Gòn ra trái, ta lại nhớ… bánh lọt ngon hảo hạng của má
Bánh lọt mang ăn cùng với nước cốt dừa, cho nước đường và vài cục đá bào vào ngon hết ý…
Bánh lọt má làm ngon lắm, nhưng nếu nhớ bánh một thì ta nhớ má đến mười. Ta nhớ dáng má ngồi đã khom nhiều, tay má đã run run khi dùng sạn ấn từng đợt con bánh lọt khỏi sàn xuống thau mà nhất định không cho người khác làm thay…
Bánh lọt mang ăn cùng với nước cốt dừa, cho nước đường và vài cục đá bào vào ngon hết ý… – Ảnh: Giang Vũ
Trái gòn… có thể làm được bánh lọt sao? Đã từng có người hỏi tôi như thế, nếu chưa ăn, xin mời bạn về quê tôi. Trái gòn khô sẽ được đốt thành tro rồi ngâm nước, mang nước đó đi ngâm gạo làm bánh lọt. Con bánh trong đẹp mắt lại thơm, dai tự nhiên, ngon đáo để bạn ạ.
Ở quê, cây gòn nhiều lắm, trong mắt đàn ông quê, gòn rất… vô tích sự. Thân cây xốp, không ai thèm dùng đóng bàn, ghế, tủ, giường, thậm chí nếu bắt cầu cũng không được bao lâu là mục ruỗng, làm củi chụm bếp cũng tệ. Nhưng trong mắt phụ nữ xưa thì gòn cũng… có giá nhất định vì ngày xưa người quê thường dùng bông gòn làm gối. Hay đến cuối mùa mưa, đầu mùa nắng mỗi năm, gòn ra những trái non, để thếch đãi đám trẻ con vùng quê nghèo như là một món ăn chơi giữa những lúc nghe ruột cồn cào mà mẹ chưa xong cơm chiều, giữa những trưa trốn ngủ ra vườn chơi nhà chòi… Đến tháng ba, tháng tư, gòn khô đen trái. Lúc đó, đàn bà con gái lại hí hửng vì có thể mang làm bánh lọt ngon hảo hạng cho chồng con ăn. Vậy là nhiều chị em phụ nữ canh gòn khô đen trái thì mang cù móc ra móc vài trái rớt xuống, lấy vỏ đốt thành tro.
Bánh lọt được làm từ tro trái gòn, vừa trong, thơm lại dai tự nhiên rất ngon – Ảnh: Liên RòmNhớ có lần theo má đi hái trái, ngước lên trời, thấy mỗi khi gòn ra trái là cây xơ xác, chỉ toàn là cành với trái, không hoa không lá, trụi lủi trụi lơ, ta đã chê cây không duyên không dáng, má cười bảo, cây gòn phải hy sinh để dồn sức nuôi những trái gòn cho đàng hoàng chứ, cũng giống như cây sua đũa, trái càng dài, càng to thì cây càng khẳng khiu, ít lá… Ta chợt nhận ra, đúng rồi, cây gòn hay cây sua đũa cũng giống… má ở cái cách vì con mình.
Nuôi bao đứa con, má ta gầy đét, từng ngày quần quật với bao việc không tên lớn, nhỏ từ việc cho ra tiền đến không ra tiền, nhưng hễ biết con cái thích ăn món gì má đều tranh thủ làm, dù mất nhiều công đoạn. Như cách làm bánh lọt từ tro trái gòn, mất khá nhiều thời gian và công sức nhưng vì ngon hơn nhiều so với bánh lọt thường nên má luôn cố gắng. Vỏ gòn sau khi đốt thành tro sẽ mang ngâm trong nước một ngày một đêm. Rồi dùng phần nước trong ngâm gạo.
Ngâm khoảng một đêm thì má mang gạo đi xay thành bột (ở quê xưa, thông thường các nhà đều tự xay tay ở nhà, tùy lượng bột ít hay nhiều mà có thể mất từ 1 – 2 giờ đồng hồ. Nhà có 5 – 7 đứa con ở tuổi ăn tuổi lớn, coi như ngồi xay bột cả buổi mới xong). Xay xong thì phân nửa để nguyên bột trắng, phân nửa khuấy đều với nước cốt lá dứa (để có nước lá dứa, trước đó, má cũng phải còng lưng ngồi xắt và xay nhuyễn lá dứa để vắt lấy nước), khi nào có nhiều lá dứa thì má pha hết bột với nước lá dứa ăn càng thơm. Rồi má mang bột khuấy chín trên bếp ở dạng sền sệt.
Sau đó, má lấy một cái sàn gạo để lên trên thau nước lạnh sạch rồi múc từng giá bột đổ lên sàn, dùng cái sạn ép bánh lọt xuống. Từng “đàn” bánh chui ra từ sàn và lọt xuống thau nước bên dưới đẹp mắt làm sao (tôi nghĩ cái tên bánh lọt ra đời từ chính vì cách làm này). Thế là má có được một thau bánh lọt vừa thơm vừa đẹp mắt. Mang ăn cùng với nước cốt dừa, cho nước đường và vài cục đá bào vào ngon hết ý. Ngày ấy, chúng tôi, có đứa ăn đến 3 – 4 ly, đến nỗi cái bụng căng to mà cái miệng vẫn chưa thấy ngán.
Video đang HOT
Bánh lọt ăn cùng nước cốt dừa tươi ngon tuyệt vời – Ảnh: Liên RòmHôm vừa rồi về quê, lại được má mang mấy vỏ gòn khô để dành từ lâu ra làm bánh lọt đãi con, đãi cháu. Tuy bây giờ không phải xay bột bằng tay vất vả như xưa nhưng nhìn cái cách má phải cố gắng dùng hết sức lực để ép bánh lọt từ sàng xuống thau mà thấy… đau nhói trong tim. Ta muốn làm thay cho má nhưng má nhất định không chịu, một hai bảo vẫn khỏe, nhưng má ơi, má biết không, hồi hôi trên trán má đã ước đẫm từ lâu, tay má đã run run nhiều lần… Ôi, má của ta…
Theo Thanhnien
Tròn on bánh lọt Ninh Hòa
Bánh lọt xứ này là món ăn chơi, được làm bằng bột năng, vo tròn, luộc chín, xỏ xâu, trộn dừa, ăn với mè và đường cát.
Bánh lọt Ninh Hòa không phải là sợi bánh ngắn, mềm mềm làm bằng bột gạo trộn bột năng, có hai màu xanh và trắng, ăn kèm với đường, nước dừa thơm mùi lá dứa, bỏ thêm vài viên đá mát lạnh, thường được rao bán trong các xe đẩy khắp vỉa hè như một loại thức ăn đường phố nổi tiếng vào mùa nóng ở Sài Gòn và các tỉnh miền Nam.
Tự nhiên có người mách nước, phía trường Đức Trí, chiều nào cũng có chị kia ngồi bán cho mấy đứa học trò. Lật đật chạy qua, thấy thau nhôm quen thuộc với mớ bánh lọt xỏ xâu, tự nhiên ký ức tuổi thơ len lén tìm về, vui muốn trào nước mắt.
Làm bánh lọt dễ ẹt à. Cứ đổ bột năng vô thau, rưới nước sôi lên, lấy đũa trộn thiệt nhanh để bột chín tới. Chờ nguội, lấy tay bóp đều cho khỏi sượng. Nếu quá khô, chưa kịp chín thì cho thêm nước nóng, còn nhão quá thì trộn tí bột khô. Nhồi bóp một hồi thành cục bột màu trắng đục thiệt to.
Ngắt bột, dùng hai tay se thành dây rồi lấy kéo cắt nhỏ từng viên như hòn bi xanh đỏ. Bột năng rất dai nên phải cắt mới đẹp, chứ lấy tay ngắt nó sẽ không đều. Nhớ hốt ít bột khô rải đều cho khỏi dính vào nhau. Bắt nước cho sôi rồi thả bột vô luộc. Bột chín vớt liền ra rổ, xả nước lạnh cho nguội. Chờ ráo, nhanh tay trộn đều với dừa bào nhuyễn.
Hồi còn khó khăn, người ta toàn bào dừa bằng tay. Cái bào bằng sắt đen thui, dài cỡ cây đũa xới cơm, một đầu bằng phẳng, còn đầu kia hình tròn, có răng cưa, bén ngót. Dừa khô đập bể làm đôi, để cái bào lên ghế, lấy chân dậm chắc đầu bằng, còn đầu kia dôi ra, bên dưới để thau nhựa hứng dừa.
Cầm nửa trái dừa bào lên, bào xuống, bào trái, bào phải, hột dừa nhỏ li ti rớt xuống đầy thau. Gần sát sọ thì ngưng, bỏ vỏ một bên, lấy nửa kia bào tiếp. Sau này tiến bộ, thợ hàn phát minh ra máy bào dừa, đưa vô làm rột rột một phát là xong. Khỏi tốn công tốn sức mà không sợ đôi khi lơ đễnh, dừa hổng bào, mà bào thẳng vô tay, máu chảy đỏ thau, đau thấy mấy ông trời.
Các chị bán chè sắm một cái để trong nhà, khi nào cần xài cho tiện. Còn không ra chợ, tới hàng dừa, lựa trái già, đưa họ bào luôn. Khỏe re như bò kéo xe. Tới giờ, nghề bào dừa ở chợ Dinh vẫn làm ăn khấm khá.
Có người không xài dừa bào nhuyễn mà trộn với dừa bào sợi. Cũng dễ òm à. Lấy cái nắp ken (nắp chai bia) để bào. Một trái rẹt rẹt là xong. Còn không ra chợ, kêu bán cho tui một cây bào dừa sợi làm bằng nhôm, cán gỗ. A lê hấp có liền. Về xài mấy năm cũng không hư.
Hồi xưa người ta dễ dàng tìm thấy viên bánh lọt dính dừa, xỏ vô cọng sống lá, năm viên thành một xâu, để trên mâm hay trong thau, đậy bằng bịch nhựa, bán đầy các hàng quán khắp nơi từ đầu trên xóm dưới. Một cây hai trăm rưỡi, hai cây năm trăm. Rẻ ghê chưa!
Ai tới mua, chị rải ít đường cát trắng trộn mè lên túi nhựa nylon, rồi cầm cây bánh lọt bỏ vô, vắt đường cho dính đều. Chẳng phân biệt già trẻ gái trai, ăn riết thành ghiền. Mỗi lần cả chục cây hổng ngán dù về nhà bụng nặng chình chịch vì bột khó tiêu.
Còn giờ, mỗi lần về, giữa hàng trăm món quê ê hề thịt cá, đôi khi thèm cây bánh lọt nho nhỏ năm xưa, chạy đi đầu trên xóm dưới muốn lòi con mắt cũng không thấy bán. Buồn hiu buồn hắt, buồn rụng buồn rời, buồn như rớt một cục tiền tìm hoài không thấy. Tự nhiên có người mách nước, phía trường Đức Trí, chiều nào cũng có chị kia ngồi bán cho mấy đứa học trò. Lật đật chạy qua, thấy thau nhôm quen thuộc với mớ bánh lọt xỏ xâu, tự nhiên ký ức tuổi thơ len lén tìm về, vui muốn trào nước mắt.
Giờ mỗi cây không còn hai trăm như xưa nữa. Ba cây lên tới năm ngàn. Nhưng kệ. Có người chịu làm bán cho mình ăn ngon cũng sướng lắm rồi. Thiên hạ giờ lo làm tiền triệu, tiền tỷ, sắm xe, mua nhà. Chứ mấy món lời lãi chẳng bao nhiêu này, ai thèm làm cho cực.
Thế là kêu chị vắt lấy vắt để, mà phải bỏ thiệt nhiều đường với mè. Vắt thiệt chặt tay cho đều cho thấm. Cầm cây bánh lọt toàn bột với dừa, phủ thêm lớp đường cộng mè trăng trắng, đưa lên miệng, cắn ngay một cục. Nhai từ từ, chầm chậm.
Bột năng dai dẻo thần sầu, kèm dừa beo béo, mè rang thơm lừng, đường mía ngọt lịm vỗ đều trong miệng. Vừa ăn vừa than, bánh lọt đơn giản thế này, mà sao ngon quá đỗi kinh hồn. Vậy mà hổng ai chịu làm mỗi ngày để bán khắp nơi, cho tui ăn cho đã.
Sờ tay vô túi, nhoẻn miệng cười tình. Tại do ham ăn nên lật đật đi quên cầm theo tiền. Mà chị đừng có ngừng tay, cứ vắt liên tục đi, tí nữa tui kêu người nhà mang tiền ra trả.
Hồi xưa người ta dễ dàng tìm thấy viên bánh lọt dính dừa, xỏ vô cọng sống lá, năm viên thành một xâu, để trên mâm hay trong thau, đậy bằng bịch nhựa, bán đầy các hàng quán khắp nơi từ đầu trên xóm dưới.
Ai tới mua, chị rải ít đường cát trắng trộn mè lên túi nhựa nylon, rồi cầm cây bánh lọt bỏ vô, vắt đường cho dính đều. Chẳng phân biệt già trẻ gái trai, ăn riết thành ghiền. Mỗi lần cả chục cây hổng ngán dù về nhà bụng nặng chình chịch vì bột khó tiêu.
Bột năng dai dẻo thần sầu, kèm dừa beo béo, mè rang thơm lừng, đường mía ngọt lịm vỗ đều trong miệng. Vừa ăn vừa than, bánh lọt đơn giản thế này, mà sao ngon quá đỗi kinh hồn. Vậy mà hổng ai chịu làm mỗi ngày để bán khắp nơi, cho tui ăn cho đã.
Giờ mỗi cây không còn hai trăm như xưa nữa. Ba cây lên tới năm ngàn. Nhưng kệ. Có người chịu làm bán cho mình ăn ngon cũng sướng lắm rồi.
Theo Thanhnien
Tìm về hàng tàu hũ đá Trương Định, tuổi thơ của thế hệ 9X, 8X Sài Gòn Dù cho thành phố có nhiều hàng nổi tiếng nhưng quán tàu hũ đá bánh lọt Trương Định vẫn là chốn dừng chân quen thuộc của mọi thế hệ. Bỏ lại những bộn bề công việc trong ngày, được ngồi tụ tập trò chuyện cùng bạn bè bên ly tàu hũ mát ngọt là một thú vui mà ai cũng từng trải qua....