Google gặp biến lớn: Bị cáo buộc kiếm tiền từ việc theo dõi ‘những thứ nhạy cảm nhất’ của người dùng, rủi ro thanh trừng toàn ngành đang cận kề
Ngành công nghiệp quảng cáo trị giá 300 tỷ USD sắp được viết lại sau khi Facebook và giờ là Google bị bóc phốt.
Dữ liệu Google thu thập được từ khách hàng được coi là cơ sở để định giá Alphabet – công ty mẹ vốn trị giá 1.800 tỷ USD. Bất chấp việc bị giới hạn quyền truy cập, từ lịch sử tìm kiếm đến vị trí người dùng, Google vẫn có thể kiếm tiền từ các hàng tỷ hồ sơ kỹ thuật số.
Điều này khiến một số tiểu bang và nhóm người dùng tại Mỹ phẫn nộ. Họ quyết định kiện Google vì cho rằng gã khổng lồ này đã xâm phạm quyền riêng tư trái phép. Nếu Google không thể kháng cáo, ngành công nghiệp quảng cáo trị giá 300 tỷ USD có thể đứng trước nguy cơ tái định hình khi sự bành trướng của các tập đoàn công nghệ lớn bị siết chặt.
1. Google kiếm tiền như thế nào?
Khi người dùng truy cập trình duyệt Chrome, công cụ tìm kiếm hoặc hệ điều hành Android, Google sẽ thu nhập dữ liệu hành vi để xây dựng hình ảnh, sở thích và mối quan tâm của khách hàng. Đây được ví von như những “bụi vàng” của các nhà tiếp thị sản phẩm trong nỗ lực hướng người dùng đến quảng cáo mục tiêu.
Google thu nhập dữ liệu hành vi để xây dựng hình ảnh, sở thích và mối quan tâm của khách hàng khi họ truy cập trình duyệt Chrome.
Như vậy, vai trò của Google, với tư cách là người trung gian, sẽ liên kết các nhà quảng cáo trực tuyến và người dùng. Dữ liệu khách hàng cũng được Google thu nhập để cá nhân hóa nội dung cũng như duy trì và cải thiện dịch vụ. Kho thông tin khổng lồ này, kết hợp với dữ liệu Facebook thu thập và một số nền tảng công nghệ khác sẽ khiến các Big Tech của Thung lũng Silicon sở hữu lợi thế cạnh tranh lớn mà bất kỳ đối thủ tiềm năng nào cũng không thể đánh gục.
2. Google đối mặt với bao nhiêu vụ kiện?
Hồi tháng 1, Texas, Washington, Indiana và Washington đã kiện Google với cáo buộc đánh lừa người dùng tiết lộ dữ liệu vị trí để nhắm quảng cáo mục tiêu. Hai vụ kiện tập thể thay mặt hàng triệu người dùng Google mới đây cũng cho rằng gã khổng lồ này đã bí mật thu thập dữ liệu thông qua trình duyệt web Chrome. Họ khẳng định Google đã theo dõi “những thứ nhạy cảm nhất đủ khiến bạn xấu hổ” ngay cả khi người dùng bật chế độ “Ẩn danh” – cách truy cập được cho là có thể đảm bảo quyền riêng tư hơn.
Ngoài ra, bên nguyên đơn cũng cáo buộc Google thu thập bất hợp pháp dữ liệu từ những người dùng Chrome, ngay cả khi họ không hề đồng bộ hóa tài khoản Google với trình duyệt web này. Tuy nhiên, phía Google liên tục kháng cáo. Họ cho rằng người dùng đã hiểu sai về cách công ty này kiểm soát quyền riêng tư.
Hiện các nguyên đơn trong vụ kiện tính năng “đồng bộ hóa” của Chrome đang chờ phiên điều trần diễn ra vào ngày 31/5 tới đây để biết xem liệu họ có thể thay mặt hàng triệu người dùng khác khởi kiện tập thể Google hay không. Các nguyên đơn trong vụ kiện “Ẩn danh” cũng đang đề xuất được khởi kiện tập thể trong phiên điều trần vào tháng 9 sắp tới. Giám đốc điều hành Alphabet, ông Sundar Pichai, được lệnh phải hầu toà.
Video đang HOT
3. Điều gì đang đe dọa Google?
Nếu không thể kháng cáo, Google rất có thể sẽ bị toà giới hạn khả năng thu thập dữ liệu. Theo Matthew Schettenhelm, chuyên gia phân tích thuộc Bloomberg Intelligence, Google khi đó còn phải trả hàng chục tỷ USD tiền bồi thường trong vụ kiện về chế độ “Ẩn danh”.
Ở một diễn biến khác, những người kiện Google xây dựng đế chế nghìn tỷ USD “hoàn toàn dựa trên giá trị dữ liệu người dùng Internet” cũng đang đòi bồi thường thiệt hại ít nhất 1.000 USD cho mỗi tài khoản.
Các chuyên gia cho rằng các phán quyết chống lại Google có thể thúc đẩy các cơ quan quản lý và nhà lập pháp truy sát hoạt động thu thập dữ liệu của công ty và nghiêm trọng hơn, là đàn áp toàn ngành công nghiệp quảng cáo.
Bất kỳ giới hạn nào đối với việc thu thập thông tin của Google đều sẽ tác động tiêu cực tới Meta.
Hiện chưa rõ điều này sẽ khiến các gã khổng lồ công nghệ thiệt hại ra sao, song Meta được cho là sẽ chịu ảnh hưởng nhiều hơn cả. Bất kỳ giới hạn nào đối với việc thu thập thông tin của Google đều sẽ tác động tiêu cực tới mạng xã hội lớn nhất hành tinh bởi họ chủ yếu kiếm tiền từ dữ liệu khách hàng.
Trước đó, Meta cũng đã phải trả hàng tỷ USD tiền phạt do vi phạm quyền riêng tư người dùng trong nhiều năm, song điều này cũng không ảnh hưởng quá nhiều đến sự bành trướng của tập đoàn. Chỉ đến tháng 2 năm nay, Meta mới thực sự phải “nếm trái đắng” khi lần đầu tiên chứng kiến lượng người dùng sụt giảm. Giá trị cổ phiếu lao dốc khiến 230 tỷ USD giá trị vốn hoá “bốc hơi” trong phút chốc.
4. Phản ứng của Google?
Trước áp lực từ người dùng và cơ quan quản lý về quyền riêng tư, hồi năm 2020, Google tuyên bố cấm các nhà quảng cáo sử dụng cookie của bên thứ ba để theo dõi người dùng Chrome. Quyết định này đã gây ra làn sóng phản ứng dữ dội từ phía các công ty quảng cáo vốn dựa vào Google để tiếp cận tệp khách hàng. Gã khổng lồ này sau đó đã buộc phải trì hoãn lệnh cấm đến cuối năm 2023.
Google từng tuyên bố cấm các nhà quảng cáo sử dụng cookie của bên thứ ba để theo dõi người dùng Chrome.
Một thời gian sau, Google tuyên bố đã tìm ra giải pháp thay thế cookie, cho phép các công ty quảng cáo tiếp cận người dùng dựa trên dữ liệu thông tin cá nhân. Hồi tháng 2, Google cũng đề xuất một số công cụ cho hệ điều hành Android giúp quyền riêng tư người dùng được bảo vệ. Các chuyên gia nhận định động thái này chỉ nhằm mục đích giải quyết những lo ngại xoay quanh quyền riêng tư, qua đó giúp Google củng cố hơn vị trị thống trị trong thị trường quảng cáo kỹ thuật số.
5. Còn ai đang “để mắt” tới Google?
Ngoài Mỹ, châu Âu cũng đang gia tăng áp lực lên Google.
Dựa trên cơ chế hoạt động kinh doanh quảng cáo trực tuyến, văn phòng Cartel Liên bang Đức hiện đang điều tra cách Big Tech này xử lý thông tin khách hàng. Cơ quan bảo vệ dữ liệu Pháp mới đây cũng áp mức phạt lên Google vì hành vi theo dõi trên công cụ tìm kiếm.
Bên cạnh đó, Anh cũng đang để mắt tới gã khổng lồ này như một phần của công cuộc điều tra chống độc quyền. Cơ quan bảo vệ dữ liệu người dùng tại Ireland cũng đang chuẩn bị đưa ra phán quyết mới được cho là có thể khiến các Big Tech khó chuyển dữ liệu người dùng sang Mỹ.
Châu Âu đang gia tăng áp lực lên Google.
Đầu tháng này, PriceRunner, một công ty có trụ sở tại Thụy Điển đã đệ đơn kiện Google lên Tòa án Liên minh châu Âu và đòi được bồi thường 2,4 tỷ USD.
“Chúng tôi đòi lại công bằng cho những thiệt hại mà Google đã gây ra trong suốt nhiều năm qua”, Giám đốc điều hành PriceRunner Mikael Lindahl cho biết. “Chúng tôi coi đây là cuộc chiến dành cho những người đã phải chịu đựng sự vi phạm luật cạnh tranh của Google trong suốt 14 năm”.
'Cỗ máy' quảng cáo 150 tỷ USD của Google
Với vốn hóa hơn 1,7 nghìn tỷ USD, Alphabet - công ty mẹ Google - là một trong những công ty đại chúng giá trị nhất hành tinh.
Ra đời từ cuộc đại cơ cấu năm 2015, Alphabet về cơ bản là công ty mẹ của Google, đóng góp gần như toàn bộ doanh thu và lợi nhuận. Google luôn mô tả bản thân như một hãng công nghệ và đầu tư vào nhiều lĩnh vực như tìm kiếm Internet, di động, trí tuệ nhân tạo, xe tự hành, công nghệ y tế. Dù vậy, mảng kinh doanh chính của Google vẫn là quảng cáo trực tuyến. Năm 2020, Alphabet ghi nhận 183 tỷ USD doanh thu, trong đó 147 tỷ USD - hơn 80% - đến từ bộ phận quảng cáo.
Google là người dẫn đầu thị trường quảng cáo trực tuyến trong hơn một thập kỷ và dự kiến chiếm gần 29% thị phần chi tiêu quảng cáo kỹ thuật số năm 2021, theo hãng nghiên cứu eMarkerter. Trong nhiều năm, Google xây dựng và mua lại một số công cụ quảng cáo, cho phép người mua quảng cáo tìm kiếm loại đối tượng mà họ hướng đến trên Google Search, YouTube, Maps và các website khác. Dù Search và các tài sản khác vẫn chiếm phần lớn doanh thu quảng cáo Google, mảng quảng cáo của YouTube - tăng trưởng 50% trong quý I - ngày càng cạnh tranh gắt gao hơn với quảng cáo truyền hình truyền thống.
Tìm kiếm và các tài sản Google khác
Tìm kiếm là bộ phận sinh lời nhất của Google. Năm 2020, công ty tạo ra 104 tỷ USD doanh thu từ "tìm kiếm và các hoạt động khác", chiếm 71% doanh thu quảng cáo của Google và 57% tổng doanh thu của Alphabet.
Số liệu "tìm kiếm và hoạt động khác" bao gồm doanh thu phát sinh từ các tài sản tìm kiếm của Google, cùng với quảng cáo trên các sản phẩm khác do Google sở hữu như Gmail, Maps và Google Play. Các nhà quảng cáo sử dụng sản phẩm Google có thể đấu giá từ khóa tìm kiếm, chính là các từ/cụm tự cụ thể để quảng cáo của họ hiển thị trước mắt người dùng mục tiêu trong kết quả tìm kiếm.
Mỗi nhà quảng cáo lại được lựa chọn từ nhiều chiến lược đấu giá khác nhau. Nếu họ muốn tăng lưu lượng truy cập đến website, họ có thể chọn đặt giá thầu "cost-per-click" (CPC - chi phí mỗi lượt nhấp) để trả tiền dựa trên mỗi lần ai đó nhấp chuột vào quảng cáo. Họ sẽ đặt một giá thầu chi phí tối đa cho mỗi lượt nhấp (CPC tối đa). Theo chuyên gia tiếp thị kỹ thuật số Joe Balestrino, ngành nào càng cạnh tranh và mở rộng, giá thầu càng đắt đỏ.
"Chẳng hạn, nếu bạn là một luật sư và giải quyết các vụ tai nạn cần cẩu... Bạn muốn thu về hàng triệu USD trong một vụ kiện, khi đó bạn có thể chi hàng trăm USD cho một lượt nhấp chuột. Nếu bạn đang điều hành một dịch vụ dọn dẹp nhà cửa, bạn có thể chỉ trả 7 USD cho mỗi lượt nhấp chuột vì chi phí trung bình chỉ là 50 USD. Vì vậy, phụ thuộc vào mức độ ngách và số tiền một chủ doanh nghiệp muốn kiếm được, giá các từ khóa cũng khác nhau", ông giải thích.
Google cũng cho phép các nhà quảng cáo đặt mục tiêu địa điểm, ngôn ngữ hay khán giả. Chẳng hạn, người quan tâm đến mua sản phẩm, dịch vụ liên quan tới tài chính hay những người đi thuê nhà/cho thuê nhà.
Google chủ yếu hiển thị quảng cáo trên các tìm kiếm thương mại, đồng nghĩa với khoảng 80% tìm kiếm không tạo ra thu nhập thông qua quảng cáo. Tuy nhiên, khi xu hướng mua sắm có xu hướng chuyển lên không gian mạng nhiều hơn, các nhà phân tích dự báo ngân sách quảng cáo cũng dịch chuyển từ truyền hình và tiếp thị trực tiếp sang tìm kiếm.
Trong khi đó, các sản phẩm như Maps (bản đồ) ngày càng quang trọng về khía cạnh quảng cáo. Sử dụng bản đồ Google, các nhà quảng cáo có thể mua quảng cáo cho các địa điểm "ghim" và danh sách doanh nghiệp địa phương. Bản đồ mới cho phép quảng cáo từ năm 2019, có hơn 1 tỷ người dùng tích cực hàng tháng. Theo một số chuyên gia, bản đồ là một trong các sản phẩm chưa được khai thác nhiều nhất của Google. Nhà phân tích Brian Nowak của Morgan Stanley dự đoán quảng cáo trên Maps trị giá 11 tỷ USD vào năm 2023.
YouTube
Theo báo cáo kinh doanh năm 2020, YouTube đóng góp ít nhất trong ba nguồn thu quảng cáo lớn nhất của Google, đem về gần 20 tỷ USD doanh thu, tương đương 13%. Song, YouTube đang phát triển nhanh hơn bất kỳ nguồn thu quảng cáo nào khác của hãng.
Nếu các tác giả YouTube muốn kiếm tiền từ kênh của mình và đủ điều kiện, họ có thể bật quảng cáo video và chia sẻ doanh thu quảng cáo với Google. Ngược lại, YouTube cũng chạy quảng cáo trên video từ các kênh chưa nằm trong danh sách chương trình đối tác.
Các tác giả cũng có thể kiếm tiền bằng những cách khác như cài đặt thành viên trên kênh, bán hàng hóa hay nhận hoa hồng khi thành viên YouTube Premium xem video của họ.
Một nhà tiếp thị muốn mua quảng cáo trên YouTube có nhiều lựa chọn, bao gồm quảng cáo trong luồng có thể/không thể bỏ qua, quảng cáo khám phá video, quảng cáo đệm, quảng cáo ngoài luồng phát, quảng cáo trên đầu trang chủ.
Những tháng qua, YouTube thông báo vài tính năng thử nghiệm, không chỉ xác định sản phẩm trong video mà còn lập danh sách các mặt hàng đó. Thuật toán gợi ý video liên quan khi người dùng cuộn chuột cũng là công cụ kiếm tiền tiềm năng. Myles Younger, Giám đốc cấp cao hãng nghiên cứu MightyHive, nhận định, dù đã lớn mạnh, YouTube giống như một gã khổng lồ đang say giấc bên trong hệ sinh thái Google. Các nhà quảng cáo vô cùng chuộng video, đặc biệt nếu họ mua chúng một cách tự động bằng dữ liệu ở quy mô hơn.
Google Network và công nghệ quảng cáo cho nhà xuất bản
Chân kiềng thứ ba trong doanh thu quảng cáo của Google là Google Network, đóng góp 23 tỷ USD doanh thu năm 2020. Nó bao gồm doanh thu phát sinh từ bán quảng cáo bên ngoài Google. Nói cách khác, các nhà xuất bản hay phát triển ứng dụng có thể sử dụng nền tảng của Google như AdSense, Google Ad Manager, AdMob để cung cấp các suất quảng cáo cho nhà quảng cáo. Các nhà xuất bản và Google phân chia doanh thu theo các tỉ lệ khác nhau, phụ thuộc vào công việc của mỗi bên.
Hiện nay, hơn 2 triệu nhà xuất bản nội dung là khách hàng của AdSense. Họ sẽ nhập mã Google lên website hoặc video, sau đó nhà quảng cáo đấu thầu để mua quảng cáo. Nếu nội dung của nhà xuất bản hiển thị quảng cáo qua AdSense, họ sẽ nhận được 68% doanh thu mà Google công nhận liên quan đến dịch vụ. Họ cũng có thể đặt quảng cáo tìm kiếm lên website hoặc ứng dụng để kiếm doanh thu khi độc giả bấm chuột, rồi nhận về 51% doanh thu từ AdSense cho tìm kiếm.
Ngoài ra, Google sở hữu một số sản phẩm khác cho đủ loại đối tượng trên thị trường quảng cáo trực tuyến. Chúng bao gồm Google Ads, nền tảng giúp nhà quảng cáo chạy quảng cáo tìm kiếm, hiển thị, video, ứng dụng, mua sắm và địa phương mà không mất chi phí tối thiểu; Google Marketing Platform dành cho các nhà quảng cáo lớn, đi cùng những công cụ phân tích cho doanh nghiệp nhỏ.
Với sự đầu tư không ngừng nghỉ vào công nghệ quảng cáo, chỗ đứng của Google trên thị trường dường như khó có thể thay đổi trong một sớm một chiều.
Big Tech và cuộc chiến cáp quang dưới lòng đại dương Các 'ông lớn' công nghệ đang kiểm soát Internet toàn cầu, điều này không phải nói quá nếu xét đến một khía cạnh quan trọng: cáp quang biển. Với người dùng, Internet là một môi trường vô hình, nơi mọi hoạt động như đăng bài viết Facebook, buôn bán hàng hóa, tổ chức sự kiện ảo... diễn ra. Tuy nhiên, để cho Internet...