Google chi 9 tỷ USD để trở thành công cụ tìm kiếm mặc định trên trình duyệt của Apple
Con số trong thương vụ bạc tỷ này thậm chí có thể tăng thêm nhiều lần vào năm sau.
Việc Google phải thanh toán cho Apple một khoản phí thường niên để có thể trở thành công cụ tìm kiếm mặc định trên Safari cho iPhone và iPad không phải là điều mới mẻ. Thực tế, năm 2014, Google đã trả cho Apple 1 tỷ USD và năm ngoái con số này tăng lên 3 tỷ USD. Theo nhà phân tích Rod Hall, năm nay, thương vụ bạc tỷ này có thể có giá trị 9 tỷ USD.
Lưu lượng tìm kiếm từ Safari cho Google có vẻ vẫn đủ ấn tượng để ông lớn này tiếp tục “nộp tiền” khủng cho Apple.
Theo Business Insider, Apple là một trong những kênh thâu tóm lưu lượng truy cập lớn nhất của Google – chiếm khoảng một nửa doanh thu trên di động của ông lớn công nghệ này. Vì thế, việc con số thương vụ tăng lên cũng không có gì lạ. Điều thú vị là Google có thể chấp nhận thương vụ này được đẩy đi xa đến mức nào. Sau tất cả, con số của năm nay đã tăng gấp ba lần so với năm ngoái. Business Insider thậm chí dự đoán trong vòng 12 tháng tới, số tiền mà Google phải trả có thể lên tới từ 12 tỷ đồng năm 2019.
Video đang HOT
Google chấp nhận chi bộn tiền để được là trình duyệt tìm kiếm mặc định trên iPhone và iPad, Apple vì sẽ có một nguồn thu đáng kể. Trong trường hợp Google từ chối hợp tác, một số ông lớn khác như Microsoft với sản phẩm Bing có thể sẽ sẵn lòng thế chân.
Nguồn: TGTT
Google trình làng công cụ tìm kiếm tập dữ liệu
Google đang áp dụng thử nghiệm công cụ tìm kiếm tập dữ liệu cho cộng đồng khoa học.
Công cụ tìm kiếm tập dữ liệu (Dataset Search) mới ra mắt của Google được kỳ vọng sẽ trở thành bạn đồng hành hữu hiệu với Google Scholar - công cụ tìm kiếm nghiên cứu và báo cáo học thuật hiện tại. Các viện nghiên cứu của các trường Đại học hay các tổ chức chính phủ khi công bố dữ liệu online sẽ cần thêm các metadata tags (các tags siêu dữ liệu) ở trang web để cung cấp mô tả về dữ liệu, bao gồm các thông tin về tác giả, thời gian công bố, cách thức dữ liệu được thu thập... Những thông tin này sau đó sẽ được sắp xếp lại theo thứ tự thành mục lục trên Dataset Search.
Phát biểu trong bài phỏng vấn của The Verge, Natasha Noy - một nhà khoa học nghiên cứu tại Google AI, người đã góp phần tạo nên Dataset Search - chia sẻ về mục tiêu hợp nhất 10.000 kho dữ liệu online: "Chúng tôi muốn dữ liệu được chia sẻ nhưng không bị di chuyển mà ở nguyên tại nơi đang lưu giữ".
Hiện tại, các tập dữ liệu công khai khá rời rạc. Mỗi lĩnh vực khoa học khác nhau lại có kho dữ liệu riêng. Điều này xảy ra tương tự với các kho dữ liệu của chính phủ hay chính quyền địa phương. Natasha Noy cho biết thêm: "Các nhà khoa học chia sẻ rằng họ biết chính xác nơi tìm kiếm dữ liệu cho lĩnh vực của họ nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Khi bước ra khỏi lĩnh vực thế mạnh của mình, họ sẽ gặp khó khăn".
Noy lấy ví dụ về cuộc trò chuyện mới đây với một nhà nghiên cứu khí hậu. Cô than phiền với Noy rằng mình đang tìm kiếm tập dữ liệu về nhiệt độ đại dương cho một nghiên cứu sắp tới nhưng không thể thấy. Mãi đến khi tình cờ gặp một người đồng nghiệp ở một buổi hội thảo, cô mới biết dữ liệu mình cần được lưu giữ ở đâu. Cũng chỉ đến lúc đó cô mới có thể tiếp tục nghiên cứu của mình.
"Thậm chí đó không phải là một kho dữ liệu quý hiếm đặc biệt" - Noy nhấn mạnh - "Tập dữ liệu được ghi chép và lưu giữ ở một nơi khá nổi tiếng nhưng vẫn rất khó để tìm thấy".
Ví dụ cho kết quả tìm kiếm về báo cáo thời tiết bằng Google Dataset Search
Trong lần ra mắt đầu tiên, Dataset Search sẽ bao gồm các chủ đề khoa học môi trường, khoa học xã hôi, dữ liệu chính phủ và các tập dữ liệu từ những viện tin tức như ProPublica. Tuy nhiên, nếu ứng dụng này trở nên phổ biến, lượng dữ liệu thu thập được sẽ tăng lên nhanh chóng bởi các viện nghiên cứu và các nhà khoa học sẽ tranh nhau chia sẻ thông tin của họ.
Jeni Tennison - CEO của Viện nghiên cứu Dữ liệu mở (ODI) - cho hay: "Tìm kiếm tập dữ liệu luôn khó khăn nhưng tôi hy vọng sự tham gia của Google sẽ giúp điều này trở nên dễ dàng hơn".
Theo Tennison, để tạo một công cụ tìm kiếm hiệu quả, cần phải nắm rõ hai điều. Thứ nhất là cần xây dựng một hệ thống thân thiện với người dùng. Thứ hai, cần tìm hiểu tâm lý hành vi hay ý định của người dùng khi họ gõ các cụm từ cụ thể để tìm kiếm. Google biết cách thực hiện cả hai điều trên.
Thật vậy, Tennison chia sẻ, lý tưởng nhất là Google sẽ công bố hướng dẫn cách vận hành của Dataset Search. Mặc dù các metadata tags sẽ công khai nguồn dữ liệu được công bố, các công cụ lấy dữ liệu tự động vẫn là một tiêu chuẩn mở, nghĩa là bất kỳ đối thủ nào, ví dụ như Bing hay Yandex, đều có thể phát triển một dịch vụ cạnh tranh. Công cụ tìm kiếm phát triển nhanh nhất chỉ khi một lượng người dùng đáng kể cùng chia sẻ dữ liệu của họ.
"Điều cơ bản và quan trọng nhất là phải hiểu cách mọi người tìm kiếm thông tin" - Tennison nói - "Nếu chúng ta muốn hiểu được cách mọi người tìm kiếm thông tin và khiến thông tin dễ dàng được tìm thấy, sẽ thật tuyệt nếu Google chia sẻ dữ liệu của chính họ về điều này".
Theo vtv
Công cụ tìm kiếm của Google tại Trung Quốc lưu trữ cả số điện thoại người dùng Thông tin đáng quan ngại tiếp theo về dự án Dragonfly của Google tiếp tục được The Intercept đăng tải. Một số nguồn tin cho hay, nguyên mẫu công cụ tìm kiếm mà Google xây dựng tại Trung Quốc sẽ lưu trữ cả số điện thoại của người dùng. Tang web 256.com ghi lại năm 2008, trang web được Google mua lại từ...