Google cảnh báo Canada không nên áp dụng các quy tắc Internet ‘cực đoan’
Trong một phát biểu mới đây, Chủ tịch phụ trách các vấn đề toàn cầu và Giám đốc pháp lý của Google, Kent Walker, cho biết Google luôn sẵn sàng tiếp thu các yêu cầu mới.
Tuy nhiên, ông Walker cảnh báo rằng một số đề xuất đang được thảo luận ở Canada và các quốc gia khác có thể làm xấu đi đáng kể những trải nghiệm trực tuyến của người dùng.
Biểu tượng của Google trên màn hình máy tính bảng ở Paris, Pháp. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Ottawa, Google đang thúc giục các nhà lập pháp Canada không đi quá xa khi Quốc hội Canada chuẩn bị tranh luận về một loạt dự luật nhằm áp đặt các quy định mới đối với những gã khổng lồ Internet. Ông Walker cho biết những đề xuất này bao gồm những ý tưởng có thể khả thi và được Google chấp nhận, trong khi những ý tưởng khác là nguyên nhân khiến Google lo ngại.
Chính phủ Canada nhấn mạnh ba dự luật liên quan đến Internet sẽ được ưu tiên thảo luận khi Hạ viện nhóm họp trở lại vào ngày 31/1. Dự luật thứ nhất nhằm cập nhật Đạo luật phát thanh truyền hình (C-10), đưa các nền tảng như Netflix, Disney và Google tuân theo một số quy tắc đã áp dụng cho các đài truyền hình truyền thống. Điều đó buộc các nền tảng phải tuân theo các yêu cầu về tài trợ và quảng bá nội dung của Canada. Dự luật thứ hai sẽ nhằm giải quyết nội dung độc hại trên mạng, như bóc lột trẻ em, khủng bố và những phát ngôn mang tính thù hận. Dự luật thứ ba, mà chính phủ đã hứa sẽ giới thiệu nhưng cho đến nay vẫn chưa thực hiện, sẽ yêu cầu các nền tảng có được doanh thu từ nội dung tin tức phải chia sẻ một phần doanh thu đó với các hãng tin tức của Canada. Dự luật được “lấy cảm hứng” một phần từ luật của Australia. Ottawa cũng có kế hoạch theo đuổi dự luật thứ tư – Đạo luật bảo vệ quyền riêng tư của người dùng, trước đây được gọi là C-11, đặt ra các quy tắc rõ ràng để đảm bảo cạnh tranh công bằng trên thị trường trực tuyến.
Video đang HOT
Các cuộc thảo luận xung quanh C-10 đã gây tranh cãi mạnh vào năm ngoái tại Quốc hội khóa trước. Các nghị sĩ đảng Bảo thủ và một số chuyên gia chính sách cho rằng các đề xuất này sẽ khiến chính phủ can thiệp quá mức trên không gian trực tuyến. Đảng Khối Quebec (Bloc Québécois) và đảng Dân chủ mới (NDP) nói chung ủng hộ dự luật, đứng trên lập luận của các thành viên trong lĩnh vực nghệ thuật của Canada, cho rằng các quy tắc là cần thiết để đảm bảo các nền tảng phát trực tuyến hỗ trợ các chương trình của Canada.
Các cuộc tranh luận đang diễn ra không chỉ ở Canada mà trên quy mô toàn cầu về các quy định Internet mới, nhấn mạnh liệu các chính phủ có nên yêu cầu các nền tảng minh bạch hơn về các thuật toán được sử dụng để xác định kết quả nào xuất hiện trong các tìm kiếm trên web; hay video hoặc bài hát nào được đề xuất trên các nền tảng như YouTube và Spotify. Ông Walker cho rằng việc thực hiện những thay đổi như vậy có nguy cơ gây hại nhiều hơn lợi. Ông cho biết Google liên tục cập nhật các thuật toán của mình để ngăn chặn hacker xâm nhập hệ thống.
Phát hiện phiên bản "tàng hình" của siêu biến chủng Omicron
Một biến chủng có nhiều đột biến giống Omicron, nhưng lại không có một sự thay đổi gen cụ thể cho phép phát hiện bằng PCR đang khiến giới khoa học lo ngại.
Omicron đang gây lo ngại vì chứa số đột biến cao bất thường so với các chủng khác của SARS-CoV-2 (Ảnh minh họa: Medical News).
Hãng tin Guardian ngày 7/12 đưa tin, các nhà khoa học đã phát hiện ra một phiên bản "tàng hình" của biến chủng Omicron trong các mẫu xét nghiệm tại Nam Phi, Australia và Canada nhưng cũng có thể đã lây lan rộng hơn mà chưa được phát hiện.
Phiên bản "tàng hình" có nhiều đột biến giống của Omicron nhưng không có sự thay đổi gen cụ thể cho phép phát hiện virus bằng xét nghiệm PCR mặc dù vẫn có thể phát hiện bằng giải trình tự gen.
Các nhà khoa học cho rằng, còn quá sớm để khẳng định liệu phiên bản mới của Omicron có cơ chế lây lan giống như Omicron, nhưng nó có sự khác biệt về mặt cấu trúc gen và do đó có thể có cơ chế hoạt động khác. Trước đó, một nhóm chuyên gia Nam Phi đã phát hiện ra Omicron nhờ một gen bị thiếu (gen S) trong cấu trúc gen của virus - một dấu hiệu cho thấy virus đã biến đổi.
Giáo sư Francois Balloux, Giám đốc Viện Di truyền thuộc Đại học Hoàng gia London, cho biết khoảng 6% mẫu gen gửi lên cơ sở dữ liệu Gisaid là phiên bản mới của Omicron có tên gọi là BA.2.
"Có hai nhánh phụ của Omicron là BA.1 và BA.2, có sự khác biệt về gen. Hai nhánh phụ này có thể có cơ chế hoạt động khác", ông Balloux nói.
Các nhà khoa học lo ngại rằng BA.2 có thể khiến người nhiễm virus không nhận biết được mình đang mắc bệnh do vậy cũng dễ làm lây lan virus. Các nhà khoa học đang nghiên cứu biến chủng mới và cố gắng tìm hiểu điều gì khiến nó đột biến và đột biến nhanh như vậy.
Omicron là biến chủng mới của virus SARS-CoV-2 được phát hiện lần đầu tiên tại châu Phi. Kết quả giải trình tự gen cho thấy nó chứa tới hơn 50 đột biến, trong đó hơn 30 đột biến gắn trên protein gai - cấu trúc có thể tác động đến khả năng lây lan, né miễn dịch của virus. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã xếp Omicron vào nhóm biến chủng "đáng lo ngại".
Các dữ liệu ban đầu cho thấy, Omicron có tốc độ lây lan nhanh hơn so với các biến chủng trước kia của SARS-CoV-2, nhưng vẫn có những lo ngại rằng các đột biến có thể khiến Omicron né miễn dịch tạo ra nhờ vaccine hoặc miễn dịch tự nhiên sau khi mắc Covid-19.
Phát hiện mới được đưa ra trong bối cảnh một số chuyên gia cho rằng, Omicron dễ lây lan hơn nhưng có thể không nghiêm trọng bằng Delta. Chuyên gia Anthony Fauci, Giám đốc Viện dị ứng quốc gia Mỹ, cho rằng dù phải mất vài tuần nữa mới có thể khẳng định chắc chắn, nhưng ông tin rằng Omicron có khả năng lây lan cao hơn các chủng khác của SARS-CoV-2, đặc biệt là Delta - một biến chủng khác cũng thuộc nhóm "đáng lo ngại".
Thủ tướng Anh Boris Johnson hôm qua cũng phát biểu trong một cuộc họp nội các rằng, các dấu hiệu ban đầu cho thấy Omicron dễ lây lan hơn Delta.
Puerto Rico siết chặt hạn chế với du khách do lo ngại biến thể Omicron Ngày 6/12, vùng lãnh thổ thuộc Mỹ Puerto Rico thông báo siết chặt các biện pháp kiểm soát dịch tễ với khách du lịch nước ngoài nhằm ngăn chặn sự lây lan của đại dịch COVID-19, đặc biệt sau khi biến thể Omicron xuất hiện. Một điểm xét nghiệm COVID-19 tại San Juan, Puerto Rico. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN An ninh y tế...