Google gặp khó vì kiện tụng ở châu Âu
Hãng tìm kiếm vừa bị cáo buộc lợi dụng hệ điều hành Android để đưa các ứng dụng chủ chốt lên đa số smartphone trong khi vẫn chưa giải quyết xong vụ lùm xùm về công cụ tìm kiến tại châu lục này.
Bên đâm đơn kiện là Fairsearch Europe, một liên minh chống độc quyền tại châu Âu trên lĩnh vực tìm kiếm trực tuyến và tìm kiếm trên điện thoại.Thành viên của tổ chức này có nhiều “ông lớn” như Nokia, Microsoft hay Orcale. Thomas Vinje, luật sư của Fairsearch Europe cáo buộc Google đang dùng Android như một công cụ “lừa bịp” để giúp cho các ứng dụng quan trọng của hãng tìm kiếm xâm chiếm tới 70% số lượng smartphone xuất xưởng hiện nay.
Google vẫn đang phải giải quyết vụ lùm xùm về công cụ tìm kiếm của mình tại châu Âu. Ảnh: Cnet.
Video đang HOT
Để giải thích thêm cho lời cáo buộc của mình, ông Thomas Vinjie cho biết khi các hãng sản xuất thoả thuận được với Google về việc sử dụng Android, họ phải đối mặt với việc phải sắp xếp các ứng dụng của Google ở những vị trí nổi bật trên giao diện hiển thị, song song với phần mềm của chính họ.
Trong khi đó, Joaquín Almunia, người đứng đầu tổ chức chống độc quyền của liên minh châu Âu, từ chối cung cấp thông tin về vụ kiện mới nhất. Tuy nhiên, ông cho biết các cơ quan quản lý từng thực hiện một điều tra độc lập về Android trong suốt hai năm để xem liệu Google có lợi dụng hệ điều hành này nhằm chiếm vị trí độc quyền trong mảng tìm kiếm trực tuyến hay không. Joaquín Almunia nói thêm rằng trong tuần này, “gã khổng lồ tìm kiếm” cũng đã gửi đơn xin xoá bỏ những lời cáo buộc về công cụ tìm kiếm của mình trước đó.
Đại diện của Google không đưa ra lời bình luận nào về các nhận định của đại diện Uỷ ban châu Âu. Người này chỉ nói rằng Google đang hợp tác với Uỷ ban châu Âu để giải quyết vụ liên quan đến công cụ tìm kiếm của hãng.
Tháng 11/2010, Uỷ ban châu Âu đã mở cuộc điều tra về việc Google lợi dụng việc mình đang thống trị mảng tìm kiếm để thay đổi các kết quả tìm kiếm theo ý riêng để dẫn người dùng tìm tới các dịch vụ của mình thay vì đối thủ. Tổ chức này còn điều tra xem liệu hãng tìm kiếm có cạnh tranh không lành mạnh với đối thủ bằng cách đưa các kết quả tìm kiếm từ website khác vào của mình hay không. Ngoài ra, Google cũng bị “sờ gáy” về việc tiến hành quảng cáo phù hợp với luật chống độc quyền tại châu Âu.
Tháng 5 năm ngoái, Uỷ ban châu Âu đã tuyên bố rằng Google có thay đổi cách thức hiển thị kết quả tìm kiếm để cạnh tranh không lành mạnh. Hãng tìm kiếm đã phải tìm cách đàm phán với các nhà chức trách để thay đổi tình thế.
Theo VNE
Facebook ra mắt công cụ quảng cáo "truy lùng" khách hàng giống nhau
Ngày hôm qua (20/3), Facebook đã công bố ra mắt tính năng "lookalike audiences" (tạm dịch: người dùng giống nhau), một lựa chọn quảng cáo mới cho phép các công ty quảng cáo tiếp cận với những người dùng có đặc điểm giống như khách hàng hiện thời của mình.
Theo trang công nghệ Cnet, công cụ tìm kiếm đối tượng quảng cáo, vốn được Facebook thử nghiệm với một vài công ty quảng cáo trong vài tuần vừa qua, đã đưa hệ thống lựa chọn đối tượng quảng cáo của mạng xã hội này lên một tầm cao mới. Các công ty quảng cáo giờ đã có thể lựa chọn ra các đối tượng quảng cáo một cách thông minh hơn trước.
Trước đây, trên Facebook, các mẫu quảng cáo được đưa tới tay các khách hàng mà một công ty đã có từ trước. "Với lookalike audience, Facebook có thể sử dụng sở thích hoặc đặc điểm nhân trắc học để đưa các mẫu quảng cáo đến với những người có đặc điểm giống như các khách hàng hiện tại của mình", theo một bài viết trên blog của công ty.
Theo mạng xã hội này, công cụ quảng cáo nói trên sẽ đến tay các công ty quảng cáo vào cuối tuần này.
Theo VnReview
Google cực lực phản đối luật đòi thu bản quyền "những mẩu trích dẫn ngắn" Hạ viện Đức vừa thông qua một đạo luật gây tranh cãi buộc các công cụ tìm kiếm và hãng thu thập tin tức trả tiền bản quyền cho các đoạn thông tin hiển thị trong kết quả. Ngày 1/3, Hạ viện Đức đã thông qua luật Leistungsschutzrecht fr Presseverleger (LSR), hay còn gọi là "luật bản quyền lệ thuộc với các hãng...