Google đánh sập mạng botnet Glupteba
Google ngày 7/12 thông báo công ty này đã đánh sập botnet Glupteba – một mạng lưới sử dụng mã độc Glupteba tấn công khoảng 1 triệu thiết bị điện tử trên toàn cầu và sau đó sử dụng các thiết bị này để thực hiện hành vi phạm tội trên mạng.
Biểu tượng của Google trên màn hình máy tính bảng. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo Shane Huntley và Luca Nagy, thuộc bộ phận phân tích mối đe dọa của Google, nhóm điều hành Glupteba – mã độc tấn công các thiết bị thiết tử phục vụ “đào” tiền điện tử, dường như tìm cách giành lại quyền kiểm soát botnet này. Google cho biết mạng lưới Glupteba đã tấn công khoảng 1 triệu thiết bị sử dụng hệ điều hành Windows, qua đó thực hiện hành phi phạm tội, như đánh cắp thông tin đăng nhập của người dùng và nhắm tới mục tiêu tấn công là người dùng tại Mỹ, Ấn Độ, Brazil và Đông Nam Á.
Các chuyên gia an ninh mạng lần đầu tiên chú ý đến Glupteba vào năm 2011, thời điểm mã độc này lây lan khi giả dạng là phần mềm, video hoặc phim miễn phí, có thể tải xuống mà mọi người vô tình tải xuống thiết bị đang dùng.
Tuy nhiên, không giống như các mạng botnet thông thường dựa vào các kênh được xác định trước để đảm bảo sự sống sót của botnet, Glupteba được lập trình để tìm một máy chủ thay thế, qua đó đảm bảo botnet này vẫn vận hành ngay cả khi bị tấn công.
Do botnet này có sự tổng hợp sức mạnh của 1 triệu thiết bị, nên mạng lưới này có khả năng được sử dụng để thực hiện vụ tấn công bằng mã độc đòi tiền chuộc quy mô lớn hoặc nhiều cuộc tấn công khác.
Để duy trì mạng lưới này, nhóm điều hành botnet lợi dụng các quảng cáo của Google để đăng tin tuyển dụng cho các trang web thực hiện công việc bất hợp pháp. Các tin tặc cũng sử dụng các dịch vụ của chính Google để phát tán phần mềm độc hại. Đến nay, “gã khổng lồ” Internet này đã gỡ xuống 63 triệu tài liệu và khóa 1.100 tài khoản Google được sử dụng để phát tán Glupteba.
Google kêu gọi sự hợp tác chặt chẽ giữa các công ty công nghệ và các chính phủ để chống lại hoạt động phi pháp trên mạng khi các mạng botnet có thể “phục hồi nhanh hơn sau sự cố gián đoạn”, khiến việc tắt máy trở nên khó khăn hơn.
Video đang HOT
Xóa ngay những ứng dụng di động này nếu không muốn mất tài khoản ngân hàng
Công ty an ninh mạng ThreatFainst đã phát hiện ra rất nhiều ứng dụng có chứa mã độc tồn tại trên CH Play, có thể đánh cắp thông tin về tài khoản ngân hàng của người dùng.
Một nghiên cứu được thực hiện bởi công ty an ninh mạng ThreatFainst cho thấy những mã độc này đã xuất hiện từ tháng 6 đến nay. Theo các chuyên gia bảo mật tại ThreatFainst, những mã độc này thuộc loại "trojan droppers". Vì thế, hệ thống quét virus của CH Play đã không thể phát hiện ra chúng.
Những mã độc này được ngụy trang thành một số loại phần mềm như ứng dụng quét mã QR, ứng dụng đọc tập tin PDF hay ví tiền điện tử. Ước tính, có hơn 300.000 thiết bị đã bị ảnh hưởng bởi các mã độc này.
Thời gian gần đây, nhiều công ty an ninh mạng liên tục phát hiện ra các ứng dụng độc hại trên CH Play
Các báo cáo cho biết những mã độc này có thể lấy cắp mật khẩu ngân hàng hoặc mã xác thực của nạn nhân. Chúng thậm chí còn ghi lại thao tác từ bàn phím và âm thầm chụp ảnh màn hình thiết bị.
Dưới đây là danh sách một số ứng dụng có chứa các loại mã độc trên:
Two Factor Authenticator (package name com.flowdivision)
Protection Guard (com.protectionguard.app)
QR CreatorScanner (com.ready.qrscanner.mix)
Master Scanner Live (com.multifuction.combine.qr)
QR Scanner 2021 (com.qr.code.generate)
QR Scanner (com.qr.barqr.scangen)
PDF Document Scanner - Scan to PDF (com.xaviermuches.docscannerpro2)
PDF Document Scanner (com.docscanverifier.mobile)
PDF Document Scanner Free (com.doscanner.mobile)
CryptoTracker (cryptolistapp.app.com.cryptotracker)
Gym and Fitness Trainer (com.gym.trainer.jeux)
Master Scanner Live (leaf.leave.exchang)
Gym and Fitness Trainer (gesture.enlist.say)
PDF AI: Text Recognizer (com.uykxx.noazg)
QR CreatorScanner (com.cinnamon.equal)
QR CreatorScanner (com.tag.right)
Thời gian gần đây, các công ty bảo mật đã phát hiện ra rất nhiều ứng dụng, phần mềm độc hại trên nền tảng Android. Trước đó, công ty phần mềm an ninh mạng Avast cũng đưa ra cảnh báo về một chiến dịch lừa đảo có tên UltimaSMS.
Chiến dịch này bao gồm 151 ứng dụng lừa đảo, tấn công vào các smartphone Android. Những ứng dụng này đã ngụy trang thành các phần mềm như trình chỉnh sửa ảnh, bộ lọc máy ảnh, trò chơi hoặc công cụ quét mã QR. Những ứng dụng này sẽ tự động đăng ký các dịch vụ SMS với chi phí đắt đỏ.
Hàng loạt ứng dụng dính nghi vấn đánh cắp thông tin tài khoản ngân hàng, tiền điện tử, người dùng smartphone nên gỡ gấp! Nếu phát hiện smartphone của mình có các ứng dụng sau đây, bạn nên gỡ bỏ chúng ngay lập tức để tránh những thiệt hại về tiền bạc. The Record dẫn nguồn tin từ hãng bảo mật di động ThreatFabric cho biết, hơn 300.000 người dùng Android đã bị nhiễm trojan đánh cắp tài khoản ngân hàng sau khi cài đặt các ứng...