Gone with the Wind – 75 năm vẫn không bị “cuốn theo bụi thời gian”
Cách đây đúng 75 năm, “ Gone with the Wind” được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của nữ tác giả Margaret Mitchell lần đầu tiên được ra mắt trước công chúng vào năm 1939. Và cho đến nay, bộ phim kinh điển này vẫn giữ nguyên những giá trị biểu tượng và sức sống trường tồn của mình.
Được xem là bộ phim Hollywood vĩ đại nhất về thời kỳ Nội chiến Mỹ (1861-1865), Gone with the Wind (Cuốn Theo Chiều Gió) xoay quanh cuộc đời nhiều thăng trầm của nàng Scarlett O’Hara – một tiểu thư xinh đẹp trong một gia đình địa chủ ở miền Nam nước Mỹ với người đàn ông của đời nàng – Rhett Butler.
Nhà phê bình Roger Ebert, trong bài bình luận với đánh giá 4 sao dành cho phim trong năm 1998, đã nhận xét rằng: “Gone with the Wind, trình bày một quan điểm đầy đa cảm về cuộc Nội chiến Mỹ, dù rằng… cuộc chiến mà nó mô tả không đề cập nhiều đến thắng lợi trước quân Liên Minh cũng như giải phóng chế độ nô lệ bằng việc thể hiện sự trừng phạt dành cho nàng Hoa hậu Scarlett O’Hara. Nhưng chúng ta đều biết rằng mỗi năm trôi qua, nỗi nhớ về nó vẫn tràn ngập các vùng lãnh thổ. Và bộ phim này vẫn là một tượng đài của nền điện ảnh, đơn giản vì nó là một câu chuyện rất hay và được kể theo cách vô cùng tuyệt vời”.
Bìa kỷ niệm 75 năm ngày ra mắt của “Gone With The Wind”
Nhân dịp kỷ niệm 75 năm ra mắt Cuốn theo chiều gió, chúng ta hãy cùng điểm lại những thông tin thú vị xoay quanh bộ phim kinh điển này:
Từ kỷ lục giải thưởng và những cái nhất
Đây là bộ phim đầu tiên nhận được hơn 5 giải Oscar, trong đó có 8 giải thường niên và hai giải đặc biệt và đồng thời xếp thứ 3 trong số những phim nhận được nhiều đề cử Oscar nhất. Kỷ lục này vẫn giữ vững suốt 20 năm sau, cho tới khi Ben-Hur xuất hiện và thắng 11 giải vào năm 1959. Thất bại duy nhất của phim là nam chính Clark Gable đã để trượt mất tượng vào vào tay nam diễn viên Robert Donat của Goodbye, Mr.Chips.
Với thời lượng là 238 phút, Gone With The Wind vừa là bộ phim màu đầu tiên vừa là bộ phim dài nhất từng giành giải Phim Xuất Sắc trong lịch sử Oscar. Kéo theo đó thì Vivien Leigh cũng trở thành Nữ diễn viên chính xuất sắc có thời lượng xuất hiện trên phim dài nhất: 2 giờ 23 phút 32 giây.
Vivien Leigh và Hattie McDaniel
Hattie McDaniel là người Mỹ gốc Phi đầu tiên trong lịch sử được đề cử và thắng giải Oscar. Bà giành chiến thắng ở hạng mục Nữ phụ xuất sắc nhất cho vai diễn Mammie. Bà đã tái hiện vai diễn này rất nhiều lần trong sự nghiệp của mình, nhưng tiết lộ: “Tôi thà kiếm được 700 USD mỗi tuần nhờ đóng vai một hầu gái còn hơn là chỉ kiếm được có 7 USD cho công việc người hầu”. Vai diễn của bà tới nay vẫn còn gây ra rất nhiều tranh cãi, nhưng đều theo hướng tích cực.
Phim đã được tái phát hành tại các rạp ở Mỹ khoảng 8 lần và thu được 400 triệu USD. Nếu tính theo tỷ giá lạm phát thì doanh thu của phim nằm giữa khoảng 3 đến 5 tỷ USD, và xứng đáng là bộ phim có doanh thu cao nhất mọi thời đại.
Năm 2008, Gone With The Wind đã được AFI xếp thứ 4 trong danh sách Những bộ phim Mỹ vĩ đại nhất mọi thời đại.
Cho đến những tai tiếng
Hattie McDaniel, Olivia de Havilland và Vivien Leigh
Video đang HOT
Khi bộ phim công chiếu ở Atlanta đã nảy sinh ra tranh cãi rất lớn xoay quanh vấn đề phân biệt chủng tộc. Lúc đó, các diễn viên da màu không thể ngồi cùng với các diễn viên da trắng trong buổi ra mắt. Nam chính Clark Gable đã rất tức giận vì Hattie McDaniel không được phép ngồi cùng bạn đồng nghiệp của mình, thậm chí, ông còn đe dọa sẽ tẩy chay sự kiện này. Sau đó, diễn viên da màu Hattie đã gửi lời hối tiếc không thể đến vì những cam kết trước đó, và bà cũng đã động viên Clark tham dự buổi công chiếu này. Cả hai người đã trở thành bạn bè tốt trong nhiều năm về sau.
Trái ngược với nhiều lưu truyền, bộ phim không bị phạt vì dám sử dụng từ “damn”. Tuy nhiên, có khá nhiều phiên bản khác nhau cho câu thoại nổi tiếng của Rhett Bulter đã được xem xét như: “Frankly my dear… I just don’t care,” “… it makes my gorge rise,” “… my indifference is boundless,” “… I don’t give a hoot,” and “… nothing could interest me less.” Cụm từ gây tranh cãi “miscarriage” cũng bị cấm nói trong phim vào thời đó, vì thế nên Rhett đã nói với Scarlett rằng “Có lẽ em sẽ gặp một tai nạn đấy”, trước khi cô ngã xuống cầu thang.
Một câu thoại lãng mạn khác cũng rất nổi tiếng trong phim
Quá trình sản xuất
Quá trình sản xuất phim thực sự rất hỗn loạn. Sau ba tuần ghi hình thì đạo diễn đầu tiên George Cukor bị sa thải. Kịch bản đã được viết, chỉnh sửa, thay đổi, kéo dài rất nhiều lần. Năm tuần sau khi ghi hình, kịch bản mới được hoàn thiện trong vòng 7 ngày và 20 giờ. Suốt thời gian đó, nhà sản xuất Selznick không cho phép bất cứ ai được vào phòng ngủ trong giờ nghỉ trưa, thay vào đó, ông cho họ chuối để bồi bổ. Cuối cùng, có khoảng một tá biên kịch và 3 đạo diễn đã cùng nhau làm nên bộ phim này. Đạo diễn thứ ba được gọi tới khi đạo diễn thứ hai không thể tiếp tục công việc do kiệt sức.
Phim còn có hai cảnh quay rất hoành tráng. Một, cảnh lửa cháy ở Atlanta là cảnh đầu tiên được ghi hình. Nhà sản xuất Selznick biết rằng đây là cảnh tốn kém nhất (khoảng 25.000 USD thời điểm ấy) và nếu mọi thứ đổ bể, thì bộ phim cũng chấm dứt.
Sau khi sử dụng diễn viên đóng thế cho Gable và Scarlett (lúc này đoàn phim chưa tuyển được Vivien Leigh), họ đã đốt gần như cả phim trường, bao gồm những cảnh quay cũ của phim King Kong. Đám cháy lớn tới nỗi dân địa phương điên cuồng gọi lính cứu hỏa. Đạo diễn đã ghi lại 113 phút cho cảnh này và sau đó đã rút ngắn lại trong phim.
Cảnh thứ hai, là khi Scarlett phải lặn lội đi qua hàng trăm xác chết và bị thương của lính thuộc Liên minh miền Nam để tìm bác sỹ Maede. Công đoàn có yêu cầu phải diễn đạt đúng chính xác con số binh lính, và hơn 800 người đã được huy động giả chết cùng với 800 hình nhân khác.
Theo tương truyền, trong khi quay cảnh cháy nổ ở Atlanta, em trai của Selznick, đã đến phim trường gặp anh trai và giới thiệu Vivien Leigh: “David, hãy gặp Scarlett O’Hara của anh đi nào”.
Đây là phần còn lại của phim trường, sau khi thực hiện cảnh quay quan trọng ở Atlanta
Mặc dù đây là bộ phim mang tên tuổi của Clark Gable nổi tiếng khắp thế giới thì nó vẫn là bộ phim mà ông ghét nhất. Trong mắt ông, bộ phim chỉ là “một bức họa về đàn bà”. Ông còn từng rất tức giận và dọa sẽ bỏ vai khi đạo diễn yêu cầu nhân vật Rhett Butler buộc phải khóc. Olivia de Havilland, người đóng vai Melanie Hamilton Wilkes, xuất hiện cùng Butler trong cảnh phim, đã thuyết phục anh ở lại.
Vivien và Clark trong giờ nghỉ trên phim trường
Nhưng không chỉ riêng Clark Gable gặp chuyện bất mãn, Vivien Leigh cũng từng tiết lộ bà rất ghét hôn Clark vì vấn đề răng miệng. Bà nói rằng: “Hôn Clark Gable trong Gone With The Wind không hề hấp dẫn tí nào. Hàm răng giả của anh ta có mùi thật khủng khiếp”.
Hoặc có lẽ những bất mãn đến từ việc thù lao không tương xứng vì Vivien Leigh phải làm việc 125 ngày và nhận khoảng 25.000 USD trong khi đó, Clark Gable chỉ xuất hiện trên phim trường 71 ngày nhưng nhận tới 120.000 USD.
Tai tiếng của hai ngôi sao chính
Một trong những lo lắng của nhà sản xuất là về việc Vivien Leigh – một diễn viên Anh đóng vai một người đẹp Mỹ có xuất thân ở miền Nam, có quá nhiều tiềm năng tạo ra tai tiếng. Dù đã lập gia đình nhưng Vivien vẫn ngoại tình với Laurence Olivier, một diễn viên Anh nổi tiếng, lúc ấy cũng đã kết hôn.
Hai ngôi sao của phim
Một vụ ngoại tình lớn khác trong thời điểm này là Clark Gable với nữ diễn viên Carole Lombard. Nhà sản xuất thực sự đã giúp ông ly hôn với người vợ thứ hai Maria Langham và ngay trong những ngày đầu quay phim, Gable đã bỏ việc để chạy đi kết hôn với Lombard. Họ bỏ trốn, cùng nhau ở trong chiếc xe của quản lý Gable và ăn mừng với bánh mì sandwiches và cà phê.
Hiện nay, người lớn tuổi nhất còn sống của Gone with the Wind là nữ diễn viên Olivia de Havilland, người đóng vai Melanie Hamilton – một trong 4 nhân vật chính. Bà năm nay đã tròn 99 tuổi. Clark Gable mất năm 1960 ở tuổi 59 còn Vivien Leigh thì mất năm 1967 ở tuổi 53.
Diễn viên và người lớn tuổi nhất còn sống của Cuốn theo chiều gió, nữ diễn viên Olivia de Havilland
Theo Ngọc Minh / Trí Thức Trẻ
Cô gái 17 tuổi hóa trang thành các mỹ nhân kinh điển
Annelies Maria Francine vẽ mặt, làm tóc và mặc giống nhân vật trên màn ảnh của Audrey Hepburn, Vivien Leigh...
Annelies Maria Francine năm nay 17 tuổi, là sinh viên chuyên ngành Sử của Đại học Leuven, Bỉ. Tuy nhiên, Annelies có niềm đam mê lớn với thời trang và làm mẫu. Cô nổi tiếng trên Instagram khi đăng những bức hình của bản thân, hóa trang thành các nhân vật điện ảnh. Trong hình, Annelies hóa thành nhân vật Scarlett O'Hara (Vivien Leigh đóng) trong Cuốn theo chiều gió.
Annelies Maria tái hiện hình ảnh Audrey Hepburn trong vai công chúa Ann của phim Roman Holiday.
"Tôi luôn thích trang điểm hoặc làm tóc để biến mình thành người khác hoặc các nhân vật điện ảnh. Cách đây một năm, tôi cắt tóc pixie và mọi người bắt đầu nói tôi giống Audrey Hepburn", Annelies chia sẻ. Cô tái hiện hình ảnh Audrey Hepburn trong phim Sabrina.
Hình ảnh Audrey trong vai Ariane, phim Love in the Afternoon, qua thể hiện của cô gái 17 tuổi.
Hình ảnh Audrey Hepburn khi đóng vai Jo Stockton trong Funny Face cũng được Annelies tái tạo.
Annelies hóa trang thành ca sĩ Twiggy.
Cô gái hóa thân thành Daisy Buchanan - nhân vật của Carey Mulligan trong The Great Gatsby.
Hình ảnh bắt chước nàng Belle trong Beauty and the Beast.
Nàng Bạch Tuyết qua hóa trang của Annelies.
Annelies trang điểm phỏng theo bức tranh Cô gái với đôi hoa tai ngọc trai của họa sĩ Johannes Vermeer.
Cô tái hiện hình ảnh Keira Knightley với vai Elizabeth Bennett trong Kiêu hãnh và định kiến.
Theo VNExpress
Đoạt giải Oscar chưa chắc đã hay Cuộc thăm dò mới đây do BBC thực hiện để tìm ra 100 bộ phim Mỹ vĩ đại nhất mọi thời, kết quả khá bất ngờ khi chỉ có 12 phim từng đoạt giải Oscar nằm trong danh sách này. Thậm chí, kết quả cuộc thăm dò còn tệ hơn khi khẳng định sức ảnh hưởng của những tác phẩm từng đoạt giải...