cán bộ lãnh đạo, quản lý có phẩm chất, năng lực, có phong cách làm việc chuyên nghiệp, khoa học, có khả năng hội nhập để thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh và xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.
Thành phố phấn đấu đến năm 2025, tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu học đạt 100%, tốt nghiệp THCS đạt trên 99,5%, tốt nghiệp THPT đạt trên 97%; hằng năm tổ chức từ 5 - 10 lớp, với từ 1.750 - 2.000 lao động, để đào tạo nghề sơ cấp cho lao động nông thôn hoặc lao động có nhu cầu chuyển đổi nghề nghiệp, nhằm nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 85%, đồng thời giảm tỷ lệ thất nghiệp năm 2025 xuống còn khoảng 3%. Đối với cán bộ, công chức cấp thành phố, phấn đấu đến năm 2025, 100% đạt yêu cầu tiêu chuẩn quy định; hằng năm có ít nhất 90% cán bộ, công chức được cập nhật kiến thức pháp luật, bồi dưỡng đạo đức công vụ; 80% được cập nhật, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, phương pháp thực thi công vụ. Đối với cán bộ, công chức xã, phường và người hoạt động không chuyên trách, phấn đấu đến năm 2025, 100% có trình độ chuyên môn từ cao đẳng, đại học trở lên; 90% có trình độ chuyên môn phù hợp với vị trí công tác; 100% có trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên...
Để từng bước hiện thực hóa các mục tiêu trên, thành phố xác định, tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, quản lý của chính quyền các cấp đối với công tác phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là giải pháp trọng tâm. Từ đó, tạo hành lang pháp lý và cơ sở cho việc huy động các nguồn lực hỗ trợ việc phát triển nguồn nhân lực. Cùng với đó, thành phố đẩy mạnh công tác tuyên truyền về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác phát triển nguồn nhân lực, xem đây là nhiệm vụ quan trọng của cả hệ thống chính trị từ thành phố đến xã, phường. Đặc biệt, thành phố chú trọng đổi mới mạnh mẽ công tác giáo dục - đào tạo, xem đây là tiền đề cho công tác phát triển nguồn nhân lực. Đồng thời, tạo cơ chế, môi trường thuận lợi để khuyến khích việc liên kết giữa doanh nghiệp với các cơ sở đào tạo nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo gắn với giải quyết việc làm; tạo cơ chế để thu hút con em Sầm Sơn tốt nghiệp đại học loại giỏi ở các lĩnh vực về quê hương công tác, cống hiến. Ngoài ra, thành phố cũng tăng cường đầu tư ngân sách và đẩy mạnh xã hội hóa trong đào tạo, phát triển nguồn nhân lực; tăng cường phối hợp với các doanh nghiệp trên địa bàn trong việc đào tạo, bố trí việc làm mới cho lao động...
Với các mục tiêu và giải pháp cụ thể, TP Sầm Sơn hướng đến xây dựng nguồn nhân lực vừa bảo đảm quy mô, cơ cấu, vừa có chất lượng cao, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập mạnh mẽ hiện nay.
Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, Thông tư số 06/2022/TT-BKHĐT hướng dẫn một số điều của Nghị định số 80/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25/6/2022. Công nhân lao động tại Công ty...