Goldman Sachs tiếp bước Morgan Stanley đầu tư vào Bitcoin?
Tiếp nối đối thủ Morgan Stanley, Goldman Sachs sắp sửa cho phép khách hàng giàu có của mình tiếp cận nhiều quỹ đầu tư Bitcoin.
Goldman Sachs sắp tham gia vào sân chơi Bitcoin
Khi Satoshi Nakamoto giới thiệu Bitcoin ra toàn thế giới năm 2008, đồng tiền điện tử này được giải thích là “hệ thống tiền điện tử ngang hàng” (peer-to-peer electronic cash system). Mục đích của Bitcoin là cho phép người dùng thanh toán lẫn nhau trực tiếp bằng hệ thống điện tử mà không cần thông qua bất kỳ một tổ chức tài chính nào.
Nói cách khác, Nakamoto cố gắng thay đổi cán cân quyền lực từ một nhóm các tổ chức tài chính sang số đông dân chúng. Tuy nhiên, hơn 10 năm trôi qua, Bitcoin vẫn chưa thể đạt được sự phổ biến rộng rãi. Không nhiều người sử dụng Bitcoin để thanh toán tiêu dùng hay trao đổi.
Dù vậy, sự quan tâm của nhà đầu tư đối với đồng tiền mã hóa hàng đầu thế giới này nói riêng, và hệ sinh thái của các loại tiền điện tử nói chung, cũng tăng nhanh trong những năm gần đây, chứng tỏ tiền ảo có sức mạnh nhất định. Giá 1 đồng Bitcoin sau khi vượt ngưỡng 60 nghìn USD hồi giữa tháng Ba, mặc dù dao động mạnh, vẫn giữ ở mức trên 50,000 USD, gấp đôi so với đầu năm nay.
Bước đi thận trọng của Goldman Sachs
Trong cuộc phỏng vấn vào cuối tháng Ba với hãng tin CNBC, bà Mary Rich, người được bổ nhiệm Giám đốc Tài sản số Toàn cầu của mảng Quản lý Tài sản Cá nhân thuộc Goldman Sachs cho biết ngân hàng này sẽ ra mắt kênh đầu tư tiền số cho khách hàng trong vòng ba tháng tới.
“Trong vai trò mới, Rich sẽ làm việc sát sao với các cố vấn để cung cấp kiến thức cho khách hàng về công nghệ khối chuỗi (blockchain) và hệ sinh thái tài sản số, đồng thời đưa ra các dịch vụ và giải pháp đầu tư”, thông báo nội bộ của Goldman Sachs cho biết.
Video đang HOT
Bà Rich cho biết quyết định của thành lập kênh đầu tư tiền kỹ thuật số được thúc đẩy do nhu cầu của người tiêu dùng. “Có nhiều khách hàng muốn giữ Bitcoin để phòng ngừa lạm phát. Số khác thì cho rằng chúng ta đang ở trong bình minh của thời kỳ Internet mới và tìm cách để được tham gia”, bà Rich giải thích.
Tổng giá trị số Bitcoin hiện đang lưu thông lên tới hơn 1.000 tỉ USD. Nhưng không phải đến khi đạt được giá trị này, Bitcoin mới được Goldman Sachs để mắt đến.
Từ năm 2017, Goldman Sachs đã nhận ra ngày càng nhiều tổ chức đầu tư tham gia thị trường Bitcoin. Là một trong những nhà đầu tư đứng đầu, Goldman Sachs cũng cần tận dụng sự phát triển này. “Trước mối quan tâm của khách hàng đến các loại tiền điện tử, chúng tôi đang nghiên cứu cách nào tốt nhất để phục vụ họ trong lĩnh vực này”, người phát ngôn của Goldman Sachs trả lời tờ Wall Street Journal năm 2017.
Tuy nhiên, mãi bốn năm sau, Goldman Sachs mới vượt khỏi phạm vi đầu tư truyền thống và có bước đi rõ ràng hơn với đầu tư Bitcoin.
Mầm mống cá nhân tại Phố Wall
Bất chấp không ít chỉ trích do biến động giá cao và không có giá trị nội tại, đặc biệt ở khu vực đầu tư truyền thống, Bitcoin vẫn được xem là một trong những đồng tiền điện tử thành công nhất. Không ít người trở thành triệu phú đô la, không chỉ nhờ tham gia sớm mà còn cả những người dự đoán được cơ hội sinh lời.
Không ít người trong số triệu phú Bitcoin xuất thân ngay từ Phố Wall. Blythe Masters, chẳng hạn, từng là một Giám đốc Điều hành tại J.P. Morgan Chase, hiện là CEO của Digital Asset Holdings, công ty xây dựng các cụ xử lý dựa trên mã hóa nhằm cải thiện hiệu quả, bảo mật, tuân thủ và tốc độ thanh toán của giao dịch tài sản số, đặc biệt là Bitcoin.
Một ví dụ khác Dan Morehead, người từng là nhà giao dịch của Goldman Sachs. Ông là người sáng lập Pantera Capital, quỹ đầu tư đầu tiên trên thế giới chỉ tập trung vào tiền điện tử và đã mang lại lợi nhuận hơn 24.000% cho các nhà đầu tư kể từ khi ra mắt. Rõ ràng, mức độ sinh lợi của Bitcoin là khó lòng bỏ qua.
Những người chơi khác trong hệ sinh thái Bitcoin
Morgan Stanley là ngân hàng lớn đầu tiên của Mỹ có động thái tạo điều kiện cho khách hàng của mình đầu tư vào Bitcoin thông qua ba quỹ đầu tư, theo tuyên bố hồi giữa tháng Ba. Là nhà quản lý tài sản chuyên nghiệp, Morgan Stanley cho rằng Bitcoin chỉ phù hợp với những người “có mức độ chịu rủi ro cao” và có ít nhất 2 triệu USD tài sản do ngân hàng nắm giữ.
Trái ngược với Morgan Stanley, bộ phận quản lý tài sản của J.P. Morgan Chase và Bank of America hiện vẫn không cho phép cố vấn cung cấp cho khách hàng các khoản đầu tư Bitcoin một cách trực tiếp. Tuy nhiên, J.P. Morgan Chase đã thiết kế một công cụ nợ mới cho phép các nhà đầu tư tiếp xúc trực tiếp với một rổ các công ty tập trung vào tiền điện tử, theo một hồ sơ gửi lên Ủy ban Sàn giao dịch và Chứng khoán Hoa Kỳ (SEC) hồi tháng Ba.
Trước đây, Jamie Dimon , CEO của J.P. Morgan từng tuyên bố Bitcoin “là lừa đảo”. Ông không tin rằng đồng tiền này sẽ thành công. “Không có hoạt động kinh doanh nào khi người ta tạo ra tiền tệ từ không khí và cho rằng người tin vào chúng là thực sự thông minh”, ông nói năm 2017.
Bên cạnh các tổ chức tài chính lớn, hệ sinh thái Bitcoin cũng ngày càng nhiều người tham gia. PayPal đã có tính năng thanh toán bằng Bitcoin và các đồng điện tử khác. Tesla hiện nhận thanh toán mua xe điện bằng Bitcoin và đã đầu tư 1,5 tỉ USD vào đồng tiền này, tương tự như Uber. Hãng thẻ Mastercard cũng lên kế hoạch chấp nhận Bitcoin. BNY Mellon và BlackRock tuyên bố đang tìm hiểu Bitcoin. Jay Z và CEO Twitter cũng thông báo đang thành lập một quỹ phát triển Bitcoin.
Với câu “phải hai người mới thành cái chợ” ( It takes two to make a market ), khi số lượng người chơi trong hệ sinh thái ngày càng đông và chưa có dấu hiệu một cuộc chỉnh đốn thị trường từ chính phủ, Bitcoin ngày càng có khả năng được chấp thuận rộng rãi.
'Giá Bitcoin bớt trồi sụt mạnh, nhiều công ty sẽ nhảy vào cuộc chơi'
Theo nhóm chuyên gia của JPMorgan Chase & Co., nhiều tổ chức đầu tư có thể tham gia vào thị trường Bitcoin khi giá đồng tiền này giảm biến động.
Theo báo cáo được công bố hôm 1/4 của nhóm chiến lược gia JPMorgan Chase & Co. - đứng đầu là ông Nikolaos Panigirtzoglou, tiềm năng giảm biến động giá của Bitcoin có thể gia tăng sự quan tâm của các tổ chức đầu tư trong tương lai.
"Biến động ba tháng của tiền mã hóa đã giảm từ 90% trong tháng 2 xuống 86% vào tháng 3. Còn biến động sáu tháng đang ổn định ở mức khoảng 73%", báo cáo viết.
Các chiến lược gia khẳng định một khi biến động giá giảm xuống, một số lượng lớn tổ chức sẽ quan tâm đến tiền mã hóa.
Tính biến động là một trong những lý do chính khiến nhiều tổ chức xa lánh tiền mã hóa. Tài sản có độ biến động càng cao thì rủi ro càng lớn. Hiện không có ngân hàng lớn nào tại Mỹ cho phép người dùng truy cập vào Bitcoin và những đồng tiền khác.
Biến động giá của Bitcoin trong vòng 3 tháng qua. Ảnh: Coin Desk.
Tuy nhiên, các công ty khác tại Phố Wall đã dành sự quan tâm ngày một lớn cho đồng tiền, nhất là sau khi Bitcoin tăng giá trị hơn 100% tính từ đầu năm 2021.
Hôm 31/3, Goldman Sachs cho biết đang tìm cách mở rộng hoạt động đầu tư, từ "Bitcoin, các hợp đồng phái sinh đến những công cụ đầu tư truyền thống khác". Ngân hàng New York Mellon Corp. cũng phát triển một nền tảng cho các tài sản kỹ thuật số và truyền thống.
Nhóm chuyên gia JPMorgan nhận định một phần nguyên nhân khiến Bitcoin thu hút sự chú ý là giá vàng lao dốc. Trong hai quý gần nhất, 7 tỷ USD đã chảy vào các quỹ Bitcoin, trong khi 20 tỷ USD chảy khỏi những quỹ ETF vàng.
Hồi đầu năm, nhóm chiến lược gia của JPMorgan cũng dự báo giá trị vốn hóa của Bitcoin sẽ ngang ngửa với dòng vốn đầu tư tư nhân vào vàng (ở cả các quỹ ETF lẫn vàng thỏi). Theo đó, một khi biến động giá của Bitcoin tương tự biến động giá vàng, thị trường này có thể thu hút thêm các nhà đầu tư tổ chức (quỹ đầu tư, ngân hàng thương mại, công ty bảo hiểm...).
Kiệt quệ do làm việc 100 giờ mỗi tuần Làm quần quật 100 giờ mỗi tuần, kiệt quệ thể xác, suy sụp tinh thần là những điều 13 nhân viên ngân hàng Goldman Sachs đã trải qua. Cuộc khảo sát nội bộ hồi tháng 2 với 13 chuyên viên phân tích đầu tư của Goldman Sachs cho thấy một bức tranh u ám về môi trường làm việc tại ngân hàng khổng...