Google Docs sắp có tính năng gợi ý soạn thảo như Gmail, hoạt động dựa trên AI
Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại tính năng này mới chỉ có cho những người dùng đăng ký trải nghiệm các tính năng dùng thử ( beta).
Google sẽ đưa tính năng gợi ý soạn thảo thông minh ( Smart Compose) hiện có trên Gmail lên cả ứng dụng soạn thảo văn bản trực tuyến Google Docs dành cho người dùng gói dịch vụ doanh nghiệp G Suite. Điều đó có nghĩa là trong tương lai, người dùng G Suite sắp có cơ hội được trải nghiệm tính năng “gợi ý viết lách” nhờ vào trí tuệ nhân tạo (AI) của Google trong mọi tình huống cần viết lách, soạn thảo. Ở thời điểm hiện tại, mới chỉ có những người quản trị hệ thống miền mới có thể đăng ký dùng thử cho các người dùng tại tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp mà họ quản lý.
Gã khổng lồ tìm kiếm Mỹ trước đó đã tung ra tính năng Smart Compose cho Gmail, nối tiếp chức năng Smart Reply (trả lời thông minh) đã có trên nền tảng này. Smart Reply có khả năng gợi ý các mẫu thư trả lời ngắn để người dùng nhanh chóng hồi âm lại các email mà mình nhận được. Tuy nhiên, Smart Compose đã tiến thêm một bước, có thể gợi ý trực tiếp cho người dùng hoàn tất câu văn ngay khi họ đang gõ.
Tính năng này sử dụng các mô hình máy học của Google để đưa ra các gợi ý, bằng cách “nghiên cứu” các văn bản, thư từ trước đó mà bạn viết để “học” văn phong của bạn, từ đó cá nhân hoá các câu từ gợi ý cho phù hợp với phong cách của bạn (trong Gmail bạn có thể vô hiệu hoá chức năng này thông qua mục cài đặt). Về lý thuyết, điều này có nghĩa rằng Smart Compose sẽ có khả năng “hành văn” giống bạn hơn, tuy nhiên trên thực tế công cụ này thường gợi ý những câu chữ “an toàn” mà “ai cũng dùng”, sử dụng các cụm từ rất trang trọng và mang tính chất lịch thiệp, “doanh nghiệp”.
Việc bổ sung tính năng Smart Compose cho bộ công cụ Google Docs có thể sẽ là một bước tiến lớn đối với ứng dụng văn phòng này, nhưng cũng đặt ra thử thách buộc AI của Google phải đa dạng hoá văn phong. Trong khi câu chữ trong email thường chỉ mang tính chất định hướng hành động (chẳng hạn như “Bạn có quan tâm đến vấn đề X?”, “Bạn có đến tham dự sự kiện Y?”, “Làm ơn đừng nói về Z nữa”…) thì Google Docs là nơi mà người dùng viết đủ các thể loại văn phong khác nhau – từ bài tập về nhà ở trường, thư từ của công ty, báo cáo tài chính, cho đến cả bản nháp… tiểu thuyết của bạn trong tương lai.
Video đang HOT
Hiện tại, Google vẫn chỉ giới hạn thử nghiệm tính năng Smart Compose với một số doanh nghiệp và một vài nhóm người dùng nhất định mà thôi. Smart Compose dành cho Google Docs hiện mới chỉ có bản beta, chỉ hoạt động với ngôn ngữ tiếng Anh và chỉ các quản trị viên miền mới có thể đăng ký kích hoạt.
Dù vậy, hy vọng tính năng Smart Compose sẽ phát triển và tương thích với các thể loại văn bản nói chung. Mặc dù nhiều số người sẽ không thích Smart Compose và Smart Reply, nhưng đây chắc chắn là một trong những thành tựu đột phá của Google trong thời gian gần đây. Có thể trong tương lai, các hệ thống, phần mềm tự động sẽ có khả năng hỗ trợ đắc lực cho các tác vụ viết lách hàng ngày của mọi người.
Theo VN Review
Tên cướp ngân hàng bị bắt vì dùng điện thoại Android
Nghi phạm gây ra vụ cướp có vũ trang đã bị cảnh sát tóm gọn nhờ dữ liệu từ Google. Tuy nhiên điều này gây ra tranh cãi về quyền riêng tư.
Theo CNBC, khoảng 17h ngày 20/5, một tay súng bước vào ngân hàng ở Midlothian, bang Virginia (Mỹ) yêu cầu nhân viên mở két và lấy đi 195.000 USD. Camera an ninh ghi được cảnh hắn sử dụng điện thoại ngay trước khi thực hiện vụ cướp. Chi tiết này khiến cho cảnh sát nghĩ đến việc sử dụng dữ liệu công nghệ để truy tìm thủ phạm.
Khi chưa xác định được danh tính tội phạm, nhà chức trách trưng dụng dữ liệu Google của tất cả điện thoại hoạt động trong khu vực tại thời điểm xảy ra vụ án. Bắt đầu từ danh sách 19 tài khoản, cảnh sát thu hẹp phạm vi điều tra và lần tìm được người đàn ông 24 tuổi có tên Okello Chatrie sống tại Richmond, tiểu bang Virginia (Mỹ). Đây chính là nghi phạm đã gây ra vụ cướp.
Cảnh sát Mỹ bắt được nghi phạm cướp ngân hàng nhờ vào dịch vụ định vị của Google. Ảnh: Androidpit.
Yêu cầu cung cấp dữ liệu là cách để cơ quan thực thi pháp luật sử dụng nguồn thông tin khổng lồ từ Google vào mục đích tìm ra thủ phạm của các vụ án. Sau khi nhận được lệnh, cảnh sát có thể theo dõi bất cứ ai đang dùng thiết bị Android hoặc ứng dụng nào đó từ Google như Gmail, Maps.
Khi cảnh sát đưa ra yêu cầu cung cấp dữ liệu ngày càng nhiều, phương pháp này khiến người dùng lo ngại về vấn đề quyền riêng tư. Những người phản đối cho rằng nhà chức trách vi phạm Tu chính án Thứ tư trong Hiến pháp Mỹ về việc chống lại các hành động thu thập thông tin vô lý.
Luật sư của nghi phạm Okello Chatrie tuyên bố việc sử dụng dữ liệu Google để cáo buộc thân chủ của mình phạm tội là không xác đáng.
"Đây là hình thức kỹ thuật số của hành động lục soát mọi ngôi nhà trong khu phố có báo án mất cắp hoặc kiểm tra túi tất cả người đi đường vì xảy ra vụ trộm ở Quảng trường Thời đại", luật sư lập luận tại phiên tòa diễn ra vào tháng 10.
"Không có tên hay số điện thoại của nghi phạm, Google cũng không có dữ liệu phạm tội. Cơ quan thực thi pháp luật đã xâm hại quyền riêng tư của hàng chục, hàng trăm, thậm chí hàng nghìn cá nhân vì họ vô tình ở trong khu vực".
Đáp lại, công tố viên cho rằng việc tìm kiếm thông tin này là hợp pháp vì Chatrie đã đồng ý với điều khoản của dịch vụ định vị do Goole cung cấp trên Android và các ứng dụng khác.
Nghi phạm không nhận tội và chờ phiên xét xử tiếp theo.
Google chưa đưa ra bình luận về vụ việc này. Báo cáo minh bạch của họ cho thấy số yêu cầu đã tăng hơn gấp đôi trong 2 năm qua. Tính từ tháng 7/2018 đến tháng 6/2019, công ty này đã tiếp nhận 19.046 lệnh cung cấp dữ liệu từ phía cơ quan thực thi pháp luật.
Theo Zing
Chrome sẽ sớm chặn những loại quảng cáo đào tiền ảo và chiếm tài nguyên hệ thống Google đang thử nghiệm tính năng chặn những loại quảng cáo đào tiền ảo và chiếm tài nguyên hệ thống trên Chrome nhằm tăng độ uy tín cho quảng cáo sạch. Quảng cáo không xấu cũng không tốt nhưng những công nghệ được ứng dụng bởi một số cá nhân đã biến quảng cáo thành tác nhân gây hại không chỉ cho người...