Gốm Lò Chum – ký ức một thời
Xuất hiện từ những năm cuối thế kỷ XIX cho đến những năm 90 của thế kỷ XX, làng nghề gốm Lò Chum từng nổi danh khắp nơi bởi những sản phẩm đa dạng, độc đáo.
Đến nay, nghề gốm nơi đây tuy không còn, nhưng những dấu tích vẫn còn được người dân gìn giữ.
Tìm về mảnh đất Lò Chum thuộc hai phường Trường Thi và Đông Hương (TP Thanh Hóa), hỏi những người dân gốc ở đây, chẳng ai là không biết đến nghề làm gốm xưa.
Men theo hàng chục con ngõ, điểm nổi bật trên mỗi bức tường là rất nhiều mảnh sành sứ được xếp chồng lên nhau.
Những mảnh sành, sứ vỡ – dấu vết còn sót lại của làng gốm Lò Chum nức tiếng một thời.
Từ hàng chục năm trước, những người dân nơi đây đã tận dụng các phế phẩm từ gốm để ghép thành từng khối tường rào.
Hay các sản phẩm bị lỗi trong quá trình sản xuất đều được sử dụng làm vật liệu xây nhà.
Video đang HOT
Tường rào và các công trình phụ được làm nhiều nhất từ các mảnh ghép từ gốm, sành, sứ lỗi hỏng.
Những nếp nhà san sát được phân định bởi những bức tường ghép bằng những sản phẩm sành, sứ bị lỗi hỏng màu nâu xám, tạo nên nét đặc trưng của các con ngõ nhỏ sâu hun hút.
Vẻ cũ xưa, thâm trầm là nét nổi bật nhất bên trong những con ngõ nhỏ.
Một bức tường dài được tạo nên từ hàng nghìn mảnh ghép khác nhau.
Chum, vại lỗi được một hộ dân ở đường Hàm Nghi, phường Đông Hương dùng làm vật liệu ốp tường nhà.
Những chiếc tiểu sành hư hỏng cũng được tận dụng
Gạch, ngói nấu quá lửa bị cháy, méo, vỡ… được xếp chéo tạo nên khối chắc chắn và cũng rất đẹp mắt.
Rêu phong thời gian khiến bức tường càng trở nên đáng hoài niệm.
Dấu tích gốm Lò Chum còn sót lại ít nhiều tạo nên những khoảng không gian xưa cũ giữa chốn phồn hoa đô thị.
Cửa hàng hiện đại 'nhập gia tùy tục' ở phố cổ Hội An
Những hình ảnh cửa hàng, quán ăn hiện đại lại mang phong cách cổ xưa ở Hội An (Quảng Nam), khiến dân mạng thích thú.
Từ sáng 17/7, nhiều diễn đàn mạng chia sẻ lại những hình ảnh trên. Điều khiến họ ấn tượng là lối thiết kế "hợp tông" Hội An của các cửa hàng hiện đại.
Cửa hàng đồ thể thao thường xuất hiện trên đường phố ở đô thị lớn với tông đen chủ đạo. Tuy nhiên, tại Hội An, cửa hàng này lại có tường vàng, cửa gỗ. Phía trên cửa hàng còn có những chiếc đèn lồng đủ màu sắc đặc trưng của phố Hội.
Ngoài ra, dân mạng cũng phải "bật cười" với máy rút tiền ở Hội An. Nó không phải những cây ATM được bao quanh bởi kính. Ở phố cổ, cây rút tiền được thiết kế liền tường với khung gỗ đen trông khá lạ mắt.
Các cửa hàng và cả cây rút tiền cũng "nhập gia tùy tục" ở Hội An.
Chia sẻ với Zing , ông Tống Quốc Hưng, Phó Trưởng phòng Văn hóa Thông tin thành phố Hội An cho biết những hình ảnh trên mạng không phải chuyện mới. Đây là điều các cơ sở kinh doanh phải thực hiện khi mở cửa ở Hội An.
"Các cửa hàng bên trong khu phố cổ đều phải tuân theo quy định, chủ yếu là màu vàng, nâu... Đa số cửa hàng đều là nhà dân nên họ phải nghiêm chỉnh thực hiện theo quy định.
Thực tế, các quy định về màu sắc, bảng hiệu này có lâu rồi, phải từ khi Hội An làm hồ sơ công nhận di tích quốc gia cách đây vài chục năm", ông Hưng nói.
Cách trang trí được dân mạng đánh giá cao.
Nhiều cư dân mạng cũng đồng tình với cách làm này của Hội An. Theo họ, những quy định như vậy giúp phố cổ có thể giữ nét đặc trưng vốn có từ lâu đời.
"Trang trí kiểu này đẹp thật nhưng chắc nhìn trong khu phố cổ thì như vậy. Không biết, các cửa hàng này đặt ở phố lớn trông thế nào nhỉ", độc giả Thanh Lương bình luận.
Đồng quan điểm, người dùng Hùng Lê nói: "Ủng hộ kiểu sơn màu này cho các cửa hàng ở Hội An. Thử tưởng tượng khu phố cổ mà đủ loại màu sắc còn trông ra gì?".
Thăm cù lao Phố một thuở vàng son Nằm cách không xa trung tâm thành phố Biên Hòa, cù lao Phố vẫn còn lưu dấu ký ức của một thuở vàng son - nơi từng là thương cảng sầm uất của cả vùng Gia Định xưa... Cù lao Phố (còn được gọi là Đông Phố, Giản Phố, Cù Châu, hay Nông Nại Đại Phố) là tên một địa danh cũ nay...