Gợi ý những món lẩu tuyệt ngon cho cả nhà quây quần không đi đâu ngày nghỉ lễ
Những món lẩu tươi ngon, nóng hổi lại đậm đà này sẽ khiến ngày nghỉ lễ 30-4, 1-5 của gia đình bạn thêm ý nghĩa.
LẨU GÀ THẬP CẨM
Nguyên liệu làm lẩu gà thập cẩm
(Cho 7 người ăn)
- Gà khoảng 2kg
- Lòng, dạ dày heo: 300 g
- Ngao hoa: 500 g
- Đậu phụ: 3 bìa; 500g xương heo hoặc nước dùng xương gà; 1 gói nấm kim châm; 200g nấm hương; 1 gói nấm rơm hoặc nấm sò, nấm đùi gà; 2 gói thuốc bắc
- Rau ngải, mùng tơi, đậu bắp, khoai lang, ngô ngọt (những loại rau bạn thích)
- 1-2 quả trứng vịt lộn
- Bánh đa, bún hoặc mì tôm ăn kèm
- Muối, hạt nêm, bột canh, sa tế, mì chính, hành khô, ớt, chanh
Cách làm lẩu gà thập cẩm ngon:
- Gà làm sạch, chặt miếng vừa ăn. Phần đầu, cổ gà, chân có thể cho vào nồi nước xương ninh lấy nước dùng làm nước lẩu. Xếp thịt gà lên đĩa
- Nấm kim châm, nấm hương, đậu bắp, bí đỏ, cà chua, các loại rau cải, rau ngải, rau cần, hoa chuối, rau diếp rửa sạch và để ráo.
- Lòng, dạ dày heo rửa sạch cắt miếng vừa ăn. Ngao hoa, tôm rửa sạch bày lên đĩa
- Xương heo rửa sạch với muối hạt sau đó chần sơ rửa lại cho sạch rồi cho vào nồi hầm lấy nước. Sau khoảng 30-45 phút cho nước dùng ra nồi lẩu, đập 2 quả trứng vịt lộn vào đun nhỏ lửa thêm nấm hương, thuốc bắc, ngô ngọt, nấm hương vào đun, nêm nếm gia vị vừa miệng.
Xếp tất cả các lên bàn, bật bếp đun nhỏ lửa xếp đồ ăn xung quanh. Giờ thì chỉ việc thưởng thức ngay thôi. Ăn lẩu gà nóng hổi trong thời tiết sẽ lạnh sẽ là vô cùng hấp dẫn.
LẨU GÀ RƯỢU NẾP
Nguyên liệu:
- Cái và nước rượu nếp đã ngấu.
- Gà ta 1 con khoảng 2 kg. Với nguyên liệu 1 con gà như trên ta dùng 5-6 lạng rượu nếp và 1 bát con nước rượu nếp.
- Hành, mùi tàu; rửa sạch, thái khúc.
- Hành khô bóc vỏ 2-3 củ nướng sơ qua.
- Xương ống heo
Cách làm:
- Gà làm sạch, chặt miếng vừa ăn.
- Xương ống heo chặt làm 2 -3, rửa sạch. Chần xương qua nước sôi rồi rửa sạch bọt bẩn. Cho nước vào nồi, ninh xương lấy nước ngọt. Trong khi ninh nhớ để lửa nhỏ và vớt bọt bẩn cho nước được trong.
- Gà ướp với chút bột canh, hạt tiêu. Chia đôi chỗ cái rượu nếp. Một nửa ướp gà khoảng 15 phút cho thấm gia vị sau đó bày gà ra đĩa to.
- Cho nốt 1/2 chỗ cái rượu nếp và phần nước rượu nếp vào nồi. Cho 2 củ hành khô đập dập, nêm nếm gia vị cho vừa rồi đun sôi nước lẩu.
- Lẩu gà rượu nếp ăn kèm với bún rối, hành lá và mùi tàu thái khúc. Có thể kèm thêm chút sa tế nếu thích. Khi ăn cho gà vào nồi lẩu, gà chín thì cho các rau ăn kèm vào cùng.
Video đang HOT
LẨU CÁ KÈO
Nguyên liệu
- 500g cá kèo
- 300 g xương ống – 200g măng chua – Dứa (thơm), cà chua, hành tím, sả, ớt
- Rau ăn kèm: Rau muống, rau nhút, rau cù nèo, bông bí…
- Bún
Cách nấu lẩu cá kèo đơn giản
- Cá kèo làm sạch, sau đó cho vào thau nước dấm gạo và muối pha loãng ngâm 10 phút để khử mùi tanh và sạch nhớt của cá, rửa lại cho sạch và để ráo.
- Cà chua cắt múi cau, dứa cắt miếng vừa ăn. Hành tím, sả, ớt băm nhuyễn.
- Các loại rau, hoa ăn lẩu nhặt rồi rửa sạch, để ráo.
- Nấu nước dùng lẩu: Xương ống heo ngâm với nước muối và dấm loãng 15 phút rồi rửa sạch. Cho xương vào nồi với phần sả già đun để lấy nước dùng, vớt bọt thật kỹ để nước dùng trong.
Phi hành, sả, ớt băm cho thơm lên rồi thêm cà chua vào xào sơ. Tiếp theo, cho dứa và măng chua vào. Nêm hạt nêm, đường, bột ngọt rồi trút hết vào nồi nước dùng.
Khi nước lẩu sôi lại nêm theo khẩu vị rồi tắt bếp, nêm thêm một muỗng canh nước mắm ngon vào để tăng hương vị cho món lẩu.
- Khi ăn, cho nước dùng ra nồi lẩu, bật bếp cho sôi lên thì thả cá kèo vào. Khi cá chín, cho rau và hao ăn kèm vào nhúng. Bạn cũng không nên quên một chén nước mắm ngon cùng ớt cắt lát để chấm cá nhé.
LẨU RIÊU CUA BẮP BÒ SƯỜN SỤN
Nguyên liệu:
- Cua đồng: 500g
- 1kg (tùy theo số lượng người ăn)
- Sườn sụn: 500g
- Bắp bò: 500g
- Đậu phụ: 5 bìa – 10 bìa
- Mẻ, dấm bỗng hoặc me chua, quả dọc: tùy khẩu vị.
- Mắm tôm: 1 muỗng nhỏ (Có thể bỏ qua nếu bạn không thích), nhưng mắm tôm làm nên mùi vị rất đặc trưng cho món lẩu riêu cua, khiến cho nước lẩu đậm đà hơn. Nếu nêm mắm tôm thì phải nêm lúc chưa nấu, nếu không mắm tôm sẽ tỏa hương tưng bừng.
- Cà chua: 3-5 quả thái miếng cau.
- Rau sống: rau muống chẻ, hoa chuối, thân chuối non, xà lách, mùi tàu, hành lá, tía tô, kinh giới, giá đỗ, chanh, ớt… Thêm ít rau muống nhỏ ngọn nếu thích ăn nhiều rau.
- Bún sợi nhỏ.
- Gia vị chanh, ớt hoặc xì dầu, nước mắm để chấm thêm.
Cách làm:
- Sườn sụn chần qua nước sôi, ướp hành khô băm nhỏ, gia vị và một chút nước mắm xào sơ qua, cho nước vào ninh bằng nồi áp suất khoảng 10 phút cho mềm.
- Cua làm sạch, cho vào một chút muối giã nhuyễn hoặc xay bằng máy xay sinh tố rồi lọc lấy nước, gạch cua khều riêng ra một bát nhỏ. Nêm một muỗng nhỏ mắm tôm và gia vị vào nồi nước cua bắc lên bếp, khuấy nhẹ đều tay cho đến khi canh sôi và gạch cua nổi lên thì vặn nhỏ lửa. Dùng muôi gạt hết riêu cua vào cạnh nồi cho kết lại thảnh từng mảng rồi tắt bếp. Bạn có thể vớt riêu cua ra một cái bát rồi ăn đến đâu thả dần vào nồi nước lẩu đến đó để riêu khỏi bị vỡ.
- Cho dầu ăn vào chảo, phi hành khô băm nhỏ cho thơm vàng, cho gạch cua vào xào chín cùng một xíu nước mắm rồi trút ra bát. Tiếp tục cho cà chua thái miếng cau vào xào chín tới, không nên xào chín và nát quá.
- Đậu khuôn cắt miếng nhỏ rán vàng, bày ra đĩa.
- Bắp bò thái mỏng bày ra đĩa.
Trước khi thái cho thịt bò vào ngăn đá khoảng 15 phút thái sẽ dễ dàng hơn và trình bày cũng đẹp mắt hơn.
- Rau sống rửa sạch, ngâm qua nước muối loãng rồi vớt ra rổ để ráo nước, khi ăn bày ra đĩa. Hoa chuối thái nhỏ dùng để nhúng dần trong khi ăn.
- Mẻ đã ngấu lọc lấy nước để vào một bát con, có thể dùng quả dọc hoặc quả me thay thế. Nhà mình nuôi được mẻ nên hay dùng mẻ hơn. Mẻ, dấm bỗng, mắm tôm làm nên hương vị đặc trưng của món lẩu riêu cua.
- Chế nước dùng cua và nước ninh sườn sụn vào nồi lẩu, vớt sườn sụn thả vào cùng với cà chua đã xào chín. Cho mẻ vào, nêm thêm một chút dấm bỗng rồi đun sôi, nêm lại gia vị cho vừa ăn, tiếp tục thả riêu cua vào, rưới gạch cua lên riêu cua cho dậy màu.
Khi ăn thả thêm chút hành lá, gốc hành hoặc củ hành tươi cắt lát mỏng, mấy lát đậu đã rán vàng, một nhúm hoa chuối sẽ được nổi nước lẩu thật sinh động.
Nhúng thịt bò ăn kèm với bún, sườn sụn giòn mềm cùng với rau sống, không còn gì tuyệt vời hơn.
LẨU THÁI
Nguyên liệu:
- 6 con tôm sú
- 10 quả cà chua bi (cắt đôi)
- 6-8 cái nấm rơm
- Nước dùng: 15-20 con tôm cỡ vừa; 5-6 lá chanh; 2 quả chanh vắt nước; 20g rau mùi; 1 nhánh riềng thái lát; 3 cây sả; 2 tép tỏi; 2 quả ớt đỏ; 500ml nước
Cách làm:
Nấm rơm, cà chua rửa sạch, bổ đôi. Sả đập dập rồi băm nhỏ.
Chuẩn bị nước dùng tôm: Tôm rửa sạch cho vào trong chảo có chút dầu xào qua sau đó thêm 500ml nước vào. Đun sôi rồi nấu thêm 20 phút nữa.
Đun nóng một chảo, thêm ít dầu rồi cho tỏi, sốt Thái Tom Yum, tương ớt Thái, lá chanh, ớt đỏ, vào xào.
Sau đó đổ nước dùng tôm vào cùng nước cốt chanh, nước mắm, riềng, sả và rau mùi.
Đun sôi nồi nước lẩu, thêm cà chua, nấm vào nấu thêm 10-15 phút.
Cuối cùng thêm tôm sú vào, nếu thêm 7-10 phút cho tôm sú chín. Đổ nồi nước lẩu Tháu chua cay ra nồi lẩu chuyên dụng rồi thưởng thức nhé!
Lưu ý, bạn có thể điều chỉnh độ chua, cay sao cho phù hợp với khẩu vị gia đình.
LẨU MẮM
Nguyên liệu làm lẩu mắm:
- 300gr mắm (mắm cá linh và mắm cá sặc)
- 200gr thịt heo quay hoặc thịt ba chỉ
- 500gr cá hú
- 200gr tôm
- 400gr mực
- 200gr chả cá
- 2 trái cà tím
- 50gr sả bằm
- Tỏi, ớt, chanh
- Nước hầm xương hoặc nước dừa
- Rau sống các loại (rau đắng, rau muống bào, giá hẹ, cọng súng, kèo nèo, bông điên điển… hoặc rau khác tùy khẩu vị)
Sơ chế nguyên liệu:
- Cá hú cạo sạch nhớt, rửa lần một với nước muối pha loãng và rửa lần hai với nước ấm pha dấm cho sạch nhớt. Sau đó cắt khoanh vừa ăn. Đầu, đuôi cho vào nấu trước, khúc giữa để ăn lẩu sau.
- Thịt ba chỉ/ heo quay cắt nhỏ vừa ăn.
- Tôm luộc xong bóc vỏ.
- Mực làm sạch, trụng sơ, cắt nhỏ.
- Chả cá cắt vừa ăn.
- Cà tím rửa sạch, cắt khúc rồi bổ làm tư.
- Rau sống các loại rửa sạch, để ráo nước.
Cách chế biến:
- Cho mắm vào nồi nhỏ, đổ nước ngập phần mắm rồi đem nấu sôi cho đến khi thấy thịt mắm rục ra thì tắt bếp. Lọc qua rây lấy nước mắm, bỏ xương.
- Phi tỏi, ớt rồi để riêng.
- Cho sả băm vào xào cùng thịt ba chỉ/ heo quay cho thịt săn vàng.
- Tiếp tục cho đầu và đuôi cá vào chiên sơ cho cá thật thơm cùng với vài trái ớt.
- Cho phần mắm đã lọc xương cùng 1,5 lít nước dừa hoặc nước hầm xương vào. Nấu vừa sôi thì hớt bọt, giảm nhỏ lửa. Vì mắm đã mặn nên chỉ nêm đường và bột ngọt cho vừa ăn là được. Cuối cùng là cho cà tím, tỏi ớt phi và rau nêm vào.
- Khi ăn lẩu thì cho thêm các nguyên liệu: tôm, mực, cá hú, chả cá, thịt quay vào.
- Món lẩu mắm gần như bắt buộc phải ăn kèm rau sống mới ngon.
Rau đắng đất: Hương vị thời gian
Từ lâu, rau đắng đất đã là một loại rau dân dã gắn liền với đời sống của người dân miệt Nam Bộ và Nam Trung Bộ nước ta. Rau đắng đất ngoài là nguyên liệu nấu canh còn là loại rau ăn kèm không thể thiếu trong món cháo cá lóc hay lẩu cá kèo, lẩu mắm của người dân miệt này.
Thứ rau giản dị, mộc mạc này đã trở thành niềm thương nỗi nhớ của nhiều người con xa quê, đi cả vào trong những câu dân ca từ bao đời nay: "Rau đắng kèm cá lóc đồng/ Rượu đắng nhưng lại ngọt lòng tình em"...
Từ lâu trong dân gian, rau đắng đất được sử dụng làm bài thuốc chữa viêm gan, mát gan và tiêu độc cho cơ thể rất hiệu quả. Theo y học cổ truyền, toàn thân rau đắng đất có vị đắng, tính mát, quy vào kinh can, thận; có tác dụng lợi tiêu hóa, nhuận gan, ích mật, thanh nhiệt, lợi tiểu, giải độc. Theo y học hiện đại, rau đắng đất có thành phần chính là các saponin, flavonoid, cây có chứa nhiều vitamin C, chất xơ rất có lợi cho người mắc bệnh tim mạch, huyết áp cao. Rau đắng đất được coi là cây thuốc quý trong thiên nhiên bởi sự lành tính và lợi ích tuyệt vời của nó. Có lẽ vì vậy, các bà vợ vùng Nam Bộ ngày xưa và cả hôm nay thường chuẩn bị một đĩa rau đắng đất dùng kèm cho các đức ông chồng trong những bữa nhậu lai rai để giải rượu hiệu quả, giúp cơ thể tránh mệt mỏi.
Ảnh: Internet
Nhớ lại những ngày chúng tôi còn nhỏ, sau mùa gặt, đất ruộng bị nắng nung khô còng nứt nẻ, nhưng khi lác đác vài cơn mưa đầu mùa đổ xuống là lúc rau đắng đất mọc đầy. Nhưng có lẽ những gia đình khá giả ngày ấy ít mặn mà với thứ rau đắng chát và mọc hoang này. Người giàu thường thích các loại rau khác dễ ăn và dễ mua hơn như rau má, rau ngỗ, rau sam, rau càng cua, rau dừa, rau trai, rau muống, bông súng...
Thời nay, rau tươi không phải là của hiếm trong những ngày "giáp hạt" như thế, nhưng rau đắng đất, với hương vị nhân nhẩn đắng độc đáo của mình, đã trở thành món ăn không thể thiếu của gia đình nhiều người khi những lúc "nóng trong người" và khó ăn khó ở. Và với tôi, quê hương không chỉ có "chùm khế ngọt" (như thơ của chú Đỗ Trung Quân) mà còn chính là những hương vị nhân nhẩn đắng từ tô canh cá trê nấu rau đắng đất đầu mùa của má ngày đêm tôi thương nhớ. Nhớ những ngày tôi vừa chân ướt chân ráo lên Sài Gòn trọ học, má thường gởi cho con mình ở thành phố những món rau do bà tự tay thu hái ngoài đồng, và trong mớ rau hỗn độn ấy thế nào cũng có hơn một rổ rau đắng đất tươi xanh còn thơm mùi bùn ruộng. Và dĩ nhiên, trong những bữa cơm thời trọ học của tôi thì nhân vật chính là rau đắng đất cũng chiếm "thời lượng" khá nhiều. Nhà nghèo nên quà quê của má những ngày khốn khó ấy chỉ có vậy, không thịt thà cá mắm gì nhiều nhưng tôi vẫn thích thú đón lấy những giỏ rau tươi từ các anh tài xế xe khách gần nhà với một niềm hân hoan khó tả. Để có được những giỏ rau dại tươi xanh và ngon lành như thế thì má cũng thấm đượm mồ hôi ít nhiều.
Ảnh: Internet
Sáng sớm tinh sương những ngày đầu mùa sa mưa, má phải lẩn thẩn choàng khăng, đội nón lá và cắp rổ lần mò theo từng bờ mương góc ruộng nhặt nhạnh từng ngọn rau đắng đất tươi xanh. Rau hái về vẫn chưa gởi cho con được, má lại tỉ mẩn lực bỏ từng lá cỏ nhánh rạ còn sót lại cho rau thật tinh tươm. Rồi má lại lẩn thẩn ra sau vườn nhà tước vài chiếc lá chuối tươi, gói từng gói rau tươm tất, cho vào chiếc giỏ gọn gang để gởi xuôi theo từng chuyến xe khách hang ngày cho con. Để khi rau đến tay con, chúng đã thành hình thành dáng - thành thứ nguyên liệu rất hoàn hảo để nấu canh cá trên hoặc cá rô đồng thanh mát. Nhớ những ngày gia đình còn quá khốn khó về kinh tế, rau đắng đất trở thành món ăn hàng ngày đến... phát chán, nhưng khi xa quê, xa luôn ngọn rau nhân nhẩn đắng ấy thì tôi nghĩ ai cũng thương cũng nhớ như mình. Mùi vị rau đắng khi nấu canh với mỗi nguyên liệu mỗi khác, nhưng chung qui lại thì vẫn không thể thiếu cái hương nhân nhẩn đắng vị hậu ngọt dịu trong ấy! Và nếu người đầu bếp biết "sánh duyên" chúng với nhiều loại nguyên liệu khác nhau, có thể ta sẽ tạo ra nhiều món ăn mà mùi vị của nó còn hấp dẫn hơn hẳn những món ăn thời thượng.
Với tôi, rau đắng đất không chỉ thực phẩm giúp đưa cơm những ngày khốn khó, mà nó còn như là ký ức và cuộc sống được lưu giữ lại bởi thời gian. Tôi đã có dịp nếm thử nhiều lọai rau trái quanh mình, kể cả những loại rau trái nhập khẩu từ các quốc gia cách chúng ta đến hơn nửa vòng trái đất, nhưng vẫn không thể quên được vị nhân nhẩn từ tô canh rau đắng đất của má ngày nào. Nghĩ đến hương vị tô canh rau đắng đất của má những ngày thơ bé là tôi lại nhớ về những kí ức tuổi thơ, nhớ về những ngày trọ học khốn khó và bao giờ tôi cũng thấy thật ấm lòng. Qua thời gian, qua những ngày khốn khó, tôi đã quen với lọai hương vị đã được bàn tay của má và đất phù sa trên cánh đồng ấp ủ này. Đó là hương vị của đồng bãi, vị mồ hôi của má, hương của cát và mùi làng xóm quê nhà. Đó còn như là hương vị của thời gian...
Thưởng thức ẩm thực miền tây ngay giữa lòng Hà Nội Không cần đi đâu xa mà ngay giữa lòng thủ đô, bạn vẫn có thể thoải mái thưởng thức ẩm thực hấp dẫn của miền tây Những món ăn như bánh xèo, bánh khọt, lẩu cá kèo, lẩu mắm hay cơm cháy kho quẹt là những món ăn mà chắc hẳn du khách đều biết đó là món ngon của làng ẩm thực...