“Gom dịch vụ ‘nhạy cảm’, nhiều người sẽ không dám đến”
“Một khi gom dịch vụ “nhạy cảm” để quản lý, tôi nói thật rất nhiều người hiện nay họ có sử dụng dịch vụ ấy thì trong số đó sẽ rất nhiều người không dám, đặc biệt cán bộ công chức” – Đại biểu Quốc hội Trương Trọng Nghĩa nói.
Sáng 26.10, một số đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đã trao đổi với báo chí xung quanh đề xuất cho một số thành phố trọng điểm thí điểm gom các cơ sở kinh doanh dịch vụ “nhạy cảm” vào một khu vực để tăng cường quản lý.
ĐB Lê Như Tiến (Quảng Trị) cho hay: Khi đi một số nước trên thế giới, thấy nước họ có đưa những hoạt động “nhạy cảm” vào khu phố nhằm để quản lý tốt hơn.
“Đối với một số người hành nghề dễ mắc bệnh tật, họ sẽ được khám, chữa bệnh. Như vậy, thứ nhất là quản lý người hành nghề, thứ hai là quản lý cả cán bộ công chức. Cán bộ công chức nếu “mon men” đi vào khu đó, có nghĩa là có vấn đề” – ĐB Tiến nói.
Ảnh minh họa.
Cũng theo ĐB Tiến, luật của nhiều nước không thừa nhận dịch vụ “nhạy cảm”, nhưng do đây là một thực tế tồn tại trong xã hội nên mỗi nước vẫn phải có giải pháp. Một số quốc gia đưa giải pháp mềm như gom dịch vụ “nhạy cảm” vào khu riêng.
ĐB Trần Ngọc Vinh (Hải Phòng) cho rằng, đối với dịch vụ “nhạy cảm”, khi dùng nhiều biện pháp cấm mà trong thời gian dài không xử lý được thì cần phải tính lại.
“Một là phải quyết tâm làm triệt để. Hai là phải có những biện pháp cho tồn tại để quản lý sẽ hiệu quả hơn. Nếu những hoạt động kiểu “nhạy cảm” cứ tồn tại, dùng quá nhiều biện pháp mà không làm được, không quản lý được thì phải có biện pháp thu gom vào đâu đó, ban hành những điều khoản quy định để quản lý thì xã hội sẽ tốt hơn” – ĐB Vinh bày tỏ.
Theo quan điểm của ĐB Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM), trước hết phải xem mục đích gom dịch vụ “nhạy cảm” là gì.
Video đang HOT
“Nếu để hạn chế các tệ nạn xã hội, bảo vệ phụ nữ rồi bảo vệ thuần phong mỹ tục, thì phải tìm phương thức, phương tiện để thực hiện mục đích đó đạt kết quả tốt nhất. Với dịch vụ “nhạy cảm”, nhiều nước đã dùng đến biện pháp gom lại và quản lý” – ĐB Nghĩa cho hay.
ĐB Nghĩa lấy ví dụ, ở Hà Lan, vấn đề ma tuý, họ gom lại theo dạng có một số địa điểm nhất định cho người vào đó được dùng, tuy nhiên chỉ cho dùng ma tuý nhẹ, còn sử dụng bên ngoài trừng trị rất nặng. “Ở Hà Lan cũng có “khu vực đèn đỏ”, nhưng có ai dám nói ở Hà Lan thuần phong mỹ tục băng hoại không, có ai dám nói công dân, phụ nữ của họ bị đối xử tệ hại không?” – ĐB Nghĩa nói.
Theo ĐB Nghĩa, không phải ngẫu nhiên mà ở những quốc gia phát triển cao, có điều kiện nhân quyền cao, tiêu chuẩn sống cao, luật pháp nghiêm minh, nhưng họ chọn phương án gom dịch vụ “nhạy cảm” lại để quản lý.
“Một khi gom dịch vụ “nhạy cảm” để quản lý, tôi nói thật rất nhiều người hiện nay họ có sử dụng dịch vụ ấy thì trong số đó sẽ rất nhiều người không dám, đặc biệt cán bộ công chức” – ĐB Nghĩa nói.
ĐB Nghĩa cho biết thêm, nước ta trong mấy chục năm qua đã vượt lên rất nhiều. Có những vấn đề trước đây không thừa nhận, nhưng bây giờ chúng ta cũng phải thừa nhận.
Mới đây, tại Hội nghị giao ban về công tác phòng chống mại dâm, cai nghiện ma túy, quản lý sau cai nghiện trong 8 tháng đầu năm 2015, do Bộ LĐTB&XH tổ chức, ông Lê Văn Quý – Phó Chi cục trưởng Chi cục Phòng, chống tệ nạn xã hội TP.HCM – đề xuất, Chính phủ nên có chỉ đạo thí điểm ở một số thành phố trọng điểm việc gom các cơ sở kinh doanh dịch vụ “nhạy cảm” vào một khu vực để tăng cường quản lý. Tại đây, người lao động trong các cơ sở kinh doanh ngành nghề “nhạy cảm” sẽ được đảm bảo quyền lợi, được hưởng lương và người lao động được pháp luật bảo vệ. Họ sẽ được khám sức khỏe định kỳ, được tuyên truyền, phổ biến kiến thức để tránh lây truyền bệnh HIV/AIDS…
Theo_Eva
Cá nhân được sử dụng bí danh, thay đổi họ, tên
Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi) cho phép cá nhân được sử dụng bí danh, bút danh nhưng không được gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác. Tên của công dân Việt Nam phải bằng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc khác của Việt Nam; không đặt tên bằng số, bằng một ký tự mà không phải là chữ.
Cả ngày 24/10, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi). Theo dự thảo, việc đặt tên bị hạn chế trong trường hợp xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc trái với những nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự.
Tên của công dân Việt Nam phải bằng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc khác của Việt Nam; không đặt tên bằng số, bằng một ký tự mà không phải là chữ. Việc sử dụng bí danh, bút danh không được gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.
Bên cạnh đó, dự thảo luật cho phép cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ trong những trường hợp sau: Thay đổi họ cho con đẻ từ họ của cha đẻ sang họ của mẹ đẻ hoặc ngược lại; theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi về việc thay đổi họ cho con nuôi từ họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ sang họ của cha nuôi hoặc họ của mẹ nuôi; khi người con nuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại họ cho người đó theo họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ; theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc của con khi xác định cha, mẹ cho con; thay đổi họ của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình; thay đổi họ của con khi cha, mẹ thay đổi họ...
Việc thay đổi họ cho người từ đủ 9 tuổi trở lên phải có sự đồng ý của người đó. Việc thay đổi họ của cá nhân không làm thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập theo họ cũ.
Đồng thời, cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi tên trong trường hợp sau: Theo yêu cầu của người có tên mà việc sử dụng tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó; theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi về việc thay đổi tên cho con nuôi hoặc khi người con nuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại tên mà cha đẻ, mẹ đẻ đã đặt; theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người con khi xác định cha, mẹ cho con; thay đổi tên của người được xác định lại giới tính...
Người từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.
Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.
Đại biểu Trương Trọng Nghĩa.
Theo đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TPHCM) - Phó chủ tịch Liên đoàn luật sư Việt Nam, bộ luật đã được xây dựng rất công phu, với sự tham gia góp ý kiến của rất nhiều luật sư trong nước và nước ngoài. Nhiều luật sư đã hành nghề luật hàng chục năm, từng trực tiếp soạn thảo hợp đồng dân sự giá trị lên tới hàng trăm triệu, thậm chí tỷ đô la. "Chính vì thế dự thảo đã được chuẩn bị khá công phu, khoa học, chuẩn xác"- ông Nghĩa đánh giá.
Tuy nhiên ông Nghĩa cho rằng điều 34 của dự thảo quy định về danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân đăng trên phương tiện thông tin đại chúng phải có sự điều chỉnh. "Phải ghi rõ việc gỡ bỏ thông tin ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm trên phương tiện đại chúng nào thì phải đăng cải chính ở vị trí tương xứng, chứ có nhiều báo đăng bài cả trang nhưng khi cải chính thì nằm tít bên trong, không tương xứng"- ông Nghĩa nói.
Đáng chú ý, đại biểu Nguyễn Thanh Hồng (Bình Dương) thẳng thắn phê bình chuyện gửi tài liệu liên quan đến dự thảo luật này tới các đại biểu Quốc hội quá trễ. Bộ luật Dân sự đồ sộ, quan trọng như vậy nhưng sáng qua tài liệu mới được chuyển đi và sáng nay 24/10 ông mới cầm được tài liệu bản in.
"Không biết các đại biểu khác thế nào, nhưng cá nhân tôi quan tâm tới nhiều nội được sửa đổi bởi đây là bộ luật quá lớn, ảnh hưởng rộng rãi tới người dân mà chuyển tài liệu gấp rút thế sẽ khó nghiên cứu"- ông Hồng nói.
Bảo vệ quyền lợi của người chuyển giới
Trình bày báo cáo thẩm tra, giải trình, tiếp thu dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi), ông Phan Trung Lý - Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật cho biết nhiều ý kiến không tán thành với quy định của dự thảo về việc không công nhận quyền chuyển đổi giới tính nhưng người đã chuyển đổi giới tính được thay đổi hộ tịch và có các quyền nhân thân kèm theo giới tính mới được chuyển đổi. Có ý kiến đề nghị bổ sung quy định về mục đích, nguyên nhân của việc chuyển giới, trường hợp nào được chuyển đổi giới tính để tránh lạm dụng. Bên cạnh đó cũng có ý kiến khác đề nghị chưa nên quy định "công nhận việc chuyển đổi giới tính".
Theo ông Lý, việc chuyển đổi giới tính kèm theo nhiều vấn đề xã hội phát sinh liên quan đến y tế, bảo hiểm, hôn nhân và gia đình, các chính sách an sinh xã hội... Để bảo đảm tính thận trọng, hợp lý, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội cho tách việc chuyển đổi giới tính thành một điều riêng (Điều 37 mới) và chỉnh lý nội dung này theo hướng xác định: "Việc chuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy định của luật. Cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có các quyền nhân thân phù hợp với giới tính theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan".
Đồng tình với điều này, đại biểu Đinh Xuân Thảo - Viện trưởng Viện nghiên cứu lập pháp của Quốc hội, cho rằng nội dung tại điều 37 là nhân văn và phù hợp với điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết tham gia.
Đại biểu Tô Văn Tám.
Cũng tán thành việc thiết kế thêm điều 37 ở dự thảo luật, đại biểu Nguyễn Trung Thu (Long An) bày tỏ: "Quy định như vậy vừa đảm bảo thận trọng, hợp lý vì liên quan tới các chính sách an sinh xã hội, hôn nhân gia đình, phát sinh đối với những người đã chuyển giới. Mong Quốc hội vừa nghiên cứu dưới góc độ quyền con người và thực tiễn đang diễn ra. Người chuyển giới đang "hiện ra" rõ ràng hơn nhưng chưa được công nhận, họ tồn tại khách quan nhưng sống như người vô hình ngoài cuộc sống, gặp nhiều khó khăn trong việc làm, bị chính gia đình và xã hội kỳ thị nhưng hỗ trợ pháp lý chưa thực sự hoàn thiện. Thực tế một số người chuyển giới bị xâm hại nhưng không được bảo vệ thích đáng. Chính vì không được công nhận nên thực thi pháp luật tố tụng hình sự với người chuyển giới gặp nhiều khó khăn và vì khi áp dụng đã gặp khó khăn nên dễ xâm phạm nghiêm trọng nhân phẩm, quyền tự do của họ".
Tuy nhiên đại biểu Tô Văn Tám (Kon Tum) lại cho rằng điều 37 chưa xác định rõ quyền chuyển đổi giới tính, mà chỉ nói thực hiện theo luật. "Mà hiện tại chưa có luật này, muốn có luật cần có thời gian. Nếu họ vẫn chuyển đổi giới tính, tôi tin họ vẫn sẽ làm vậy và họ yêu cầu tòa án giải quyết yêu cầu của mình thì tòa án không được từ chối giải quyết như tinh thần của luật này. Như vậy tòa án sẽ khó giải quyết. Tôi cho rằng nên thừa nhận hiện tượng này bằng một đạo luật cụ thể, điều chỉnh cụ thể, trong khi đạo luật đó chưa ban hành thì quyền và nghĩa vụ được giải quyết như những người đã chuyển đổi giới tính"- ông Tám đề nghị.
Thế Kha
Theo Dantri
"Mại dâm vẫn là tảng băng chìm, lớn dần lên dưới nước" "Nạn mại dâm vẫn là một tảng băng, nó vẫn chìm dưới nước và cứ lớn dần lên mà kéo dài tình trạng hiện nay, nó sẽ thành vấn nạn lớn cho xã hội... Trong khi đó, bất cập quản lý có thể thấy rõ mà chưa làm gì được... Phó Chủ nhiệm UB Các vấn đề Xã hội Đặng Thuần Phong phân...