Gợi ý mâm cỗ cúng Rằm tháng 7, cúng cô hồn đầy đủ nhất
Ngày rằm tháng 7 hay còn gọi là lễ xá tội vong nhân, người Việt lại làm mâm cơm để tưởng nhớ đến người thân thiết và mâm lễ cúng cho những vong hồn chưa được siêu thoát.
Vào Rằm tháng 7 người dân thường làm mâm cỗ, trước là để tưởng nhớ ông bà tổ tiên, sau đó là cúng cho những vong hồn chưa được siêu thoát.
Dưới đây là cách chuẩn bị một số món trong mâm cỗ cúng Rằm tháng Bảy.
1. Mâm cúng Phật
Mâm cúng Phật thường là mâm cơm chay hoặc mâm ngũ quả thông thường – Ảnh minh họa.
Đối với những gia đình theo đạo Phật thì Rằm tháng 7 là một ngày lễ lớn. Theo giáo lý nhà Phật, lễ cúng không quan trọng ở mâm cao cỗ đầy mà cốt ở lòng thành của mỗi người.
Ngày Rằm tháng 7 cũng là ngày lễ Vu Lan, xuất phát từ tích kể đức Mục Kiền Liên xả thân cứu mẹ. Vì vậy, vào ngày lễ Vu Lan, bạn chỉ cần sắp một mâm cơm chay hoặc đơn giản hơn là mâm ngũ quả để cúng Phật rồi thụ lộc tại nhà.
Mâm ngũ quả cúng Phật vào ngày Rằm tháng 7 – Ảnh: Minh họa.
Lúc làm lễ cúng nên đọc một bài kinh Vu Lan để hồi hướng công đức cho những người thân trong quá khứ được siêu sinh và cũng là một cách giúp hiểu hơn về ngày lễ này. Một điều cũng cần đặc biệt chú ý nữa là theo quan niệm từ lâu đời mâm cúng Phật nên làm vào ban ngày.
Xôi đỗ, giò chay, nem chay, canh nấm… là nững món nên có trong mâm cỗ cúng rằm tháng 7 – Ảnh minh họa.
Những món chay nên có trong mâm cỗ cúng rằm tháng 7 gồm: Xôi đỗ xanh/ xôi gấc/ xôi vò; Gà chay; Nem chay rán; Giò lụa chay; Đậu đũa luộc; Canh nấm/ Canh rau củ chay; Gỏi/ Nộm chay.
2.Cúng thần linh và gia tiên
Video đang HOT
Khi làm cơm, ta nên lựa chọn thực đơn theo mùa cho tươi ngon. Thời điểm này tuy đã bước sang mùa thu nhưng tiết trời còn khá nóng, ta nên lựa chọn đồ ăn có vị mát, tính hàn.
Gợi ý mâm cỗ mặn cúng gia tiên ngày rằm tháng 7.
Mâm cúng gia tiên thường là mâm cỗ mặn, kèm theo tiền vàng và cả những vật dụng dành cho người cõi âm làm bằng giấy tượng trưng như quần áo, giày dép…
Mâm cỗ mặn cúng gia tiên vào ngày Rằm tháng 7 – Ảnh: Minh họa
Các gia đình có thể làm một mâm cơm mặn với đủ các món như xôi, gà luộc, canh, cơm, cá kho,… và đồ vàng mã theo nhu cầu sinh thời của người đã khuất.
3.Mâm cúng cô hồn (cúng chúng sinh)
Trái với mâm cúng Phật và gia tiên. Lễ cúng cô hồn được thực hiện vào buổi chiều tối ngày 14/7 hoặc 15/7. Bởi vì, người ta quan niệm, đây là thời gian những vong linh trên đường trở về địa ngục nên cũng là lúc cúng cô hồn chuẩn nhất. Mọi việc cúng phải được hoàn tất vào ngày 15/7.
Mâm cỗ cúng cô hồn Rằm tháng 7.
Trên mâm cúng chúng sinh lễ vật gồm có:
- Muối gạo (1 đĩa sẽ được rắc ra vỉa hè hoặc sân nhà về bốn phương tám hướng sau khi cúng xong)
- Cháo trắng nấu loãng (12 chén nhỏ)
- Hoa quả (5 loại 5 mầu)
- 12 cục đường thẻ
- Quần áo chúng sinh với nhiều màu sắc (xanh lam, xanh lá mạ, vàng, hồng…)
- Các loại bỏng ngô, bánh, kẹo
- Tiền vàng (tiền thật các loại mệnh giá và tiền vàng mã)
- Nước: 3 chun (hay 3 ly nhỏ ), 3 cây nhang , 2 ngọn nến nhỏ…..
Quần áo chúng sinh với nhiều màu sắc (xanh lam, xanh lá mạ, vàng, hồng…). Khi rải tiền vàng ra mâm, để 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc, mỗi hướng tương ứng với 3-5-7 cây hương.
Bày lễ và cúng ngoài trời hoặc trước cửa chính ngôi nhà. Gia chủ có thể đọc các bài văn cúng hoặc khấn nôm theo tâm nguyện. Kết thúc lễ cô hồn, gạo, muối được vãi ra sân, đường, sau đó là đốt vàng mã.
Ngoài ra, vào dịp lễ Vu Lan, Rằm tháng 7, mỗi gia đình có thể phóng sinh chim, cá, tôm, cua… Tùy vào điều kiện của mỗi gia đình, việc phóng sinh không bắt buộc phải thực hiện trong ngày Rằm tháng 7 mà có thể thực hiện quanh năm, miễn là khi phóng sinh có suy nghĩ vô tư, trong sáng, thành tâm làm phúc.
Theo Phapluatnet.vn
Tháng cô hồn: Tránh xa 7 món ăn này nếu bạn không muốn gặp rắc rối
Theo quan niệm dân gian, nếu muốn bình yên trong tháng 7 âm lịch (hay còn gọi là tháng cô hồn) thì mọi người nên tránh những món ăn dưới đây.
Bên cạnh các điều kiêng kị về thói quen sinh hoạt hàng ngày, dân gian cũng tương truyền rằng trong tháng cô hồn, bạn nên tránh xa những món ăn dưới đây để tránh gặp điều không may mắn.
Cháo trắng
Theo quan niệm dân gian, cháo trắng là món ăn yêu thích của cô hồn, dã quỷ và những người đã khuất. Vì vậy, trên mâm cúng ngày rằm của nhiều gia đình, cháo trắng là món không thể thiếu.
Vì là món ăn được ma quỷ ưa chuộng nên việc bạn ăn cháo trắng trong tháng cô hồn bị cho là đang giành thức ăn của họ và sẽ bị quấy phá, mang lại những điều xui rủi cho bản thân.
Thịt chó
Với nhiều người, thịt chó là món ăn ưa thích của họ. Tuy nhiên, việc ăn thịt chó trong tháng cô hồn được xem là điều kiêng kị và cần tránh xa. Bởi theo quan niệm dân gian, ăn thịt chó vào thời gian này sẽ mang đến xui xẻo, điều xấu đeo bám và công việc, cuộc sống sẽ "đen như mõm chó".
Thịt vịt
Thịt vịt là món ăn quen thuộc với người Việt, đặc biệt là các gia đình gốc Hoa. Các món ăn được làm từ thịt vịt phổ biến như vịt quay, vịt tiềm, cháo vịt... đều có mùi vị đặc trưng và thơm ngon khó cưỡng. Ngoài sức hút về ẩm thực, thịt vịt thường được chọn là thức ăn "giải vận đen" vào dịp cuối tháng của nhiều người. Tuy nhiên, đây lại là món ăn kiêng kị trong tháng cô hồn.
Người ta cho rằng nếu ăn thịt vịt vào tháng này sẽ gặp phải tình trạng "tan đàn xẻ nghé". Vậy nên, thay vì thịt vịt, mọi người thường lựa chọn các món từ thịt gà mang ý nghĩa cát tường, gợi đến những điều an lành, tốt đẹp.
Tôm, mắm tôm
Tháng 7 âm lịch là thời điểm được nhiều người lựa chọn để hành hương lễ chùa trong năm, do vậy hầu hết mọi người đều lựa chọn ăn chay để thanh tịnh. Một số ít người vẫn giữ thói quen ăn mặn, tuy nhiên họ sẽ kiêng ăn mắm tôm bởi nó có mùi hôi bị cho là xúc phạm thần linh.
Ngoài ra, với người gốc miền Nam hay miền Trung, họ sẽ kiêng không ăn tôm trong tháng cô hồn, bởi tôm là sinh vật đi giật lùi nên họ cho rằng nếu ăn chúng thì sẽ gặp xui rủi, mọi việc sẽ giật lùi như tôm và không thăng tiến được trong công việc.
Mực
Mực cũng là nguyên liệu được người Việt hạn chế chế biến món ăn trong tháng 7 âm lịch nói riêng và mỗi dịp đầu tháng nói chung. Bởi mực khiến người ta liên tưởng đến câu nói "đen như mực" và cho rằng việc ăn mực sẽ khiến họ gặp đủ mọi chuyện bất trắc, xui xẻo.
Sầu riêng
Dù là trái cây yêu thích của nhiều người nhưng trong tháng 7 âm lịch, sầu riêng lại là món ăn kiêng kị nên tránh xa. Không ít người cho rằng việc ăn sầu riêng sẽ khiến họ u sầu cả tháng và cô đơn một mình. Mặt khác, mùi của sầu riêng cũng được cho là sẽ dẫn dụ vong hồn vào nhà, mang đến điều không may cho gia chủ.
Chuối, cam, lê
Không chỉ sầu riêng, các loại trái cây khác như chuối, cam và lê cũng là món ăn hạn chế của nhiều người trong tháng cô hồn. Nguyên nhân được cho là vì ba loại quả này mang những ý nghĩa không tốt đẹp như "cam là cam chịu, lê là lê lết, trượt vỏ chuối", đều mang điều không tốt nên chúng vào những món ăn nên kiêng trong tháng 7 âm lịch.
Theo Saosta
Cúng rằm tháng 7: Lễ vật và văn khấn cúng chuẩn nhất Cúng rằm tháng 7 là quan niệm dân gian lâu đời tại Việt Nam. Dưới đây là lễ vật và văn khấn cúng Rằm tháng 7 chuẩn nhất. Mâm cỗ cúng cô hồn rằm tháng 7 Tín ngưỡng dân gian Việt Nam cho rằng, tháng 7 Âm lịch cũng là thời điểm mà Diêm Vương mở cửa Quỷ Môn Quan (cửa địa ngục)...