Gợi ý nhanh cho chuyến du xuân Quảng Ninh
Với thời gian 3 ngày, nếu sắp xếp hợp lý, bạn hoàn toàn có thể khám phá hầu hết các đền chùa nổi tiếng ở Quảng Ninh như Yên Tử, Cửa Ông, Cái Bầu.
Tham khảo những gợi ý dưới đây, bạn sẽ có chuyến du xuân đầu năm thú vị ở vùng Đông Bắc của Tổ quốc.
Chuẩn bị
Tết là dịp diện những bộ quần áo đẹp để đi chơi, chụp ảnh…, nhưng không nên vì thế mà mang theo quá nhiều quần áo. Các chuyến du xuân ở Quảng Ninh thường chỉ kéo dài khoảng 1-3 ngày. Ngoài áo khoác ấm, có thể chống gió, mưa, bạn chỉ cần mang theo 1-2 bộ đồ mặc bên trong. Ngoài ra, bạn cũng đừng quên mang theo giày (đế chống trơn trượt) để dễ dàng leo núi và tham quan thuận tiện.
Đi lại
Các điểm du lịch tâm linh nổi tiếng của Quảng Ninh chủ yếu nằm dọc quốc lộ 18, thuộc địa bàn thành phố Uông Bí, Hạ Long, huyện Vân Đồn, cách Hà Nội từ 120 đến 220 km. Do đó, ngoài thuê ô tô riêng, bạn cũng có thể du xuân bằng xe máy với lộ trình rất dễ đi.
Các tuyến xe khách Hà Nội – Quảng Ninh hoạt động ngay từ mùng 1 Tết, nhưng nhiều phải từ mùng 2. Bạn có thể bắt xe từ bến Mỹ Đình, Gia Lâm hoặc Lương Yên. Giá vé tuyến Hà Nội – Cửa Ông là 120.000 đồng, Hà Nội – Hạ Long là 100.000 đồng.
Với những điểm nằm xa quốc lộ 18, cách thuận tiện nhất là bắt xe buýt để vào như Yên Tử (xe phục vụ lễ hội của ban quản lý đón ở chùa Trình), Cái Bầu (xe 01, bắt ở ngã 3 Cửa Ông, đoạn rẽ vào Vân Đồn)…
Tòa tháp cao 7 tầng nằm ngay phía trên nhà ga cáp treo lên chùa Đồng. Ảnh: Bùi Việt Đức
Ăn, nghỉ
Dọc tuyến Hà Nội – Quảng Ninh, ngày thường có rất nhiều nhà hàng để dừng chân nghỉ và ăn uống. Tuy nhiên, vào dịp Tết hầu hết đều đóng cửa, chủ yếu là các quán nhỏ mở ven đường hoặc gần các điểm du lịch tâm linh phục vụ những loại bún, miến, mỳ, phở… với giá khá đắt.
Do đó, tốt nhất bạn nên chuẩn bị trước đồ ăn để tránh phải tìm kiếm địa điểm, bảo đảm vệ sinh và tiết kiệm. Nếu nghỉ dọc đường, bạn có thể ghé nhà hàng 559, Anh Quân ở Hải Dương.
Nếu đi qua ngày, bạn nên nghỉ đêm gần khu vực đền chùa nơi mình đến thăm để tiết kiệm thời gian di chuyển. Phòng khách sạn, nhà nghỉ hoặc nhà trọ nơi đây tùy theo túi tiền (100.000 – 500.000 đồng một phòng). Nên liên hệ trước để chắc chắn còn phòng.
Địa điểm du xuân
Di tích Yên Tử: Theo hướng Hà Nội – Quảng Ninh, đây là điểm du lịch tâm linh đầu tiên cần ghé tới. Mỗi năm vào mùa lễ hội (từ mùng 10 đến hết tháng 3 âm lịch), Yên Tử đón hàng triệu lượt khách ghé thăm. Hành trình du xuân Yên Tử bắt đầu từ đền Trình (trên quốc lộ 18), qua đường bộ hoặc cáp treo (2 chặng) để lên chùa Hoa Yên, An Kỳ Sinh và đỉnh chùa Đồng. Giá cáp treo là 60.000-80.000 đồng mỗi chiều một chặng (gồm trẻ em, người lớn). Phí tham quan: 10.000 đồng mỗi người.
Chùa Ba Vàng có chính điện rộng tới 3.500 m2 lập kỷ lục Việt Nam. Ảnh: Bùi Việt Đức
Chùa Ba Vàng: Nằm ở phường Quang Trung, thành phố Uông Bí, đây là ngôi chùa có chính điện lớn kỷ lục Việt Nam, mới được khánh thành ngày 9/3/2014. Không chỉ khang trang, rộng rãi, chùa Ba Vàng còn có vị trí rất đẹp khi phía trước là sông, sau lưng là núi, hai bên có rừng thông xanh ngát. Nhờ hội đủ các yếu tố của một điểm du lịch sinh thái, văn hoá – lịch sử, chùa là nơi tham quan, vãn cảnh lý tưởng cho du khách mùa xuân này.
Đền Cái Lân – Chùa Long Tiên – Đền Đức ông Trần Quốc Nghiễn: Đây là ba điểm tâm linh nổi tiếng của thành phố Hạ Long, nằm khá gần nhau. Đền Cái Lân gồm đền cũ và đền mới tọa lạc ở chân cầu Bãi Cháy, thờ mẫu Thoải. Chùa Long Tiên nằm gần chợ Hạ Long, thờ Phật, các tướng lĩnh nhà Trần và Tam Phủ Thánh Mẫu. Trong khi đó, đền thờ Đức ông Trần Quốc Nghiễn (con thứ của Trần Hưng Đạo), nằm ngay dưới chân núi Bài Thơ.
Đền Cửa Ông – Đền Cặp Tiên: Đây là hai ngôi đền nổi tiếng nằm ở phường Cửa Ông, thành phố Cẩm Phả, chỉ cách nhau chừng một km. Trong đó, đền Cửa Ông thờ Hưng Nhượng Đại Vương Trần Quốc Tảng (con trai của Trần Hưng Đạo) nằm trên một ngọn đồi, nhìn thẳng ra vịnh Bái Tử Long. Đền Cặp Tiên (trước thờ con gái Trần Quốc Toản, sau thờ một vị quan chánh trong vùng) cũng có vị thế đẹp không kém với lưng tựa núi, mặt hướng biển.
Video đang HOT
Chùa Cái Bầu thế tựa núi, mặt hướng biển. Ảnh: Lê Duy Hưng
Chùa Cái Bầu: Cách đền Cửa Ông khoảng 20km, Thiền viện Trúc Lâm Giác Tâm (hay chùa Cái Bầu) là điểm đến hút khách bậc nhất ở Quảng Ninh nhờ vị thế đẹp, kiến trúc khang trang, độc đáo. Du khách đến chùa không chỉ cầu an, may mắn, sức khỏe mà còn được thưởng lãm phong cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp của vùng biển trời Đông Bắc. Tại đây, du khách được gửi xe và phục vụ cơm chay miễn phí.
Điểm du lịch tâm linh Quảng Ninh:
1. Di tích Yên Tử
Điểm đầu tiên và không thể bỏ qua trong hành trình du xuân đất mỏ là quần thể di tích Yên Tử, thành phố Uông Bí, cách Hà Nội khoảng 130 km. Từ quốc lộ 18A vào đến chân núi Yên Tử (khoảng 10 km) du khách đã có thể cảm nhận không khí linh thiêng, trầm lắng của trường phái trúc lâm.
Tháp Tổ ở trung tâm vườn tháp phía dưới chùa Hoa Yên, Yên Tử. Ảnh: Bùi Việt Đức.
Từ chân núi, du khách lên đỉnh chùa Đồng bằng hai cách: leo bộ hoặc cáp treo 2 chặng. So với cáp treo, leo bộ mất nhiều thời gian hơn với quãng đường khoảng 6 km đường mòn dốc đứng nhưng với nhiều du khách, đây là cách thể hiện lòng thành kính trong hành trình lễ Phật đầu năm.
Dù chọn cách nào, du khách cũng sẽ bắt đầu từ suối Giải Oan, qua chùa Hoa Yên, chùa Một Mái, tượng đá An Kỳ Sinh rồi lên chùa Đồng – ngôi chùa bằng đồng trên đỉnh núi lớn nhất châu Á. Đứng trên đỉnh cao 1.068 m nhìn xuống, cõi Phật như trong tầm mắt khi làn sương mờ lẩn khuất dưới chân và trên đầu mây trắng lững lờ trôi trên nền trời xanh thẳm.
2. Chùa Cái Bầu
Chùa Cái Bầu khang trang đón khách du lịch trẩy hội vui xuân. Ảnh: Bùi Việt Đức.
Dù mới được khánh thành năm 2009 nhưng với thế tựa lưng vào núi, hướng mặt ra biển, Thiền viện Trúc Lâm Giác Tâm (hay còn gọi là chùa Cái Bầu) ở Vân Đồn hiện thu hút đông đảo du khách thập phương đến du xuân vùng Đông Bắc.
Nằm gần khu du lịch Bãi Dài nên không gian ở đây không chỉ yên bình, linh thiêng mà còn vô cùng trong lành và thuần khiết. Xen lẫn trong tiếng chuông chùa, gõ mõ tụng kinh là tiếng sóng biển ngoài khơi vọng lại, khiến lòng người an nhiên, tĩnh tại.
Đặc biệt, du khách đến chiêm bái, vãn cảnh ở chùa còn được ăn cơm chay và gửi xe miễn phí. Chùa nằm cách trung tâm thị trấn Cái Rồng, Vân Đồn khoảng 10 km, ngoài phương tiện cá nhân, du khách có thể đến chùa bằng xe buýt.
3. Đền Cửa Ông
Đền Cửa Ông. Ảnh: Bùi Việt Đức.
Đền Cửa Ông thuộc thành phố Cẩm Phả là nơi thờ phụng Hưng Nhượng Đại Vương Trần Quốc Tảng cùng nhiều nhân vật nổi tiếng thời nhà Trần. Mặc dù chính hội đền Cửa Ông diễn ra vào tháng 2 âm lịch nhưng ngay từ những ra ngày Tết, nơi đây đã tập trung rất đông du khách từ các tỉnh thành về dâng hương hành lễ.
Cũng như chùa Cái Bầu, đền Cửa Ông tọa lạc trên ngọn đồi cao nhìn thẳng ra vịnh Bái Tử Long. Chỉ có khác là từ đây, ngoài biển cả mênh mông, toàn cảnh thành phố công nghiệp khai thác vàng đen gói trọn trong tầm mắt. Không chỉ dâng hương tại hai cụm kiến trúc là đền Thượng và đền Hạ, du khách còn được thưởng thức đặc sản có một không hai bày bán dọc lối vào đền là bánh Tày nồng ệp.
4. Chùa Lôi Âm
Quang cảnh thoáng đãng, linh thiêng ở chùa Lôi Âm. Ảnh: Huỳnh Dũng.
Là cái tên còn khá xa lạ với du khách thập phương nhưng với người dân Quảng Ninh, chùa Lôi Âm lại rất nổi tiếng với phong cảnh hữu tình, linh thiêng và cổ kính. Thuộc phường Đại Yên, thành phố Hạ Long, du khách đến chùa phải ngồi thuyền chừng 15 phút rồi tiếp tục leo bộ chừng nửa tiếng theo triền dốc thoai thoải.
Một nét riêng khi hành hương Lôi Âm Tự là du khách tùy tâm xách theo đôi viên gạch đỏ đã đặt sẵn dưới chân đồi để công đức trùng tu, xây dựng lại chùa. Tuy đường mòn, gập ghềnh sỏi đá nhưng ai nấy đều cảm thấy nhẹ bẫng mỗi bước đi bởi hai bên đường là những cánh rừng thông xanh mướt cùng vườn dứa bạt ngàn.
Hành trình thăm viếng sẽ bắt đầu từ chùa Lôi Âm tọa lạc trên một vùng đất rộng, bằng phẳng, xung quanh là cây cối um tùm, trầm lắng. Theo con đường nhỏ phía bên phải chùa sẽ dẫn đến ban thờ Mẫu, đi tiếp qua triền đồi là Hang Cậu hướng ra lòng hồ Yên Lập.
5. Chùa Long Tiên
Du khách đến thắp hương vái lễ tại chùa Long Tiên dịp đầu năm. Ảnh: Bùi Việt Đức.
Nằm dưới chân núi Bài Thơ, chùa Long Tiên là điểm du lịch tâm linh nổi tiếng bậc nhất ở Hạ Long. Vào mùa trẩy hội ở Quảng Ninh, người ta gọi chùa Long Tiên là chùa Trình, bởi ai cũng muốn đến chùa Long Tiên dâng hương trước rồi mới tiếp tục hành hương tới Yên Tử, tới hội đền Cửa Ông…
Được xây dựng vào năm 1941, chùa mang phong cách kiến trúc và điêu khắc thời nhà Nguyễn, kiểu chồng giường giá chiêng và những họa tiết trang trí rồng phượng, hoa văn cách điệu. Bước vào cổng tam quan là khoảng sân rộng đặt tượng Bồ Tát quan thế âm. Chính điện thờ Phật, bên phải thờ các tướng lĩnh nhà Trần, bên trái là cung Tam Phủ Thánh Mẫu.
Theo VNE
Đào Nhật Tân khoe sắc ngày giáp Tết
Hình ảnh hoa đào hồng rực in trên nền trời xanh xám của những ngày cận Tết se lạnh đã in sâu trong tâm trí người Hà Nội nhiều thế hệ.
Từ hơn một tháng nay, các vườn đào ở làng Nhật Tân (Tây Hồ, Hà Nội) đã bắt đầu nở rộ. Có lẽ không đâu ở Hà Nội không khí Tết lại tới sớm và rộn ràng như ở đây.
Từ xa xưa, làng Nhật Tân đã nổi danh khắp đất kinh kỳ bởi truyền thống trồng đào nức tiếng xa gần. Những gốc bích đào trổ hoa, khoe sắc ngập tràn bên cạnh những luống hoa, rau màu khác trong vườn.
Ngày Tết ở Hà Nội, bên cạnh bánh chưng, cặp giò, chậu quất Quảng Bá thì luôn luôn không thể thiếu cành đào mang sắc hồng ấm áp, tươi vui cho ngày đầu xuân mới. Có thể nói, thấy đào Nhật Tân là đã thấy Tết.
Bên cạnh giống bích đào truyền thống, nhiều gia đình lại ưa chuộng cắm trong nhà cành đào phai với sắc hồng nhạt dịu dàng, tao nhã.
Để tới được một trong những vườn đào này, bạn đi tới ngõ 264 Âu Cơ (Hà Nội). Một số khu vườn người dân đầu tư để trở thành nơi chụp ảnh cho các bạn trẻ, có thu phí khoảng 30.000 đồng, miễn phí với trẻ em.
Tuy nhiên, cũng có nhiều khu vườn người dân mở cửa miễn phí cho du khách tới tham quan, chụp ảnh. Dù vậy, bạn cũng nên cố gắng có ý thức giữ gìn, đi vào giữa luống và không làm rụng hoa đào của gia chủ.
Những gốc đào thế mang hình dáng khỏe khoắn, bề thế thường được các doanh nghiệp, cơ quan công sở đặt từ khá sớm để trưng bày.
Hình ảnh cánh hoa đào hồng rực in trên nền trời xanh xám của những ngày giáp Tết se lạnh đã in sâu trong tâm trí người Hà Nội nhiều thế hệ.
Năm nay, từ đầu tháng Chạp, tiết trời khá ấm áp nên đa phần đào đã nở sớm, 80-90% các gốc đào đã trổ bông, gây ra ít nhiều thiệt hại cho người trồng đào Nhật Tân.
Các em nhỏ trường mẫu giáo được các cô dẫn đến tham quan và chụp ảnh ở vườn đào.
Một du khách đến từ Singapore cũng được "mách nước" để tới đây ghi lại những hình ảnh đặc trưng nhất của Tết Việt Nam.
Rất đông các bạn trẻ, các nhiếp ảnh gia đã tranh thủ thời điểm rực rỡ nhất của vườn đào để ghi lại những bộ hình đẹp mắt.
Do đào nở sớm nên nhiều gia đình đã thu hoạch từ trước ngày Rằm để bán trong các khu chợ Hà Nội với giá rất rẻ, từ 20.000 đồng một cành.
Một người dân cho biết, có những gốc đào năm ngoái có giá trị cả triệu đồng, nay chỉ bán sớm được vài trăm, số còn lại bán để làm thuốc.
Theo ngôi sao
Thư viện Phật giáo kinh điển của Tây Tạng Giữa quang cảnh thiên nhiên hùng vĩ, Sakya nổi bật lên là một trong những tu viện đẹp tinh xảo và có bề dày lịch sử nhất ở Tây Tạng. Sakya là tu viện chính của giáo phái Sakyapa trong Phật giáo Tây Tạng, được thành lập vào thế kỷ 11. Ban đầu, Sakya bao gồm tu viện phía Bắc và tu viện...