Gomphotheres: Loài voi cổ đại sở hữu đến 4 chiếc ngà
Gomphotheres là một loài voi cổ đại, chúng lần đầu tiên xuất hiện vào cuối Kỷ Eocene, khoảng 34 triệu năm trước. Sau khi kết thúc kỷ Phấn trắng, khi khủng long tuyệt chủng, động vật có vú thời tiền sử bắt đầu phát triển và xuất hiện ngày càng nhiều.
Trong Kỷ nguyên Eocene, kéo dài 56-34 triệu năm trước, những động vật khổng lồ giống voi cổ đại bắt đầu lang thang qua đồng cỏ và rừng rậm. Mặc dù có ngoại hình giống với hậu duệ hiện đại của chúng, nhưng loài voi cổ đại này lại có bốn chiếc ngà khổng lồ mà chúng dùng để tự vệ.
Bằng chứng về gomphotheres có từ 34 triệu năm trước vào cuối kỷ Eocene. Chúng di cư và tiến hóa ở hầu hết các nơi trên thế giới cổ đại trong hàng triệu năm. Gomphotheres cuối cùng đã tuyệt chủng. Bằng chứng gần đây nhất về gomphotheres có từ khoảng 11.700 năm trước, trong kỷ nguyên Holocene hiện tại.
Gomphotheres lần đầu tiên xuất hiện vào cuối Kỷ Eocene, khoảng 34 triệu năm trước. Chúng sống qua thế Pleistocene và thế Holocene sớm. Người ta ước tính rằng loài động vật này đã tuyệt chủng cách đây khoảng 11.700 năm. Mặc dù chúng trông rất giống voi thời hiện đại nhưng thực ra chúng thuộc một họ khác và đã tuyệt chủng khi tổ tiên của loài voi hiện đại xuất hiện và tiếp tục tiến hóa.
Những sinh vật khổng lồ này sống ở đồng cỏ, rừng và đầm lầy. Chúng sở hữu thân hình to lớn hơn, với tỷ lên cơ thể ngắn hơn so với voi hiện đại. Nếu bạn sống cách đây 12.000 năm, rất có thể bạn sẽ nhầm những con vật khổng lồ này với voi hiện đại.
Các nhà nghiên cứu không thể nói chính xác nguyên nhân khiến gomphothere bị tuyệt chủng. Họ tin rằng sự thay đổi trong chế độ ăn uống, thay đổi nguồn thức ăn sẵn có và sự săn bắn của con người đều góp phần vào sự suy giảm và cuối cùng là sự tuyệt chủng của gomphotheres. Thay đổi khí hậu cũng có thể là một yếu tố góp phần theo thời gian.
Một sự khác biệt đáng chú ý giữa voi hiện đại và gomphotheres bên cạnh kích thước của chúng là số lượng ngà. Voi hiện đại có hai ngà. Đây thực sự là những chiếc răng. Chúng kéo dài xuống từ hàm trên. Voi dùng ngà để ăn và để tự vệ. Gomphotheres cũng có hai ngà trên giống voi hiện đại, nhưng chúng còn có cả hai chiếc ngà kéo dài từ hàm dưới lên trên.
Hàm của chúng tương tự như voi hiện đại. Chúng nhỏ so với kích thước và số lượng răng của chúng. Khi những chiếc răng lớn hơn mọc lên, những chiếc răng nhỏ hơn sẽ di chuyển ra phía trước của hàm. Gomphotheres được chia thành các phân nhóm như trilophodont và tetralophodont. Trilophodonts có ba tấm ở răng hàm, trong khi tetralophodonts có bốn tấm. Cấu trúc và chức năng của răng và hàm rất cần thiết cho sự tồn tại của gomphothere và cung cấp cho các nhà nghiên cứu nhiều thông tin về cách chúng sống.
Video đang HOT
Gomphotheres từng phân bố phổ biến và có thể thích nghi với nhiều cảnh quan khác nhau. Các nhà khoa học đã phát hiện ra bằng chứng cho thấy chúng sống ở tất cả các châu lục ngoại trừ Nam Cực và Úc. Loài này sống chủ yếu ở châu Phi, Âu Á và Bắc Mỹ. Ở đó, chúng kiếm ăn trên đồng cỏ rộng. Nhiều phân loài gomphotheres khác cũng được phát hiện ở khắp nơi trên thế giới, mỗi phân loài sẽ có một số sự thay đổi kiểu hình nhất định để phù hợp với môi trường và nhu cầu sinh sống của chúng.
Các vùng đất đã thay đổi trong hàng triệu năm mà gomphothere lang thang trên Trái Đất. Các loài động vật đã di cư, phát triển và tìm thấy lãnh thổ mới trong thời gian này.
Gomphotheres cũng vậy, chúng tìm đường di cư và sống ở Nam Mỹ vào đầu thế Pleistocene, khoảng 2,6 triệu năm trước thông qua qua eo đất Panama.
Gomphotheres thuộc họ Gomphotheriidae, hiện đã tuyệt chủng. Voi hiện đại là một phần của gia đình Elephantidae. Giờ đây, chỉ còn lại voi châu Á và voi châu Phi nhưng trong thời tiền sử, các thành viên khác bao gồm voi ma mút và các loại voi khác. Cả gomphotheres và voi hiện đại đều thuộc bộ Proboscidea. Chúng bao gồm các loài động vật có thân và ngà phát triển.
Không có nhiều thông tin về các loài động vật khác từng là mối đe dọa đối với gomphotheres. Do kích thước lớn của chúng, bất kỳ loài động vật nào khác muốn săn và giết một con gomphothere sẽ phải có kích thước lớn hơn, hoặc có răng, móng vuốt đủ dài và sắc nhọn để có thể làm cho chúng bị thương.
Tuy nhiên có thể chắc chắn được rằng một trong những mối đe dọa chính đối với loài vật này là sự thay đổi môi trường sống ảnh hưởng đến thói quen kiếm ăn của chúng. Vì chúng chỉ ăn một số loài thực vật nhất định nên khi những thức ăn này không còn nữa, gomphothere sẽ theo đó mà tuyệt chủng.
Gomphotheres cũng tồn tại cùng với con người sơ khai. Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy bằng chứng cho thấy bộ tộc người Clovis, một nhóm người săn bắt hái lượm đầu tiên ở Bắc Mỹ, đã săn lùng và giết gomphotheres.
Bộ lạc này sống cách đây khoảng 13.390 năm và tích cực săn bắt, giết và ăn gomphothere.
Loài nhện khổng lồ có kích thước bằng một con chó con
Không giăng mạng, nhưng loài nhện khổng lồ này lại có rất nhiều "mánh khóe" để săn mồi. Arachnophobia hay còn gọi là hội chứng sợ nhện là một trong những nỗi sợ hãi phổ biến nhất mà con người mắc phải.
Ngay cả những con nhện nhà nhỏ nhất, vô hại nhất cũng có thể khiến cho những người mắc phải hội chứng này có những cảm giác kinh hãi.
Nếu bạn là người mắc phải hội chứng Arachnophobia, có lẽ bạn nên bỏ qua bài viết này, vì hôm nay chúng tra sẽ giới thiệu về loài nhện Theraphosa blondei (T. Blondi), loài nhện lớn nhất thế giới.
Loài nhện này có kích thước vô cùng to lớn và những chiếc răng nanh khổng lồ, tuy nhiên chúng lại vô hại với con người trừ khi bạn bị dị ứng với lông nhện. Mặc dù răng nanh của nó chứa nọc độc, nhưng giống như hầu hết các loài nhện khác, vết cắn của chúng không đau hơn một vết chích của ong bắp cày.
Kích thước cơ thể của T. Blondi có thể lên tới 12 cm và nếu tính thêm sải chân thì nó có thể dài tới 28 cm. Loài nhện khổng lồ này có thể nặng tới 170 gram.
Rick West, một trong những chuyên gia về nhện hàng đầu thế giới, thực sự đã ăn một con nhện T. Blondi trong quá trình thám hiểm tại Amazon. Bữa ăn kỳ lạ này được người Piaroa địa phương chế biến bằng công thức và kỹ thuật nấu ăn đặc biệt.
Theo West, cơ của nhện có vị giống như tôm trong khi những thứ trong bụng con nhện này được luộc kỹ trong lá cuộn, có vị sạn và đắng. Và sau khi kết thúc bữa ăn có phần "kinh dị" này, người ta sử dụng những chiếc răng nanh dài 2 cm của con nhện làm tăm xỉa răng.
Loài nhện khổng lồ này còn có một cái tên khác là nhện ăn chim, tuy nhiên chúng lại rất hiếm khi săn những loài chim. Biệt danh "nhện ăn chim" của nó là một cách gọi sai, có thể bắt nguồn từ một bản khắc từ thế kỷ 18 mô tả một loài nhện khổng lồ khác đang ăn thịt một con chim ruồi.
Trên thực tế, nhện T. Blondi thích ăn côn trùng và sâu. Nhưng khi có cơ hội, loài nhện khổng lồ này cũng sẽ không ngại ăn thịt những loài động vật khác như ếch, thằn lằn và các loài lưỡng cư khác.
Một số cá thể đặc biệt của loài này thậm chí còn có thể săn những con mồi lớn hơn. Trong một đêm ở rừng rậm Peru, Michael Grundler của Đại học Michigan đã tận mắt chứng kiến cách một con nhện khổng lồ của loài này giết chết và bắt ăn thịt một con opossum (Marmosa murina).
Grundler cho biết : "Con thú có túi đã bị con nhện tóm lấy và vẫn đang vùng vẫy một cách yếu ớt vào thời điểm đó, nhưng sau khoảng 30 giây, nó đã bất động. Chúng tôi đã cảm thấy rất sốc, và không thể thực sự tin vào những gì mình đang thấy".
Gống như tất cả các loài nhện khổng lồ khác, chúng vội vàng lao vào con mồi và sử dụng những chiếc răng nanh lớn của mình để cắn và giết chết con mồi.
Điều đó không có nghĩa là T. Blondi không sản xuất và sử dụng tơ như nhiều loài nhện khác. Loài nhện này thường sống trong các hang nông bên dưới nền rừng, nơi nó lót những sợi tơ siêu bền để tăng cường sự ổn định của cấu trúc hang.
Nơi trú ẩn này rất quan trọng cho cả việc săn mồi và thoát khỏi những kẻ săn mồi của nhện T. Blondi. Trong rừng rậm Amazon, có rất nhiều nguy hiểm rình rập. Nếu một kẻ săn mồi cố gắng tấn công T. Blondi, nó có thể sử dụng những chiếc răng nanh khổng lồ của mình để chống trả. Nhưng trước tiên, chúng phải sử dụng tuyến phòng thủ đầu tiên bao gồm những sợi lông ngứa chạy dọc bụng của mình.
Những sợi lông nhỏ hình cây lao này rất khó chịu và ngứa ngáy, đồng thời có thể gây tử vong cho các động vật có vú nhỏ như chuột nếu hít phải chúng. T. Blondi chỉ cần chà chân lên bụng để giải phóng một loạt những sợi lông sắc nhọn này vào không khí, gây sát thương lớn.
Khi cọ xát lông với nhau, loài nhện khổng lồ này cũng tạo ra tiếng rít lớn có thể nghe thấy từ cách xa 4-5 mét. Âm thanh này đôi khi có thể ngăn chặn những kẻ săn mồi, khiến chúng sợ hãi.
Vào mùa sinh sản, con cái sẽ đẻ từ 50 đến 200 quả trứng trong một cái túi khổng lồ được kéo thành từ tơ. Chiếc túi này có kích thước bằng quả bóng tennis được bao phủ bởi những sợi lông ngứa để bào vệ chúng trước những kẻ săn mồi.
Nhện mẹ sẽ mang túi trứng của mình đi khắp mọi nơi mà nó cảm thấy an toàn. Thay vì được thụ tinh bên trong, những quả trứng này được thụ tinh sau khi chúng ra khỏi cơ thể nhện mẹ.
Con non sẽ bắt đầu nở từ 6 đến 8 tuần sau khi trứng được đẻ, nhưng sẽ mất hai đến ba năm nữa trước khi chúng trưởng thành, một khoảng thời gian rất dài đối với một con nhện.
Trong thời gian này, nhện con có thể lột xác năm hoặc sáu lần khi chúng phát triển.
Nhện cái có thể sống đến hai mươi năm, nhưng con đực thường không sống quá ba tuổi, thường chết ngay sau khi giao phối.
Một số người cho rằng nhện thợ săn khổng lồ (Heteropoda maxima ) trên thực tế là loài nhện lớn nhất thế giới. Đây thực sự là một loài nhện đáng gờm, với những chiếc chân cong queo có thể kéo dài tới 30 cm. Tuy nhiên, hiện tại, Kỷ lục Guinness Thế giới đã công nhận T. Bondi là loài nhện lớn nhất. Bên cạnh đó, có thể của chúng cũng to lớn hơn nhện thợ săn khổng lồ khá nhiều.
Khoảnh khắc gây sốc 2.500 hải cẩu chết dạt vào bờ biển Video ghi lại khung cảnh xác của khoảng 2.500 hải cẩu dạt vào bờ biển Caspian, Nga gây xôn xao mạng xã hội. Hải cẩu Caspi là loài động vật có vú sinh sống ở vùng biển Caspi, xếp vào danh sách đỏ có nguy cơ tuyệt chủng của Liên minh bảo tồn thiên nhiên quốc tế IUCN kể từ năm 2008. Bộ...