Google có thể sẽ khai tử thương hiệu Google TV
Chạy trên nền tảng Android Honeycomb 3.2 khá lạc hậu được tối ưu cho các ứng dụng Smart TV, những thiết bị Google TV như Logitech Revue đến nay nói chung khó chiếm được trái tim người tiêu dùng.
Thiết bị Google TV được trình làng lần đầu tiên vào năm 2010 và cho đến giờ được xem là sản phẩm có thời gian “khởi động” quá dài. Ban đầu, thiết bị được phát triển để cung cấp giao diện tương tác nâng cao cho các chương trình TV. Tuy nhiên, ý tưởng này sau đó dần trở nên bế tắc khi các mạng TV tại Mỹ chặn thiết bị Google TV truy xuất nội dung của họ. Trong khi đó, các nhà sản xuất Google TV phần lớn lại bỏ lỡ thị trường châu Á.
Google có thể sẽ thay thế thương hiệu Google TV bằng Android TV. Ảnh: Thesearchagents.
Theo thông tin từ trang công nghệ GigaOm, Google đang có kế hoạch sẽ đổi tên thương hiệu nền tảng TV thông minh của họ thành Android TV. Quan trọng hơn, Android TV cũng sẽ được cập nhật phiên bản hệ điều hành Android mới nhất, mang đến những tính năng nâng cao cho người dùng.
Trong khi hầu hết những hệ thống Smart TV riêng của các hãng sản xuất TV, chẳng hạn như Samsung Smart Hub và Sony Entertainment Network, thường cung cấp những ứng dụng giống nhau và cùng hỗ trợ trình duyệt web, Google vẫn có lợi thế hơn nhờ cho phép người dùng có nhiều lựa chọn và tải ứng dụng từ cửa hàng trực tuyến Google Play của hãng.
Video đang HOT
Theo VNE
Cẩn trọng với Android TV USB giá rẻ
Trước thực tế thiết bị Android TV USB (hay còn gọi là Mini PC, Google TV) kích thước chỉ tương đương với USB 3G xuất hiện ngày càng nhiều, giá bán chỉ từ vài trăm nghìn đồng như hiện nay, người tiêu dùng cần kiểm tra kĩ kẻo mua phải hàng chất lượng kém.
Giá từ 600.000 đồng
Với thế mạnh kích cỡ nhỏ gọn chỉ tương đương một thiết bị USB 3G thông thường nhưng tích hợp nhiều tính năng mạnh mẽ như một chiếc máy tính chạy trên nền hệ điều hành Android như kết nối Wi-Fi để lướt web, chơi game, ứng dụng... và cho phép di chuyển mọi lúc mọi nơi, nếu so với thời điểm cách đây hơn nửa năm thì loại thiết bị này đang xuất hiện ngày càng nhiều với giá thành ngày càng rẻ.
Tính đến tháng 1/2013, thị trường đang xuất hiện hơn chục loại khác nhau với xuất xứ chủ yếu từ Trung Quốc. Có thể kể đến một số loại được bán trên thị trường như GV16 (giá 700.000 đồng), Rapoo 3200 (900.000 đồng), MK808II (1,3 triệu), iMito, UG802 (giá 1,8 triệu đồng)...
Về cấu hình, hầu hết các sản phẩm được quảng cáo là chạy hệ điều hành Android Jelly Bean 4.1, sử dụng chip 2 nhân Cortex A9 1,6 GHz, RAM 1 GB, bộ nhớ trong 4 GB (có thể hỗ trợ thêm thẻ nhớ Micro SD để mở rộng dung lượng)...; thời gian bảo hành từ 6 - 12 tháng, được đổi thiết bị mới trong 3 - 6 tháng đầu sử dụng tùy theo nơi bán.
Đáng chú ý, cùng với loạt sản phẩm nói trên thì thị trường cũng xuất hiện khá nhiều loại không ghi rõ nguồn gốc xuất xứ với tên gọi... chung chung như Android TV New, Google Model... Tại một số điểm bán tại Hà Nội và trên mạng, những sản phẩm này được rao bán khá rầm rộ với giá chỉ 600.000 - 700.000 đồng, được giao hàng miễn phí đến tận nơi mua.
Có thể nói, sự xuất hiện của Android TV USB trong thời gian qua thực sự đã đem lại cho người tiêu dùng cơ hội trải nghiệm thiết bị công nghệ thú vị giá rẻ thông qua tivi (có cổng HDMI và USB) hoặc máy tính, thay vì phải chi nhiều tiền để sắm một chiếc Smart TV trị giá hàng chục triệu trở lên.
Và với ưu điểm nhỏ gọn, giá thành rẻ, Android TV USB cũng đang tỏ ra "lấn lướt" loại thiết bị như Smart TV Box cũng chạy hệ điều hành Android nhưng tính "cơ động" không cao do kích thước lớn hơn hàng chục lần và giá bán cũng cao hơn từ 3 lần trở lên.
Cần kiểm tra kĩ chất lượng
Giữa lúc thị trường ngày càng xuất hiện rầm rộ Android TV USB giá rẻ thì người tiêu dùng đang có ý định mua sắm cần lưu ý là chất lượng của loạt sản phẩm cũng "thượng vàng hạ cám" khác nhau, nhất là những sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Phiền toái lớn là với nhiều thiết bị, việc điều khiển thông qua chiếc điều khiển không dây được kèm theo khá khó khăn, rồi thiết bị dễ "treo" chỉ sau khoảng 1 giờ sử dụng gây hiện tượng màn hình bị "đứng", người dùng phải rút ra khỏi cổng HDMI để khởi động lại rất phiền phức...
Trải nghiệm thực tế của phóng viên ICTnews với thiết bị có tên MK808II tại một cửa hàng điện tử trên đường Xuân Thủy (Hà Nội) cho thấy, khi di chuyển đến các biểu tượng để thực hiện các lệnh hoặc chơi game đòi hỏi thao tác nhanh trên màn hình thì chiếc điều khiển liên tục tỏ ra... không chính xác.
Thậm chí, ngay cả việc di chuyển chậm cũng rất vất vả, dù được người dùng hướng lên góc trên cùng bên phải của màn hình tivi nhưng mũi tên điều khiển vẫn còn "lơ lửng" ở giữa.
"Dù rằng người dùng cũng có thể bỏ điều khiển không dây để chuyển sang sử dụng chuột máy tính không dây (phải mua thêm), nhưng nếu như thế lại không linh động và phải mất thêm hàng trăm nghìn để sắm, phải có mặt phẳng để di chuột", anh Tuân - thành viên diễn đàn HD Việt Nam bày tỏ.
Chính vì vậy, theo nhiều người có kinh nghiệm thì khi mua bất kì sản phẩm nào, người tiêu dùng cũng cần đề nghị phía bán hàng cho sử dụng thử thực tế để kiểm tra chất lượng của sản phẩm; và nhất là với sản phẩm được mua qua mạng không nên "nhận máy trả tiền" ngay mà cần đề nghị người bán mang theo từ 2 - 3 thiết bị để khi trải nghiệm thực tế với tivi tại nhà nếu có trục trặc sẽ được đổi luôn.
Theo ICTNews
Chromecast đã bị bẻ khóa thành công, chạy phiên bản rút gọn của Android Chromecast chạy phiên bản rút gọn của Android chứ không phải chạy Chrome OS như Google công bố. Chỉ mới vừa ra mắt được một thời gian ngắn ngủi nhưng thiết bị nhỏ gọn Chromecast của Google không chỉ bị "mổ bụng" bởi đội ngũ iFixit mà còn được nhóm GTV Hacker tìm cách phá khóa (root) thành công. Sau khi root Chromecast,...