Goldman Sachs hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Trung Quốc
Ngân hàng Goldman Sachs (Mỹ) ngày 28/9 đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Trung Quốc trong năm 2021 từ mức 8,2% xuống mức 7,8%, do tình trạng cắt điện trên toàn quốc đã ảnh hưởng đến hàng triệu hộ gia đình nước này, đồng thời khiến nhiều nhà máy phải tạm dừng sản xuất, trong đó có cả một số nhà cung cấp cho Apple và Tesla.
Công nhân sản xuất tại một phân xưởng của Skyworth ở Quảng Châu, thủ phủ tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Ảnh tư liệu: THX/TTXVN
Theo Bloomberg Intelligence, ít nhất 17 tỉnh và khu vực – chiếm 66% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc – đã thông báo một số hình thức cắt giảm điện trong những tháng gần đây, chủ yếu nhắm vào các cơ sở sản xuất công nghiệp nặng.
Gần 60% nền kinh tế Trung Quốc sử dụng nhiên liệu từ than, tuy nhiên nguồn cung này bị ảnh hưởng nghiêm trọng do đại dịch COVID-19, cũng như trong bối cảnh chịu áp lực lớn bởi các mục tiêu khí thải trên toàn cầu và tác động từ sự sụt giảm nhập khẩu than trong bối cảnh căng thẳng thương mại với Australia.
Hồi đầu tháng này, giá than đã đạt mức cao kỷ lục, với những hạn chế đè nặng lên các doanh nghiệp và các hộ gia đình trong bối cảnh nguồn cung khan hiếm. Cơ quan quản lý Năng lượng quốc gia Trung Quốc cho biết nhu cầu điện của nước này trong nửa đầu năm nay đã vượt mức độ trước đại dịch.
Goldman Sachs là cơ quan tài chính thứ hai đã hạ cấp dự báo tăng trưởng kinh tế Trung Quốc trong những ngày gần đây. Ngày 27/9, các nhà phân tích thuộc tập đoàn tài chính Nomura (Nhật Bản) cho biết số các nhà máy buộc phải ngừng hoạt động tại Trung Quốc đã gia tăng đột biến vì hai lý do: để đáp ứng mục tiêu cắt giảm lượng khí thải hoặc do tình trạng thiếu than. Tập đoàn này đã hạ mức dự báo tăng trưởng GDP hàng năm của Trung Quốc xuống còn 7,7%.
Video đang HOT
Nhiều nhà máy, hộ gia đình ở Trung Quốc vật lộn vì thiếu điện
Việc cắt điện nhằm đáp ứng mục tiêu tiêu thụ năng lượng đã buộc các nhà máy Trung Quốc phải đóng cửa và khiến một số hộ gia đình phải chật vật sống trong bóng tối.
Khói bốc lên từ một nhà máy sản xuất than ở Hejin thuộc tỉnh Sơn Tây, miền trung Trung Quốc.. Ảnh: AP
Theo trang The Guardian (Anh), cư dân ở khu vực đông bắc Trung Quốc, nơi nhiệt độ đang giảm dần khi bước vào mùa thu, đã báo cáo tình trạng cắt điện bất thường trong thời gian qua. Nhiều người đã phải lên mạng xã hội kêu gọi giới chức khôi phục nguồn cung cấp điện.
Trung Quốc đã thực hiện chính sách cắt điện luân phiên vào giờ cao điểm từ tuần trước, nhưng cư dân của nhiều thành phố, trong đó có Trường Xuân, cho biết việc cắt điện xảy ra sớm và kéo dài lâu hơn.
Cuộc khủng hoảng năng lượng của Trung Quốc - do nguồn cung than bị thắt chặt và việc đặt ra tiêu chuẩn khí thải ngày càng khắt khe - đã làm tổn hại đến việc sản xuất trong các ngành công nghiệp ở một số khu vực, đe dọa chuỗi cung ứng toàn cầu vốn đã căng thẳng.
Một số nhà sản xuất đang phải đối mặt với tình trạng thiếu chip xử lý, sự gián đoạn trong vấn đề vận chuyển và các tác động kéo dài khác của việc ngừng hoạt động đi lại và thương mại trên toàn cầu để đối phó với đại dịch COVID-19.
Ở vùng đông bắc nước này, các nhà máy đã phải ngừng hoạt động để tránh vượt quá giới hạn tiêu thụ điện do Bắc Kinh áp đặt. Các chuyên gia kinh tế và nhóm môi trường cho biết các nhà sản xuất đã sử dụng hết hạn ngạch tiêu thụ điện của năm nay nhanh hơn kế hoạch, do nhu cầu xuất khẩu tăng trở lại vì đại dịch COVID-19.
Theo Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV), tại thành phố Liêu Dương, 23 người đã phải nhập viện vì ngộ độc khí khi hệ thống thông gió trong một nhà máy đúc kim loại ngừng hoạt động sau khi cúp điện. Việc tạm dừng sản xuất tại một số nhà máy cũng gây lo ngại về khả năng khan hiếm hàng hóa trước dịp Giáng sinh, bao gồm cả điện thoại thông minh và các linh kiện.
Nhà cung cấp linh kiện của Apple, Eson Precision Engineering, hôm 26/9 cho biết họ sẽ tạm dừng sản xuất tại nhà máy ở Côn Sơn, phía tây Thượng Hải, cho đến ngày 29/7 theo "chính sách hạn chế năng lượng của chính quyền địa phương".
Song Eson cho biết việc cắt điện sẽ không có "tác động đáng kể" đến hoạt động của họ. Trong khi đó, Apple chưa trả lời yêu cầu bình luận về tác động có thể xảy ra đối với nguồn cung iPhone.
Người dân xếp hàng tại Apple Store để mua Phone 13 ở Nam Ninh, thuộc Khu tự trị Choang Quảng Tây, phía nam Trung Quốc hôm 24/9. Ảnh: AP
Tình trạng thiếu điện cũng tác động lớn đến các hộ gia đình khi nhiệt độ vào ban đêm giảm xuống mức gần như đóng băng ở các thành phố cực bắc của Trung Quốc. Cơ quan Quản lý Năng lượng Quốc gia đã yêu cầu các công ty than và khí đốt tự nhiên đảm bảo cung cấp đủ năng lượng để giữ ấm cho người dân trong mùa đông.
Tỉnh Liêu Ninh cho biết sản lượng điện đã giảm đáng kể từ tháng 7, trong khi khoảng cách nguồn cung đã gia tăng đến "mức nghiêm trọng". Điều này làm khiến các công ty công nghiệp và các khu dân cư phải đối mặt với tình trạng cắt điện gia tăng vào tuần trước.
Thành phố Hồ Lô Đảo đã yêu cầu người dân không sử dụng các thiết bị điện tử tiêu tốn nhiều năng lượng như bình nóng lạnh và lò vi sóng trong giờ cao điểm. Một người dân sống tại thành phố Cáp Nhĩ Tân ở tỉnh Hắc Long Giang cho biết nhiều trung tâm thương mại cũng đã đóng cửa sớm hơn bình thường. Một số cửa hàng buộc phải hoạt động dưới ánh nến vì lo sợ thiệt hại kinh tế sẽ gia tăng.
Việc siết chặt tiêu thụ điện cũng đang khiến thị trường chứng khoán Trung Quốc suy yếu trong bối cảnh nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang có dấu hiệu suy thoái. Nền kinh tế Trung Quốc đang vật lộn với những hạn chế trong lĩnh vực bất động sản và công nghệ cũng như những lo ngại xung quanh tương lai của gã khổng lồ bất động sản Trung Quốc Evergrande.
Hơi nước bốc lên từ tháp làm mát tại một nhà máy nhiệt điện than ở Nam Kinh, tỉnh Giang Tô, miền đông Trung Quốc. Ảnh: AP
Các nhà phân tích nhận định các tiêu chuẩn khí thải khắt khe hơn đã phần nào dẫn đến tình trạng thiếu điện.
Trung Quốc đã tuyên bố sẽ cắt giảm cường độ năng lượng khoảng 3% vào năm 2021 để đáp ứng các mục tiêu về khí hậu. Chính quyền địa phương cũng đã tăng cường thực thi các biện pháp hạn chế khí thải trong những tháng gần đây, sau khi chỉ có 10 trong số 30 tỉnh thành ở Trung Quốc đại lục đạt được các mục tiêu năng lượng trong nửa đầu năm.
Việc siết chặt tiêu thụ điện cũng đã ảnh hưởng lớn đến các nhà sản xuất tại các trung tâm công nghiệp trọng điểm ở bờ biển phía đông và phía nam trong nhiều tuần. Ít nhất 15 công ty Trung Quốc cho biết hoạt động sản xuất của họ đã bị gián đoạn do việc cắt điện, trong khi hơn 30 công ty niêm yết tại Đài Loan hoạt động tại Trung Quốc đã phải ngừng hoạt động để tuân thủ các giới hạn về điện năng.
Bên cạnh đó, hậu quả của tình trạng thiếu điện đã khiến một số nhà phân tích hạ cấp triển vọng tăng trưởng kinh tế năm 2021 của Trung Quốc, đồng thời cũng cảnh báo về khả năng thiếu hụt nguồn cung toàn cầu đối với các mặt hàng dệt may, đồ chơi và linh kiện máy móc.
Trung Quốc tăng cường cắt điện luân phiên để giảm khí phát thải Trung Quốc đang mở rộng chính sách cắt điện luân phiên và giảm sản lượng của các nhà máy do gặp trở ngại về nguồn cung điện, cũng như muốn thúc đẩy mục tiêu giảm khí phát thải. Chính sách cắt điện của Trung Quốc gây tác động đến sản lượng của các doanh nghiệp. Ảnh: Reuters Tờ Bloomberg đưa tin biện pháp...