Google bất ngờ tái cấu trúc mạnh mẽ, thay đổi vị trí CEO
Trong một động thái bất ngờ, Google vừa thực hiện một cuộc tái cấu trúc mạnh mẽ, trong đó Google trở thành công ty con của một công ty Cổ phần mới được thành lập, với tên gọi Alphabet. Ban lãnh đạo của Google sẽ chuyển sang lãnh đạo công ty mới thành lập này.
Hãng công nghệ hàng đầu thế giới Google vừa khiến nhiều người phải bất ngờ khi thực hiện một cuộc tái cấu trúc mạnh mẽ, trong đó Google sẽ trở thành công ty con của một công ty Cổ phần mới được thành lập có tên gọi Alphabet.
Hai nhà đồng sáng lập của Google, Larry Page, sẽ rời bỏ chiếc ghế CEO của Google để trở thành CEO của công ty Alphabet mới thành lập, trong khi đó nhà đồng sáng lập còn lại, Sergey Brin, sẽ trở thành Chủ tịch của Alphabet.
Eric Schmidt, Chủ tịch của Google sẽ được chuyển sang làm chủ tịch tại Alphabet.
Đáng chú ý, “ngôi sao đang lên” của Google – Phó chủ tịch Sundar Pichai, người đã liên tục có những sự thăng tiến trong sự nghiệp tại Google, sẽ được ngồi vào chiếc ghế CEO tại Google mà Larry Page để lại.
Google “lột xác” để trở thành một công ty con của Alphabet
Video đang HOT
Alphabet sẽ quản lý nhiều công ty con, là các bộ phận trước đây của Google, trong đó công ty con lớn nhất vẫn là Google. Bên cạnh đó là các công ty như Google X, phòng thí nghiệm phát triển các dự án “cho tương lai” của Google; Calico, với các dự án nhằm tăng tuổi thọ của con người; Youtube, dịch vụ video khổng lồ của Google…
Trang chủ của Alphabet sẽ được nằm tại địa chỉ https://abc.xyz/
Đây là động thái rất bất ngờ của Google và là sự thay đổi lớn nhất trong lịch sử của Google. Câu hỏi được nhiều người đặt ra là tại sao Google lại có quyết định như vậy?
Từ lâu, Google đã không còn là một công ty tìm kiếm như trước đây, mà Google đã trở thành một hãng công nghệ đa lĩnh vực, từ phần mềm, phần cứng, dịch vụ doanh nghiệp, dịch vụ Internet tốc độ cao đến cả phát triển ô tô ( xe hơi tự lái) và thậm chí có cả tham vọng đặt chân vào lĩnh vực y tế… Khi những lĩnh vực kinh doanh này sinh lợi nhuận, Google đưa đến quyết định tách rời các bộ phận để nằm dưới sự quản lý của một công ty mới lớn hơn.
“Khi Sergey (Sergey Brin, nhà đồng sáng lập của Google) và tôi đã viết trong bức thư của các nhà sáng lập vào 11 năm trước rằng: “Google không phải là một công ty theo lệ thường. Chúng tôi không có ý định trở thành một”", Larry Page viết trên blog chính thức của Google.
“Alphabet là gì? Alpabet là một bộ sưu tập các công ty, mà lớn nhất trong đó dĩ nhiên là Google. Google mới này sẽ được rút gọn lại. Về cơ bản, chúng tôi tin rằng điều này sẽ cho phép chúng tôi quản lý quy mô hơn và có thể điều hành độc lập những vấn đề không liên quan với nhau”, Larry Page cho biết thêm.
Nhà đồng sáng lập của Google cũng đã có giải thích về tên gọi mới của công ty trong bài viết trên blog: “Chúng tôi thích cái tên Alphabet (bảng chữ cái) vì nó tập hợp các chữ cái đại diện cho ngôn ngữ, một trong những cải tiến quan trọng nhất của con người, và đó là cốt lõi trong cách thức chúng tôi chỉ mục công cụ tìm kiếm của Google”.
Sự ra đời của Alphabet theo nhiều nhà phân tích là sẽ giúp Google có được nhiều không gian để hoạt động hơn, trong đó các bộ phận quan trọng của Google trước đây sẽ hoạt động độc lập và có đội ngũ lãnh đạo riêng, dĩ nhiên vẫn dưới sự quản lý của Alphabet.
Điều này giúp các công ty này có điều kiện phát triển tốt hơn khi có quyền đưa ra những chính sách riêng phù hợp. Bản thân Google hiện nay cũng giống với Youtube trong vài năm qua, khi vẫn là một công ty trực thuộc Google, nhưng có Giám đốc điều hành riêng với các chính sách riêng biệt.
Công ty Alphabet sẽ thay thế Google trên thị trường chứng khoán, tuy nhiên công ty vẫn sẽ tiếp tục giao dịch dưới tên mã cổ phiếu GOOG và GOOGL quen thuộc. Động thái của Google đã nhận được sự phản hồi tích cực từ phía các nhà đầu tư, giúp cổ phiếu của Google tăng hơn 6% sau khi thông báo về quyết định tái cấu trúc được đưa ra.
T.Thủy
Theo Dantri
U-crai-na cận kề nguy cơ vỡ nợ
Trong khi các cuộc đàm phán về tái cấu trúc nợ giữa U-crai-na và các chủ nợ vẫn chưa ngã ngũ, giới lãnh đạo Ki-ép mới đây tuyên bố, U-crai-na có khả năng vỡ nợ. Nền kinh tế sa sút nghiêm trọng cùng thái độ "thờ ơ" của nhiều đối tác Liên hiệp châu Âu (EU) đang đẩy giấc mơ gia nhập EU của "đất nước bên bờ Biển Đen" ngày càng xa vời.
Cuộc sống của người dân U-crai-na ngày càng khốn khó.
Sau nhiều tuần tranh cãi, U-crai-na và các chủ nợ cuối cùng cũng nhất trí triển khai các cuộc đàm phán kín bàn về tái cấu trúc nợ của nước này. Mặc dù vậy, bầu không khí căng thẳng vẫn chưa được xua tan, bởi hiện tại, hai bên đều gặp những vướng mắc lớn. Chính quyền Ki-ép yêu cầu các chủ nợ chấp nhận giảm 40% số nợ, tương đương 23 tỷ USD, với lý do không muốn chịu trách nhiệm về các khoản vay của chính phủ tiền nhiệm dưới thời cựu Tổng thống V. Y-a-nu-cô-vích. Đương nhiên, các chủ nợ không dễ dàng chấp nhận yêu cầu này. Phát biểu trên Thời báo Tài chính, Ủy ban các chủ nợ nắm trái phiếu của U-crai-na cho rằng, đề xuất xóa nợ sẽ phát đi tín hiệu tới thị trường tài chính toàn cầu, rằng chính phủ có thể cho phép mình từ chối nghĩa vụ trả nợ. Trong bối cảnh vấn đề nợ của Ki-ép vẫn "rối như tơ vò", nhiều nhà phân tích nhận định, "đất nước bên bờ Biển Đen" có thể sẽ vỡ nợ và trở thành "Hy Lạp thứ hai" nếu không thể thanh toán các khoản trả lãi trái phiếu.
Hiện tại, nền kinh tế U-crai-na đang trong tình cảnh vô cùng bi đát. Tổng nợ công của nước này ở mức gần 70 tỷ USD, trong đó 40 tỷ USD là nợ nước ngoài. Hãng Bloomberg mới đây đưa ra những dự báo ảm đạm, rằng kết thúc quý II năm 2015, tăng trưởng kinh tế của U-crai-na sẽ giảm 4% so cùng kỳ năm ngoái. Và đây là mức tăng trưởng tệ nhất trong số 47 nền kinh tế được hãng này khảo sát. Đồng nội tệ grípna vẫn xuống dốc không phanh, bất chấp việc Ngân hàng Trung ương U-crai-na nâng mức lãi suất đến 30%. Không dừng lại ở đó, hoạt động quân sự tại miền đông cũng đang "ngốn" của chính quyền Ki-ép một khoản phí tổn không hề nhỏ mặc cho ngân khố nước này đang dần cạn kiệt.
Đáng nói là, khi kinh tế U-crai-na đang trong cảnh "nước sôi lửa bỏng" thì những đồng minh phương Tây, những người đã từng vẽ ra trước mắt Ki-ép "giấc mơ phương Tây", lại tỏ ra không mấy mặn mà giúp nước này vượt qua khó khăn. Cách đây không lâu, tại Hội nghị cấp cao EU, các đồng minh vẫn tuyên bố chắc nịch luôn sẵn sàng ủng hộ và hỗ trợ Ki-ép, song thực tế không như vậy. Khoản tiền 5,5 tỷ USD mà EU đồng ý hỗ trợ Ki-ép và khoản vay ba tỷ USD của Mỹ dành cho nước này chẳng thấm vào đâu so với khoản nợ mà Ki-ép đang căng sức gánh vác. Thời điểm này, phương Tây đang hướng sự chú ý đến các vấn đề "nóng" khác, do đó, Ki-ép phải tự mình xoay xở khi khó khăn bủa vây tứ phía.
Thời báo Niu Oóc cho biết, chính quyền Ki-ép phải chạy vạy khắp nơi để có được gói cứu trợ nhằm trả nợ và tránh bước vào "vết xe đổ" của Hy Lạp. Đầu tháng 7 vừa qua, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) tuyên bố đạt được một thỏa thuận cấp chuyên viên với Ki-ép về các chính sách cần thiết để giải ngân khoản vay trị giá 1,7 tỷ USD. IMF khẳng định sẽ giúp U-crai-na trì hoãn việc thanh toán nợ, đồng thời cũng cho biết thêm rằng, các chủ nợ phải chấp nhận thua lỗ, với lý do cần giữ tỷ lệ nợ/GDP của Ki-ép không vượt tầm kiểm soát.
Theo giới chuyên gia, để vượt qua hoàn cảnh khó khăn lúc này, hơn bao giờ hết, U-crai-na cần "tự đứng trên đôi chân của mình" thay vì quá trông chờ sự giúp đỡ của phương Tây. Trong đó, loại trừ tệ nạn tham nhũng và giải quyết các bất đồng trong nội bộ chính phủ là những việc làm quan trọng và cấp bách, để từng bước vực quốc gia này ra khỏi tình trạng bế tắc, kiệt quệ.
SONG MINH
Theo_Báo Nhân Dân
Phu nhân Phó tổng thống Mỹ Joe Biden thăm Việt Nam Đệ nhị phu nhân Mỹ, bà Jill Biden, sẽ tới thăm Việt Nam trong 2 ngày 19 và 20/7 và có các hoạt động tại Hà Nội trong khuôn khổ chuyến công du châu Á. Bà Jill Biden và chồng, Phó tổng thống Joe Biden (Ảnh: orlando-politics) Trong thông báo ngày 17/7, Nhà Trắng cho biết bà Jill Biden, phu nhân của Phó...