Gojek Việt Nam triển khai ứng dụng GoBiz dành cho nhà hàng
Ngày 3/3, Gojek công bố đã hoàn thành việc triển khai ứng dụng GoBiz, nền tảng quản lý đơn hàng dành cho các đối nhà hàng với nhiều tính năng giúp tối ưu hoá quy trình giao đồ ăn trực tuyến, từ đó các đối tác nhà hàng tăng trưởng kinh doanh hiệu quả, nâng cao trải nghiệm người dùng.
Hơn 80% các nhà hàng, quán ăn trên Gojek đang sử dụng GoBiz hàng ngày, giúp rút ngắn thời gian “từ nhà hàng tới khách hàng” lên tới 50% và lượng đơn hàng hoàn thành có thể tăng tới 300%.
Sau ứng dụng dành cho khách hàng và ứng dụng dành cho đối tác tài xế, được chính thức triển khai mới kể từ khi Gojek hợp nhất thương hiệu vào tháng 8 năm 2020, GoBiz thể hiện cam kết của Gojek trong việc hoàn thiện ba siêu ứng dụng dành cho hệ sinh thái.
Với hơn 80 nghìn nhà hàng đang hoạt động trên ứng dụng, cung cấp hàng triệu lựa chọn các món ăn, thức uống, việc Gojek triển khai GoBiz là một bước tiến quan trọng trong việc hỗ trợ các nhà hàng chủ động quản lý các đơn hàng GoFood, giúp cho toàn bộ quá trình đặt hàng, chuẩn bị hàng và giao hàng giữa khách hàng, nhà hàng và tài xế diễn ra một cách khoa học, hạn chế các thao tác thủ công và các sai sót về đơn hàng.
Cụ thể, thông qua GoBiz, người phụ trách nhà hàng, quán ăn có thể chủ động cập nhật thực đơn, tình trạng món ăn dựa trên thực tế nhà hàng tại từng thời điểm, dễ dàng chấp nhận hoặc thông báo hết hàng ngay khi nhận được đơn đặt hàng của khách hàng, đồng thời sắp xếp chuẩn bị đồ ăn để sẵn sàng ngay khi tài xế đến nhận hàng. Nhà hàng cũng có thể nhanh chóng cập nhật danh sách món ăn, hình ảnh, giá tiền hay chỉnh sửa giờ đóng, mở cửa. GoBiz sử dụng mã PIN để xác nhận đơn hàng giữa tài xế và nhà hàng, hiển thị rõ thông tin tài xế trên mỗi đơn hàng, giúp việc chuẩn bị đơn được chính xác tránh tình trạng nhầm đơn và giúp giảm thiểu thời gian chờ đợi của các bác tài khi đến nhà hàng, nâng cao trải nghiệm khách hàng, rút ngắn thời gian chờ đợi của khách hàng.
GoBiz cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ các nhà hàng theo dõi doanh thu theo ngày, theo giờ, quản lý hiệu suất đơn hàng để có những điều chỉnh kịp thời về nguồn hàng và nhân sự nhằm nâng cao doanh số. Các nhà hàng cũng dễ dàng theo dõi sổ sách và đối soát doanh thu khi cần thiết.
Ông Lê Minh Thuận, chủ cửa hàng Bún Cay Thái 2 Thuận, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh cho biết: “Với GoBiz, chúng tôi có thể theo dõi đơn hàng, doanh thu theo giờ, theo ngày. Từ đó, chúng tôi có thể tính toán chính xác hơn về đầu vào nguyên liệu, chủ động chuẩn bị mặt hàng, tránh tình trạng hết hàng dẫn đến khách hàng huỷ đơn”.
Video đang HOT
Ông Phạm Lê Tuấn Kiệt – Giám đốc Phát triển Kinh doanh GoFood của Gojek Việt Nam – cho biết: “Tốc độ giao hàng là một trong những tiêu chí quan trọng mà người tiêu dùng quan tâm khi xem xét lựa chọn sử dụng một dịch vụ giao đồ ăn trực tuyến. Với GoBiz, chúng tôi mong muốn đưa ra giải pháp nhằm giải quyết vấn đề này, giúp nâng cao trải nghiệm người dùng”.
“Việc triển khai GoBiz thể hiện cam kết của Gojek trong việc xây dựng hoạt động kinh doanh lâu dài, bền vững tại thị trường chiến lược Việt Nam. Với sứ mệnh tạo ra các giá trị để hỗ trợ các đối tác trên hệ sinh thái, chúng tôi không ngừng đặt mình vào vị trí của các đối tác nhà hàng để tạo ra và hoàn thiện siêu ứng dụng, hỗ trợ tối đa cho hoạt động của họ”, ông Kiệt cho hay./.
Ứng dụng gọi xe đồng loạt phụ thu chuyến Tết 2021
Nhiều người dùng cho biết, cước đi lại khá đắt đỏ trong dịp cận Tết Nguyên đán. Mức tăng 20 - 30%, thậm chí tăng gấp rưỡi trong giờ cao điểm trên các ứng dụng gọi xe.
T.Dung, một nhân viên văn phòng tại Hà Nội cho biết: vài ngày trở lại đây, mức cước mình phải trả cho mỗi chuyến xe tăng cao. Cùng một quãng đường di chuyển nhưng giá mỗi xe cao hơn 20 - 30%, thậm chí tăng cao gấp rưỡi, nếu di chuyển trong giờ cao điểm. Chi phí di chuyển trong những ngày giáp Tết tốn kém hơn, khi phải di chuyển nhiều do yêu cầu công việc.
Theo tìm hiểu của ICTnews, nhiều ứng dụng gọi xe đã bắt đầu thực hiện phụ thu phát sinh trên mỗi chuyến xe hoặc các đơn hàng trong gần một tuần trở lại đây. Mức phụ thu này được áp dụng dành cho các chuyến xe hoặc đơn hàng trong dịp cận Tết Nguyên đán và sẽ duy trì trong những ngày Tết.
Đầu tháng 2, Grab thông báo áp dụng phụ phí cho các dịch vụ của mình, bao gồm GrabCar, GrabBike, GrabExpress, GrabFood và GrabMart trong dịp Tết Tân Sửu 2021 kể từ ngày 4/2/2021 - 14/2/2021 (tức từ ngày 23 Tháng Chạp đến Mồng 3 Tết Tân Sửu).
Theo đó, từ ngày 4/2 đến 7/2 sẽ phụ thu thêm 10.000 đồng/chuyến Grabcar; tăng 5.000 đồng trên mỗi chuyến GrabBike và các đơn hàng GrabExpress, GrabFood và GrabMart.
Mức phụ thu cao hơn trong những ngày Tết. Cụ thể, từ 8/2 - 14/2, mỗi chuyến GrabCar sẽ phụ thu thêm 15.000 đồng; các chuyến chuyến GrabBike và đơn hàng GrabExpress, GrabFood và GrabMart có mức phụ thu tăng thêm là 10.000 đồng.
Điều này có nghĩa là cùng với giá cước trên mỗi chuyến xe hoặc đơn hàng, người dùng sẽ phải cộng thêm 5.000 - 15.000 đồng cho mỗi chuyến xe, hoặc đơn hàng tùy vào loại hình dịch vụ hoặc thời gian cuốc xe phát sinh. Đó là chưa kể đến việc nếu cuốc xe hoặc đơn hàng phát sinh vào giờ cao điểm thì giá cước cũng sẽ tăng lên rất nhiều, do lượng tài xế chạy trong Tết cũng giảm đi.
Bảng phụ phí của be
Không chỉ Grab, ứng dụng be cũng thông báo thu thêm phí các chuyến xe. Ứng dụng này thu thêm 5.000 đồng cho mỗi chuyến beBike và 10.000 đồng mỗi chuyến beCar (4 chỗ, 7 chỗ) từ ngày 4 - 7/2. Mức thu tăng thêm tương ứng với các dịch vụ là 10.000 đồng và 15.000 đồng từ 8 - 16/2 (tức ngày 27 đến mùng 5 âm lịch).
Đối với các dịch vụ đi tỉnh, beBike đi tỉnh phụ thu 25.000 đồng chuyến/chiều và beCar đi tỉnh thu thêm 75.000 đồng/chuyến 1 chiều. Mức phụ thu này được cộng trực tiếp vào giá hiển thị trên ứng dụng người dùng.
Gojek Việt Nam cũng thu phụ phí tương tự
Gojek Việt Nam cũng tăng thêm phụ thu trong dịp Tết. Khác với năm trước, Gojek Việt Nam hiện cũng thực hiện phụ thu cứng trên mỗi chuyến xe và đơn hàng, chứ không tính trên quãng đường di chuyển.
Cụ thể, từ 3 - 9/2 (tức từ ngày 22 đến 28 Âm lịch) mỗi cuốc xe hoặc đơn hàng Gojek sẽ phụ thu thêm 5.000 đồng. Từ ngày 10 - 16/2 (tức là từ 29 đến ngày mùng 5 Tết) ứng dụng này sẽ phụ thu thêm 10.000 đồng/đơn hàng hoặc cuốc xe.
Từ 17 - 21/2 mức phụ thu cho mỗi chuyến xe về mức 5.000 đồng. Mức phụ phí áp dụng cho tất cả các dịch vụ của Gojek hiện có là GoRide, GoFood và GoSend.
Trên thực tế, đây không phải là lần đầu tiên các ứng dụng gọi xe thực hiện hình thức phụ thu này. Hình thức tăng phụ thu được các ứng dụng gọi xe thực hiện trong vài năm trở lại đây với lý do đáp ứng nhu cầu đi lại tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán và đảm bảo cơ hội thu nhập cho các tài xế ở lại chạy Tết. Theo thông lệ, dịp Tết cũng là thời điểm xe cộ khan hiếm do tài xế về quê ăn Tết. Vì vậy, đây là một cách để đảm bảo thu nhập cho các tài xế phục vụ trong dịp nghỉ lễ.
Dù vậy, cảm giác của nhiều người dùng khi các chuyến xe trở nên đắt đỏ hơn so với năm trước cũng có phần nguyên nhân khác, khi nhiều ứng dụng gọi xe vừa thực hiện một đợt điều chỉnh tăng giá cước từ thời điểm cuối tháng 12 năm ngoái và đầu tháng 1/2021.
Chẳng hạn, Grab tăng giá các dịch vụ GrabCar từ 5/12 với mức tăng thêm 2.000 đồng cho 2km đầu tiên và từ 500 đồng - 1.000 đồng/km tiếp theo.
giá cước của dịch vụ GrabFood tăng thêm 3000 đồng, từ 12.000 đồng lên 15.000 đồng/3km đầu và giữ nguyên mức giá 5.000 đồng cho mỗi km tiếp theo. Cùng thời gian này, Gojek cũng tăng giá hết các dịch vụ chở khách, giao và giao đồ ăn GoFood. Mức tăng thêm từ 1.000 - 2.000 đồng so với trước đó.
Một số khách hàng di chuyển thường xuyên cho biết, giá của các ứng dụng gọi xe không còn rẻ như một vài năm trước nhất là khi có các chính sách trợ giá, khuyến mại để hút khách.
Samsung giới thiệu tính năng thích ứng HDR10 + để nâng tầm trải nghiệm xem tại nhà Đây là một bước tiến mới về chất lượng của Samsung trên thị trường TV. Tại SEOUL, Hàn Quốc ngày 8 tháng 1 năm 2021 - Công ty điện tử Samsung đã công bố rằng tính năng Thích ứng HDR10 sẽ được bổ sung trên dòng TV của Samsung, nhằm nâng tầm trải nghiệm các nội dung với chất lượng HDR10 ngay tại...