‘Google của Nga’ đổi chủ
Công ty Yandex NV, có trụ sở ở Hà Lan, đã đạt được thỏa thuận trị giá 475 tỷ ruble (5,21 tỷ USD) để bán lại Yandex – công ty được mệnh danh là “ Google của Nga” – cho một nhóm nhà đầu tư Nga.
Thương vụ này đánh dấu sự rút vốn có quy mô lớn nhất khỏi thị trường Nga của các nhà đầu tư phương Tây kể từ khi Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine gần hai năm trước.
Trụ sở Công ty Yandex của Nga. Ảnh: TASS/TTXVN
Theo thỏa thuận trên, công ty công nghệ lớn nhất nước Nga sẽ hoàn toàn thuộc quyền sở hữu của các nhà đầu tư Nga, trong đó có một quỹ thuộc sở hữu của tập đoàn dầu mỏ Lukoil.
Từng được coi là một trong số ít các công ty Nga có tiềm năng trở thành doanh nghiệp toàn cầu, Yandex được niêm yết trên sàn Nasdaq của Mỹ và đã phát triển các dịch vụ trực tuyến hàng đầu, bao gồm tìm kiếm, quảng cáo và gọi xe ở Nga.
Video đang HOT
Chính phủ Nga hoan nghênh thỏa thuận trên và đã tham gia đàm phán với Yandex trong khoảng 18 tháng để cố gắng tách các hoạt động kinh doanh của Nga khỏi Yandex NV, công ty mẹ của Yandex.
Sau thương vụ này, vốn hóa thị trường của Yandex là 10,2 tỷ USD, dựa trên mức giao dịch trung bình 3 tháng của cổ phiếu Yandex trên sàn Moskva Exchange. Hồi cuối năm 2021, giá trị vốn hóa thị trường của Yandex đã đạt gần 30 tỷ USD.
Liên minh châu Âu mở rộng lệnh trừng phạt Nga
Các lệnh trừng phạt mới của Liên minh châu Âu được cho là sẽ nhắm vào 200 thực thể và cá nhân của Nga nhưng sẽ không bao gồm các lệnh cấm nhập khẩu.
Theo hãng thông tấn Đức (DPA), gói trừng phạt thứ 13 của Liên minh châu Âu (EU) đối với Nga đang được thảo luận khi xung đột ở Ukraine sắp bước sang năm thứ 3.
Các lệnh trừng phạt mới dự kiến sẽ được các thành viên EU thảo luận và thông qua trước 24/2, nhắm vào 200 thực thể và cá nhân của Nga. Ủy ban Châu Âu được cho là đã thảo luận về gói này vào cuối tuần qua trước khi đưa ra đề xuất chính thức.
Gói lệnh trừng phạt mới của Liên minh châu Âu được cho là sẽ nhắm vào 200 thực thể và cá nhân của Nga. (Ảnh: Reuters)
Mặc dù gói trừng phạt mới thể hiện sự "mở rộng đáng kể" danh sách các cá nhân và công ty Nga có tài sản ở EU bị phong tỏa.
Cũng theo DPA, gói trừng phạt mới của EU dự kiến sẽ không có lệnh cấm nhập khẩu đối với các ngành xuất khẩu Nga. Ủy ban Châu Âu hy vọng hành động này sẽ hạn chế tranh cãi giữa các quốc gia thành viên của khối và thúc đẩy gói trừng phạt mới sớm được thông qua.
Đầu tháng 2, DPA từng đưa tin Ba Lan và các quốc gia vùng Baltic đã kêu gọi lệnh cấm nhập khẩu nhôm và khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Nga. Tuy nhiên Hungary đã phản đối đề xuất này.
Động thái trên của EU cũng cho thấy thực tế phạm vi áp dụng các biện pháp trừng phạt mới đối với Nga đang ngày càng thu hẹp.
Còn tờ Politico dẫn lời một nhà ngoại giao cấp cao của EU rằng, vấn đề lớn nhất là "tất cả các mặt hàng xuất khẩu chính của Nga đều đã bị trừng phạt hoặc những hàng hóa không thể thay thế như nguyên liệu hạt nhân hoặc LNG".
Trong khi đó, một nhà ngoại giao EU khác nói với Financial Times, sau hai năm xung đột Liên minh châu Âu chỉ có thể đưa ra những trừng phạt có giới hạn đối với Nga.
Theo DPA, lễ kỷ niệm 2 năm xung đột cũng có thể chứng kiến một quyết định mang tính bước ngoặt trong việc chuyển số tiền thu được từ tài sản bị phong tỏa của Nga cho Kiev.
Ngay đầu tháng 2, các thành viên EU đã thông qua một cơ chế cho phép khai thác lợi nhuận từ hàng tỷ USD dự trữ của Nga đang bị phong tỏa trong khối.
Trước đó Moskva đã nhiều lần cảnh báo rằng bất kỳ hành động tịch thu nào liên quan đến tài sản của Nga từ Mỹ và các đồng minh sẽ dẫn đến biện pháp đáp trả tương tự.
Người giàu nhất Ukraine mất hết tài sản ở Nga Điện Kremlin đã chấp thuận việc bán tài sản ngành than của Rinat Akhmetov, người giàu nhất Ukraine, cho công ty Nga. Các toa tàu chở than ở Nga, tháng 9/2023. Ảnh: Sputnik Điện Kremlin ngày 25/1 xác nhận rằng một tập đoàn của Nga sẽ được phép mua lại các công ty khai thác than trước đây thuộc sở hữu của nhà...