Gone Home: Trải nghiệm độc đáo trên PC trong năm 2013
Đối với những nhà phát triển game độc lập (indie), việc với đến các hệ máy console hiện nay có vẻ còn xa vời đối với họ. Kinh phí sản xuất quá cao, phức tạp về quá trình phát triển cũng như phát hành… Nhưng tất cả những hạn chế đó đều không xuất hiện trên PC và thực tế đã cho thấy, những gamer trên PC luôn được thưởng thức những trải nghiệm đột phá và sáng tạo nhất. Các ví dụ điển hình gần đây có thể kể tới như Dear Esther, Mark Of The Ninja hay Hotline Miami… 2013 hứa hẹn tiếp tục là mảnh đất màu mỡ để các tựa game như vậy ra đời, và một trong số đó là Gone Home.
Gone Home – ngôi nhà bí ẩn kích thích trí tò mò của người chơi.
Full Bright Company là một Studio mới được thành lập. Tuy nhiên, những con người tạo ra Studio đó đã có được sự chú ý rất cao của cộng đồng game thủ bởi sự tham gia của họ và dự án Bioshock. Gone home hứa hẹn cũng sẽ tạo ra một sự đột phá như vậy. Từ xưa đến nay, game góc nhìn người thứ nhất luôn được gắn liền với các yếu tố bạo lực. Thâm chí gameplay bắn súng và góc nhìn người thứ nhất còn được coi là bộ đôi không thể tách rời. Gone Home sẽ thoát ra khỏi motip quen thuộc ấy. Không còn những pha hành động đậm chất Hollywood, không còn những vũ khí đầy tính bạo lực, bạn tương tác với một môi trường được xây dựng cực kì chi tiết.
Trở về ngôi nhà của cha mẹ sau chuyến đi Châu Âu dài một năm trời, Katie những tưởng mình sẽ có một ngày đoàn tụ hạnh phúc cùng gia đình. Trong một đêm mưa gió, cô mở cửa bước vào. Khung cảnh tưởng chừng như hết sức bình thường nhưng càng đi sâu vào tìm hiểu, càng nhiều điều kì lạ bắt đầu xuất hiện. Cả bố mẹ Katie đều không có nhà, cô em gái Sam cũng bỏ đi không rõ tung tích, toàn bộ hệ thống đèn điện đã tắt nhưng chỉ riêng chiếc TV vẫn còn bật, ngăn kéo trong các phòng đều mở ra một cách bí ẩn… Ngôi nhà mà lẽ ra phải cho Katie cảm giác ấm cúng nay lạnh lẽo, tối tăm và tràn ngập những uẩn khúc.
Video đang HOT
Họ đã đi đâu?
Có thể bạn sẽ thấy việc khám phá một ngôi nhà trong cả tựa game có phần nhàm chán. Nhưng ngôi nhà đó đã được Full Bright thiết kế như một môi trường sandbox, với vô số chi tiết và tình tiết cốt truyện được hé lộ. Mỗi người chơi sẽ được trải nghiệm cốt truyện trong Gone Home một cách khác nhau. Lối tiếp cận phi tuyến tính này tuy không phải là mới nhưng luôn đem đến cho người chơi cảm giác mới lạ. Dù chặng đường phát triển còn rất dài ở phía trước, Gone Home hứa hẹn sẽ là điểm nhấn của PC trong nủa cuối năm 2013.
Theo GameK
Dear Esther - Nỗi ám ảnh trên hoang đảo
Ban đầu, Dear Esther vốn không phải là một game độc lập. Ra đời năm 2008 dưới hình thức chỉ là một bản mod của Half-life 2, đến giờ trò chơi mới chính thức được tung ra như một tựa game riêng biệt với hình ảnh và âm thanh đã được trau chuốt kĩ càng.
Trong game, người chơi đóng vai một nhân vật bị mắc kẹt trên một hòn đảo hoang vu. Lúc đầu, có vẻ như bạn cũng chính là người dẫn chuyện, khi câu chuyện diễn ra theo từng bước thám hiểm của bạn trên hoang đảo. Nhưng sau đó, với sự xuất hiện của hàng loạt các mẩu chuyện kì lạ, người chơi sẽ từ từ nhận ra mọi chuyện không đơn giản như vậy, và bắt đầu bị cuốn vào thế giới đen tối đầy ám ảnh của game.
Ở Dear Esther, vai trò của bạn giống một người quan sát hơn là một người chơi thực thụ. Bạn chỉ đi bộ loanh quanh, lắng nghe câu chuyện, làm vài việc lặt vặt và thậm chí cũng không có kẻ thù, thử thách duy nhất của game là những bài toán đố xuất hiện song song với cốt truyện. Ngoài ra, đôi khi cũng có thêm một ít thám hiểm, nhưng cũng chỉ trên một con đường thẳng tuyến tính chứ không nhiều ngõ ngách.
Chuyến phiêu lưu của bạn bắt đầu trên một bờ biển hoang vắng, đối diện biển cả bao la vô tận. Bỗng người dẫn chuyện đột ngột cất tiếng nói, giọng nói có vẻ của một người đàn ông trung niên, nói tiếng Anh lưu loát. Giọng nói đó cũng chính là người bạn đường duy nhất của bạn. Ông ta từ từ kể lại những sự kiện trong cuộc đời, cả trong quá khứ lẫn hiện tại, và lí do tại sao mình bị mắc kẹt tại hoang đảo này.
Những sự kiện này được kể lần lượt trong chuyến hành trình của bạn, với một cách diễn đạt không thể tuyệt vời hơn. Từng câu chữ được trau chuốt kĩ càng, kết hợp với chất giọng đượm buồn rất hợp tôngvới vẻ u ám và xinh đẹp của hòn đảo nơi bạn đang mắc kẹt. So với phiên bản bốn năm trước, đồ họa trong Dear Estherthực sự đã được "lột xác" hoàn toàn. Theo sự phát triển của dòng cảm xúc, mỗi chương trong game mang một tông màu khác hẳn nhau, và có đôi lúc làm ta có cảm giác như đang ở một thế giới khác vậy.
Có đôi lúc, bạn tìm được thông tin về những người khác từng ở trên đảo và số phận của họ. Bạn bắt đầu lắp ráp các mẩu chuyện rời rạc để tìm hiểu chuyện gì thật sự đang diễn ra, nhưng mọi thứ dường như vẫn quá mơ hồ. Mình đang mơ sao? Tại sao mình lại ở đây? Người kể chuyện là ai? Phải chăng đấy chính là mình? Xem ra, trong cả câu chuyện, thứ duy nhất rõ ràng chỉ là cột đèn radio lúc nào cũng nhấp nháy ẩn hiện ở phía xa..
Dear Esther có vẻ giống một cuộc trải nghiệm hơn là một game. Bạn trải nghiệm mọi thứ xung quanh bạn và cố gắng đưa ra diễn giải cho điều đang diễn ra. Câu chuyện trong Dear Esther thích hợp với một video game hơn là một cuốn sách hay một bộ phim. Tất nhiên, các phương tiện khác cũng có thể truyền tải được cốt truyện và các hình ảnh, nhưng chỉ với một video game, bạn mới thật sự cảm nhận được không khí của câu chuyện thông qua sự tìm tòi và cảm nhận của chính bản thân bạn.
Cốt truyện được dẫn dắt mơ hồ một cách có chủ đích, và nó đủ linh hoạt để thích ứng với những gì bạn thấy hay không thấy. Một bức ảnh cũ khuất sau ngọn nến có thể là vô nghĩa với vài người, nhưng lại cũng có thể mang đầy ý nghĩa sâu xa đối với người khác. Đường đi có nhiều ngã rẽ và đường phụ. Tuy hầu hết đều dẫn đến ngõ cụt, nhưng những gì bạn thu thập được ở đó có thể giúp bạn định hình kết cục của Dear Esther.
Quay trở lại các địa điểm đã qua đôi khi cũng mở thêm các lời thoại mới. Càng kiên nhẫn khám phá, bạn càng cảm nhận được rõ ràng và sâu sắc những gì đang diễn ra trong game, một điều mà những người chơi vội vàng sẽ khó có thể đạt được. Trong phần lớn thời gian chơi, có thể thấy rằng game tỏ ra khá mượt mà, chỉ có một trở ngại duy nhất: tại một số thời điểm quan trọng, việc điều khiển nhân vật bỗng trở nên cực khó khăn. Tất nhiên, khi đang nhập tâm vào cốt truyện cuốn hút của game thì điều này làm người chơi đặc biệt khó chịu.
Câu chuyện ảm đạm của game cực kì hợp với một đêm mưa gió bão bùng và một tách cà phê nóng. Thêm vào một tâm trạng u ám cho phù hợp, tựa game này có sức cuốn hút đặc biệt mà ít game nào khác có được. Lúc mới chơi, có thể bạn tự hỏi Dear Esther có đáng được đánh giá là một game hoàn chỉnh hay không, nhưng câu hỏi này sẽ nhanh chóng bị thay thế bởi hàng loạt câu hỏi khác về sự tồn tại của nhân vật và câu chuyện về hòn đảo.
Theo Game Thủ
Super-Battleships: Thêm một game dàn trận trên mobile Mới đây nhà sản xuất Easy-Lab đã phát hành miễn phí một trong những trò chơi thuộc dạng Board-game dàn trận cổ điển với tiêu đề là "Super-Battleship". Với đồ họa cơ bản,nhưng thiết kế tươi tắn và tối giản mọi thứ không cần thiết, vậy hãy xem trò chơi này có mang lại được cho bạn cảm giác dùng giấy và bút...