Google cải tổ lại toàn bộ thương hiệu Android: thay đổi logo, tối ưu màu sắc, cách đặt tên
Thay đổi lớn lần này của Android tập trung vào tối ưu logo với bảng màu mới cùng biểu tượng robot đặc trưng được thiết kế lại. Đồng thời, phiên bản hệ điều hành sắp ra mắt cũng chính thức được đặt tên bằng số hiệu thay vì món ăn như trước đây.
Android sau hơn một thập kỷ được phát triển bởi Google, giờ đây đã trở thành một trong những hệ điều hành phổ biến nhất được sử dụng trên thế giới, đối đầu trực tiếp với iOS của ông lớn Apple. Tuy nhiên sau nhiều năm hoạt động, Android hầu như vẫn không quá chú trọng vào hình ảnh nhận diện thương hiệu của mình khi những thay đổi thiết kế trước đó vẫn không mang lại nhiều hiệu quả.
Thương hiệu của một công ty phần lớn được đánh giá qua màu sắc, hình dạng và tên của các thành tố trong thương hiệu đó. Một số người dùng bị chứng mù màu có thể không nhận ra màu xanh lá cây. Tên gọi của một vài phiên bản hệ điều hành theo món ăn rất khó phát âm, và thậm chí không tồn tại ở một số khu vực. Nếu Android là một thương hiệu theo hướng toàn cầu, thì điều quan trọng là nó phải thật sự trở nên quen thuộc với tất cả mọi người.
Chính lý do này đã thúc đẩy Google tái thiết kế lại hầu như toàn bộ các hình ảnh thương hiệu của Android, mang lại một cái nhìn hoàn toàn mới, thân thiện hơn và phù hợp hơn với hầu hết người dùng.
Bảng màu mới, tương phản và bắt mắt hơn
Màu sắc là một trong những khía cạnh quan trọng nhất của bộ nhận diện thương hiệu. Đối với một cái tên muốn hướng đến đa số người dùng trên thế giới, thì màu xanh lá cây không hoàn toàn phù hợp để đáp ứng tốt vấn đề này. Những người nếu mắc phải hội chứng mù màu, thường là xanh đỏ, thì họ khó có thể phân biệt được tone màu xanh lá cây với màu đỏ. Vì vậy, cách tốt nhất để giúp màu xanh lá dễ được nhận ra hơn đó là trộn lẫn nó với một số loại màu nổi bật khác, và đây chính là những gì nhóm phát triển đã thực hiện.
Bảng màu của bộ nhận diện thương hiệu mới vẫn sẽ bao gồm màu xanh lá cây chủ đạo nhưng chất màu nhạt hơn, bên cạnh đó là một số loại màu mới bao gồm màu xanh nước biển trung tính hơn, màu xanh navy và xanh nhạt. Đồng thời các màu ấm nay cũng đã xuất hiện trên Android, gồm vàng nhạt và cam đậm. Những loại màu này phù hợp với tất cả các bố cục khác nhau khi được kết hợp, và tạo ra hình ảnh thương hiệu có độ tương phản cao hơn, giúp người dùng dễ dàng tiếp cận hơn.
Video đang HOT
Trước đó, Google cũng đã từng sử dụng xanh lá cây như là một màu chính thức cho thương hiệu của mình, tuy nhiên vẫn không vượt qua bài kiểm tra WCAG. Về bản chất, ông lớn tìm kiếm hầu như không thể phù hợp với bất kỳ màu nào khác ngoại trừ màu trắng, đây là điều thật sự khó khăn. Tuy nhiên đối với Android, bảng màu mới đã được chứng nhận đạt chuẩn WCAG, giúp logo của hệ điều hành nổi tiếng này trở nên đẹp hơn và hướng đến đa số người dùng hơn.
Biểu tượng robot được thiết kế lại, wordmark mới
Trước đây, Google đã không thống nhất trong việc tạo dựng một logo chuẩn cho Android. Trong khi Andy – robot linh vật của Android xuất hiện trên một vài sản phẩm này, thì ký hiệu ‘Android’ lại xuất hiện trên một vài sản phẩm khác. Mặc dù cả hai đều cùng đại diện cho một thứ, tuy nhiên cách thể hiện lộn xộn khiến thương hiệu Android phần nào bị ‘phân mảnh’. Google nhận ra được vấn đề này, và họ đã quyết định kết hợp phần chữ và chú robot linh vật xuất hiện cùng nhau. Để đáp ứng các yêu cầu về bố cục, biểu tượng robot đã được thiết kế lại, loại bỏ phần thân, chỉ giữ lại phần đầu nhằm có đủ diện tích để đặt dòng chữ “Android” ở phía bên cạnh hoặc phía dưới nó.
Đồng thời, phần wordmark và phần biểu tượng robot cũng có một vài chỉnh sửa riêng biệt khó nhận ra. Trước tiên đối với phần ‘Android’ với các ký tự được bo tròn lại trông hiện đại hơn, bán kính cong của một vài phần ký tự sẽ tương đồng với phần đầu của chú robot, mang lại cảm giác thống nhất hơn giữa phần chữ và phần hình. Thay đổi này hầu như không đáng kể, nhưng thật sự mang lại hiệu quả cao.
Về phần linh vật Android, việc chỉ sử dụng phần đầu của nhân vật thay vì cả cơ thể, ngoài việc tạo ra đủ diện tích đặt wordmark, còn giúp đội ngũ thiết kế tập trung hơn vào biểu cảm khuôn mặt của robot theo cách tối giản nhất. Phần đầu được tinh chỉnh về độ cong, vị trí đôi mắt và ăng ten cũng được thay đổi giúp phần đầu nói riêng hay toàn bộ logo nói chung trở nên cân bằng và trông giống ‘thật’ hơn.
Tạm biệt ‘món ăn’, chào mừng ’số hiệu’
Một trong những đặc trưng mà chỉ có trên hệ điều hành Android, đó chính là số hiệu phiên bản. Thay vì sử dụng bộ đếm thông thường hay La Mã, các phiên bản nâng cấp Android sử dụng các loại thức ăn ngọt khác nhau để đặt tên: Cupcake (1.5), Donut (1.6), Eclair (2.0-2.1), Froyo (2.2-2.2.3), Gingerbread (2.3-2.3.7), Honeycomb (3.0-3.2.6), Ice Cream Sandwich (4.0-4.0.4), Jelly Bean (4.1-4.3), KitKat (4.4), Lollipop (5.0-5.1.1), Marshmallow (6.0), Nougat (7.0), Oreo (8.0), Pie (9.0).
Một mặt, cách sử dụng tên gọi này mang lại điểm nhấn cho hệ điều hành đối với người dùng, nhưng mặc khác, nó lại gây khá nhiều nhầm lẫn, đôi khi lại khó hiểu. Ở một số quốc gia và khu vực, sẽ chẳng có một ai từng nghe đến cái tên KitKat, hay thậm chí, tất cả mọi người có thể phát âm đúng từ ‘Nougat’?
Giờ đây, mọi thứ đã khác, phiên bản Android Q nay chính thức đã được gọi với cái tên Android 10. Mặc dù tên gọi mới này sẽ khiến nhiều người dùng bỡ ngỡ, hay một chút thất vọng bởi không còn cảm giác háo hức dự đoán tên phiên bản Android tiếp theo được ra mắt sẽ là gì như trước kia. Tuy nhiên Google tiết lộ rằng họ vẫn sẽ đặt tên cho Android 10 giống như các phiên bản tiền nhiệm và chỉ sử dụng nội bộ.
Ngoài ra, số hiệu 10 cũng được thiết kế sao cho đồng nhất với logo mới: bán kính cong gần như tương đồng giữa wordmark, một số góc của số ‘1′, số ‘0′ và phần đầu linh vật robot Andy, khiến bộ nhận dạng thương hiệu Android càng trở nên đồng nhất, dễ dàng tiếp cận hơn đến người dùng.
Có thể nói, việc Google tái thiết kế lại bộ nhận diện thương hiệu Android tại thời điểm này là một quyết định hợp lý, bởi giờ đây hệ điều hành này đã không còn nhỏ bé và ít người biết đến như thời những năm 2005. Với hơn 2,5 tỷ thiết bị chạy nền tảng Android tính đến hiện tại, Google cần phải tập trung hướng đến việc tiếp cận và bao quát rộng nhất có thể, với sự tối giản, đồng bộ, bắt mắt và dễ nhớ. Một số điểm đặc trưng trên Android – như cách thức đặt tên phiên bản – sẽ không còn được sử dụng nữa, tuy nhiên cốt lõi hệ điều hành vẫn luôn là ‘Android’ mạnh mẽ mà chúng ta hiện nay vẫn đang sử dụng.
Theo VN Review
Android Q sẽ được gọi đơn giản là Android 10, không có kẹo bánh gì nữa
Hãy tạm biệt bánh ngọt và kẹo màu, bởi nền tảng di động của Google sắp sửa bước vào chế độ ăn kiêng.
Kể từ năm 2009, Google đã đặt cho từng phiên bản lớn của hệ điều hành Android những cái tên theo chủ đề các món ngọt tráng miệng. Những tên gọi này thay đổi theo thứ tự alphabet quan từng năm, đầu tiên là ANdroid Cupcake, Donut, Eclair, Froyo... và gần đây nhất là Pie. Nhưng có một bất ngờ nho nhỏ: khi phiên bản hệ điều hành di động mới nhất của Google ra mắt vào cuối tháng này, triều đại của những món ngon béo ngậy kia cũng sẽ chấm hết.
Hệ điều hành Android mới nhất được biết đến với tên mã Android Q, hiện đang ở giai đoạn public beta kể từ tháng 3 năm nay. Đã có rất nhiều đồn đoán trên mạng xoay quanh cái tên này: Google sẽ dùng món nào có chữ "Q" ở đầu để làm tên gọi chính thức cho hệ điều hành mới? Quindim? Queen's cake? Quiche? Tất cả đều sai bét, bởi hôm nay, Google đã công bố rõ ràng là sẽ không có cái tên nào cả. Android mới sẽ được gọi là...Android 10. Bất ngờ chưa?
Tên gọi mới lần này chẳng hề sáng tạo chút nào, nhưng lại đơn giản đến kỳ quặc. Google cho biết họ quyết định từ bỏ cách đặt tên bằng các món ngọt bởi lo ngại về vấn đề đọc hiểu của người dùng.
" Qua nhiều năm, chúng tôi nghe phản hồi từ người dùng rằng những cái tên không phải lúc nào cũng dễ hiểu với mọi người trên toàn cầu" - Kaori Miyake, quản lý truyền thông cho Android tại Google nói.
Android được phân phối trên toàn thế giới và hiện diện trên hơn 2,5 tỷ thiết bị, do đó việc đặt tên mỗi phiên bản hệ điều hành theo tên một món tráng miệng của Mỹ sẽ khiến một lượng lớn người dùng thắc mắc. Cũng đúng, khi mà đâu phải ai trên hành tinh này cũng may mắn được một lần nếm thử để biết "Froyo" là gì. Và bạn có thấy tội nghiệp cho người New Zealand và người Anh không khi mà họ cứ nghĩ "Pie" là một món bánh nhân thịt chứ chẳng phải món bánh ngọt làm từ bột mỳ như ở Mỹ?
" Marshmallow không thực sự là một món ăn phổ biến ở khắp nơi trên thế giới" - Miyake nói - " Luôn rất khó để tìm ra một cái tên có liên quan đến mọi người".
Việc đặt tên theo thứ tự bảng chữ cái tiếng Anh cũng không giúp những người không nói tiếng Anh dễ hiểu hơn. Nếu bảng chữ cái của bạn không có A-B-C, thì không có cách dễ dàng nào để biết được liệu Honeycomb đứng trước hay sau Jelly Bean và KitKat cả!
Android 10 cho tiện!
Một cập nhật khác mà Google vừa thực hiện để giúp người dùng dễ nhận biết hệ điều hành Android hơn: dù chú robot xanh vẫn sẽ hiện diện, nhưng chữ "android" trong logo của hệ điều hành mới sẽ chuyển từ xanh lá sang đen. Thay đổi này sẽ giúp người dùng bị khuyết tật thị giác dễ đọc hơn. Google còn công bố một bộ màu sắc mới với độ tương phản cao hơn dành cho nhãn hiệu Android, giúp cải thiện mức độ dễ đọc trong tất cả mọi điều kiện mà logo xuất hiện.
Nếu bạn nghĩ Google bỏ qua ký tự "Q" vì không thể tìm ra món ngọt nào bắt đầu bằng chữ cái này, bạn nên biết rằng Google sẽ từ bỏ vĩnh viễn cách đặt tên bằng món ngọt. Từ Android 10 về sau, công ty cho biết sẽ chỉ sử dụng cách đặt tên Android bằng số mà thôi.
" Sau 10 sẽ là 11" - Mikaye nói.
Android 10 sẽ chính thức được tung ra trong vài tuần tới. Khung thời gian cụ thể cho đến nay vẫn chưa được công bố.
Theo GenK
Android: Làm thế nào một "ý tưởng bất khả thi" có thể trở thành một hệ điều hành thống trị cả thế giới? Hầu hết mọi người đều nghĩ Andy Rubin "điên" vì đã cố gắng phát triển Android. Nhưng cuối cùng, Rubin đã tìm thấy một người ủng hộ, đó là Larry Page. Google đã mua lại Android với giá 50 triệu USD và thương vụ đó được ví như "vụ cướp giữa ban ngày" vì quá rẻ, khi so sánh với giá trị 1,65...