Google cấm người dùng Nga tải, cập nhật ứng dụng trả phí
Từ ngày 5/5, Google chặn người dùng và nhà phát triển Nga tải hoặc cập nhật ứng dụng trả phí trên Google Play Store.
Trên website hỗ trợ, Google cho biết sẽ cấm tải và cập nhật ứng dụng trả phí từ Google Play Store tại Nga từ ngày 5/5 để tuân thủ các quy định cấm vận. Đối với ứng dụng miễn phí, nhà phát triển Nga vẫn có thể xuất bản và cập nhật, còn người dùng Nga cũng được phép tải về. Tuy nhiên, tất cả cập nhật với ứng dụng trả phí đều tự động bị chặn.
Dù người dùng không thể trả phí thuê bao, Google gợi ý nhà phát triển có thể cấp thời gian gia hạn thanh toán và dùng thử miễn phí. Họ cũng có thể hoãn thời gian gia hạn khoảng 1 năm, cho phép người dùng tiếp tục truy cập nội dung mà không bị tính phí trong thời gian này.
“Nếu muốn, bạn có thể lựa chọn cung cấp ứng dụng miễn phí hoặc gỡ thuê bao trả phí trong thời gian chờ”, Google đưa ra tư vấn trong trường hợp ứng dụng cung cấp dịch vụ quan trọng cho người dùng.
Lần đầu tiên Google tạm dừng hệ thống thanh toán Google Play tại Nga là vào ngày 10/3 do lệnh cấm vận, cấm người dùng Nga mua ứng dụng và game, trả phí hoặc mua sắm trong ứng dụng. Vào ngày 23/3, Nga cấm dịch vụ tổng hợp tin tức Google News và chặn truy cập tên miền news.google.com do cung cấp truy cập “thông tin không đáng tin cậy” liên quan đến cuộc chiến tại Ukraine.
Video đang HOT
Cơ quan quản lý viễn thông Nga Roskomnadzor cũng yêu cầu Google ngừng các chiến dịch quảng cáo phát tán tin sai sự thật về xung đột Nga – Ukraine trên YouTube. Đáp lại, Google đã thực hiện hành động chống lại những chiến dịch đưa tin sai sự thật liên quan, chặn kênh YouTube của hai hãng thông tấn Nga là Russia Today và Sputnik tại châu Âu theo yêu cầu của EU.
Đầu tháng 3, Nga chặn Facebook, Twitter và Instagram.
Đây là lý do vì sao Apple nên cập nhật ứng dụng hệ thống qua App Store
Cập nhật ứng dụng hệ thống qua App Store sẽ giúp các tính năng mới hay các bản vá bảo mật mới cho ứng dụng được phát hành nhanh hơn là thông qua một bản cập nhật toàn hệ điều hành.
Apple vẫn luôn tự hào về việc các thiết bị iPhone và iPad sẽ nhận được các bản cập nhập hệ thống trong nhiều năm. Quả thực như vậy, hầu hết các thiết bị nhà Táo đều có vòng đời hỗ trợ cập nhật phần mềm rất lâu, từ ít nhất là 4 năm cho tới 6 hoặc thậm chí là 7 năm.
Thế nhưng, đôi khi vẫn có trường hợp Apple không thể tung các bản vá bảo mật kịp thời để khắc phục các sự cố bất ngờ. Điều này mới đây đã xảy ra và một lần nữa nó cho thấy các ứng dụng hệ thống nên được phát hành thông qua kho ứng dụng App Store hơn là đi kèm trong bản cập nhật phần mềm của hệ điều hành.
Cụ thể, một lỗ hổng bảo mật vừa mới được phát hiện bên trong trình duyệt Safari 15, khiến dữ liệu về thói quen lướt web của người dùng có thể bị rò rỉ. Lỗ hổng này được phát hiện bởi FingerprintJS và nó ảnh hưởng tới cả iPhone, iPad và các máy Mac. Nguyên nhân được tới từ việc Safari không tuân thủ chính sách "same-origin".
Ứng dụng Safari 15 xuất hiện lỗ hổng cho phép các trang web bên thứ 3 có khả năng thu thập dữ liệu người dùng
Ngày 18/1 vừa qua, báo cáo cho biết đội ngũ Apple đã nhận thức được lỗ hổng này và đã có thể khắc phục sự cố, tuy nhiên người dùng sẽ cần phải chờ đợi một bản cập nhật hệ thống được phát hành mới có thể vá được lỗ hổng kể trên trong trình duyệt Safari.
Thông thường, các bản cập nhật iOS mới sẽ được phát hành cho các nhà phát triển trước tiên, sau đó một thời gian ngắn (khoảng vài ngày), một bản cập nhật iOS chính thức mới được phát hành tới toàn bộ người dùng. Tức là phải mất ít nhất một tuần kể từ khi lỗ hổng được phát hiện và công bố cho tới khi một bản vá chính thức được tung ra. Trong khoảng thời gian này, người dùng của Apple hoàn toàn có thể bị các bên thứ 3 lợi dụng và truy xuất dữ liệu thông qua lỗ hổng mà Apple không thể làm gì được.
Nếu Apple chọn cách cập nhật ứng dụng hệ thống thông qua App Store, mọi chuyện có thể trở nên dễ dàng hơn đối với cả Apple và người dùng. Một bản cập nhật có thể được đẩy lên kho ứng dụng chỉ sau một hoặc hai ngày, và ngay sau đó người dùng sẽ tiến hành cập nhật ứng dụng, chỉ bằng cách nhấn nút "Cập nhật".
Các ứng dụng hệ thống sẽ có thể được cập nhật thông qua App Store?
Các tính năng mới không cần phụ thuộc vào bản cập nhật iOS
Dĩ nhiên, vấn đề về bảo mật là lý do lớn nhất khiến Apple nên suy nghĩ lại về quá trình cập nhật iOS, nhưng việc cho phép cập nhật ứng dụng hệ thống thông qua App Store cũng giúp người dùng có thể trải nghiệm các tính năng mới một cách dễ dàng hơn. Hàng năm, chúng ta phải đợi đến WWDC để xem phiên bản kế tiếp của iOS có gì mới. Tuy nhiên, vẫn có một số ứng dụng cần phải được cập nhật liên tục - chẳng hạn như ứng dụng Music và TV.
Lý do duy nhất khiến Apple không làm điều này có lẽ là bởi hãng sợ rằng người dùng sẽ chẳng còn mặn mà với việc cập nhật hệ điều hành nữa, thay vào đó là chỉ cần cập nhật từ App Store là đã có được những tính năng mới. Minh chứng là mới đây, Apple đã "quay xe", tuyên bố không cung cấp bản vá bảo mật cho iOS 14 nữa, buộc người dùng phải cập nhật lên iOS 15.
Trong khi điều này có lợi cho Apple, giúp thị phần iOS và macOS mới luôn chiếm ưu thế, thì đối với người dùng, chỉ với một thay đổi nhỏ hay một bản vá bảo mật cho một ứng dụng cũng sẽ mất hàng tuần mới được phát hành.
Apple cảnh báo sẽ xóa hàng loạt ứng dụng không có cập nhật trên App Store Apple đang có một động thái mới nhằm dọn dẹp kho ứng dụng App Store. Apple đang có một động thái mới nhằm dọn dẹp kho ứng dụng App Store. Theo The Verge, nhiều nhà phát triển đã nhận được email từ Apple với tiêu đề "App Improvement Notice". Trong đó, Apple cảnh báo sẽ xóa các ứng dụng không có bản cập...