Gợi ý mâm cỗ cúng, bài văn khấn đầy đủ nhất trong ngày rằm tháng chạp để rước lộc về nhà
Ngày rằm được biết đến với tên gọi ngày Vọng. Đây là thời điểm con người và thần linh, tổ tiên tương thông với nhau, những lời cầu nguyện của con người sẽ dễ được đề đạt hơn.
Rằm tháng Chạp còn gọi là ngày Vọng
Chia sẻ trên báo Kinh tế&Đô thị, Thạc sĩ, Chuyên gia văn hóa Nguyễn Đức Hiển – Viện nghiên cứu Văn hóa Tín ngưỡng Việt Nam tháng Chạp là từ để chỉ tháng cuối cùng của năm âm lịch (tháng thứ mười hai).
Ngoài ra, theo quan niệm văn hóa dân gian, tháng Chạp là tháng hay bị xui xẻo, là tháng có thể dễ mất mát tiền của, hay bị tai bay vạ gió. Chính vì vậy, nhiều người hao của vì những lý do không đâu.
Do đó, nhiều gia đình đã sắp xếp mâm cỗ cúng rằm tháng Chạp rất cẩn thận với hi vọng tai qua nạn khỏi, hết tai bay vạ gió.
Ngày rằm nói chung và ngày rằm tháng Chạp nói riêng còn được biết đến với tên gọi ngày Vọng. Đây là thời điểm có sự thông suốt của mặt trăng và mặt trời, điều đó có nghĩa con người và thần linh, tổ tiên tương thông với nhau, những lời cầu nguyện của con người sẽ dễ được đề đạt hơn.
Lễ cúng rằm tháng Chạp còn là cách để con người có thể đẩy lùi những thứ cũ kỹ sâu thẳm trong lòng. Tùy theo từng tập tục của mỗi địa phương mà lễ cúng rằm tháng Chạp lại có những quy định, thay đổi về thời gian khấn hay đồ lễ cúng khấn.
Gợi ý chuẩn bị mâm cỗ cúng ngày rằm tháng Chạp
Để chuẩn bị lễ cúng rằm tháng Chạp đầy đủ và tươm tất, gia chủ cần chú ý chuẩn bị những đồ lễ gồm hương, hoa tươi, trái cây, trầu cau, nước sạch, đèn nến, vàng mã, rư ợu, thuốc lá…
Gợi ý một mâm cơm cúng rằm trang trọng, đẹp mắt. Ảnh minh họa.
Đây là lễ chay cần có, các gia đình có thể chuẩn bị thêm lễ mặn tùy vào điều kiện kinh tế, nhưng thường sẽ có những món đặc trưng cho ngày Tết như gà luộc, xôi hoặc bánh chưng, giò chả, nem rán, thịt đông, canh miến, măng xào…
Văn khấn Thổ công cùng các vị chư thần
Nam mô A Di Đà Phật! (đọc 3 lần và sau cùng lạy 3 lạy)
Con lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.
Video đang HOT
Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu thổ chư vị Tôn thần.
Con kính lạy ngài Đông thần quân.
Con kính lạy ngài Bản gia thổ địa Long mạch.
Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Phúc đức tôn thần.
Con kính lạy ngài tiền hậu địa chủ tài thần.
Con kính lạy các Tôn thần cai quản trong khu vực này.
Tín chủ con là: …
Ở tại: …
Hôm nay, ngày … tháng … năm … , gặp tiết Rằm tháng Chạp, Tín chủ con thành tâm sắm lễ hương hoa, trà quả, kim ngân, thắp nén hương thơm, dâng lên trước án, thành tâm kính mời: ngài Kim niên đương cai Thái tuế chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng, chư vị Đại vương, ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, ngài Bản gia Thổ địa, Long mạch tôn thần, các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Phúc đức chính thần, các vị Tôn thần cai quản trong khu vực này.
Con cúi xin các giáng lâm trước án, chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con được cả nhà yên vui, công việc thuận lợi, tài lộc tăng tiến, tâm đạo được sáng suốt, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
Chúng con lễ bạc tâm thành, kính lễ trước án, cúi xin được các các Ngài phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật! (đọc 3 lần và sau cùng lạy 3 lạy).
Văn khấn cúng gia tiên
Nam mô A Di Đà Phật! (đọc 3 lần và sau cùng lạy 3 lạy)
Con lạy chín phương Trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.
Con kính lạy Hoàng thiên Hậu thổ chư vị Tôn thần.
Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.
Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ khảo, Tổ tỷ).
Tín chủ (chúng) con là: …
Ở tại: …
Hôm nay là ngày… tháng… năm, gặp tiết Rằm tháng Chạp. Tín chủ con thành tâm sắm lễ, hương, hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án, thành tâm kính mời các ngài: Bản cảnh Thành hoàng, chư vị Đại vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài thần, cúi xin các ngài giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.
Chúng con kính mời các cụ Tổ khảo, Tổ tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội, ngoại họ…, cúi xin thương xót con cháu linh thiêng hiện về, chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.
Tín chủ con lại kính mời chư vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ tại nhà này, đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, phù hộ cho chúng con gia đình hòa thuận, sức khỏe dồi dào, công việc phát tài, vạn sự tốt lành.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật! (đọc 3 lần và sau cùng lạy 3 lạy).
Rằm tháng Chạp còn được coi là lễ cúng tổng kết cho 1 năm, là bước chuẩn bị cho lễ cúng Giao thừa, đón Tết Nguyên Đán sắp về. Chính vì thế, lễ cúng Rằm tháng Chạp thường được chuẩn bị chỉn chu, tươm tất và nhiều nghi lễ, thủ tục hơn các lễ cúng rằm khác trong năm.
Tùy theo từng địa phương, từng gia đình mà phong tục này có phần khác biệt, nhưng về cơ bản vẫn giữ những nét chung trong nghi lễ cúng.
Khác biệt mâm cỗ Tết 3 miền
Hà Nội có thịt đông, Huế có thịt luộc tôm chua và các tỉnh miền Nam không thể thiếu thịt kho hột vịt trong ngày Tết.
Mâm cỗ ngày Tết tại các tỉnh thành Việt Nam mỗi nơi một nét, tùy văn hóa, địa lý hay ẩm thực của mỗi vùng miền. Khi đi du lịch vào dịp đầu năm, bạn có thể được thưởng thức, hiểu về văn hóa ẩm thực qua mâm cỗ tại từng địa phương.
Miền Bắc
Nghệ nhân ẩm thực Ánh Tuyết cho biết, mâm cỗ Tết truyền thống của người Hà Nội hay người miền Bắc nói chung thường có xôi gấc, bánh chưng, dưa hành muối, nem (chả giò), giò thủ và thịt đông. Các món ăn này được chọn vì người miền Bắc đón xuân vào thời tiết lạnh. Trong đó, thịt đông là món đặc trưng của mùa đông xuân mà các vùng miền khác thường không có.
Mỗi gia đình thường gia giảm thêm một số món như bóng bì xào thập cẩm, gà luộc, canh măng, miến xào mề gà... Bà Ánh Tuyết cũng cho biết, theo truyền thống, mâm cỗ xưa cần 4 bát, 4 đĩa. Những nhà khá giả hoặc làm quan thì làm 6 bát, 6 đĩa, thậm chí 8 bát, 8 đĩa.
Mâm cỗ Tết miền Bắc. Ảnh: Shutterstock
Miền Trung
Ở Huế các món ăn cho mâm cỗ Tất niên thường có tối thiểu 7 món. Người Huế vẫn nấu những món trong cuộc sống hằng ngày. Theo nghệ nhân ẩm thực Huế Mai Thị Trà, không tính gà luộc nguyên con, xôi, chè..., mâm cỗ thường gồm bánh chưng hoặc bánh tét, món hầm, thịt luộc tôm chua, tôm thịt rim, cá chiên, một món xào, dưa món. Bên cạnh đó, chả, nem chua, ram Huế, gỏi... cũng là một số món được ăn vào ngày Tết, tùy theo điều kiện của mỗi gia đình. Những món ăn này có trên mâm cỗ của người dân, còn yến tiệc đón năm mới của vua chúa triều Nguyễn sẽ đủ sơn hào hải vị, được chế biến cầu kỳ.
Nem công chả phượng là một món ăn biểu tượng của ẩm thực cung đình Huế. Ảnh: Bảo Ngân
Miền Nam
Những món không thể thiếu trong cỗ tết phương Nam là bánh tét, canh khổ qua nhồi thịt và thịt kho hột vịt. Đầu bếp Trần Ngọc Sang (TP HCM) lý giải, dân gian cho rằng ăn canh khổ qua để "cái khổ đi qua", xua tan điều không tốt trong năm cũ. Món thịt kho hột vịt với miếng thịt vuông, quả trứng tròn tượng trưng cho trời đất tròn vuông, năm mới trọn vẹn, đầy đủ. Ngoài ra, mỗi nhà lại biến tấu thêm các món ăn khác như gà xé phay, tôm khô củ kiệu... Tráng miệng có nhiều loại mứt trái cây và bánh kẹo ngọt như mứt dừa, me, mãng cầu...
Các món ăn ngày Tết miền Nam. Ảnh: Shutterstock
Để hành trình du lịch ý nghĩa hơn, du khách có thể vừa du xuân, vừa trải nghiệm ẩm thực đặc trưng ngày Tết của từng vùng miền. Thực đơn được chọn lọc, lồng ghép nhằm đem lại cho du khách trong chuyến du xuân đầu năm một cảm xúc thật đặc biệt. Đây chính là điểm nhấn mà Vietravel muốn đem đến cho du khách qua bộ sản phẩm "Mâm cỗ ngày xuân". Trước khi dùng bữa, du khách được nghe nghệ nhân ẩm thực hoặc đầu bếp giới thiệu về các món ăn, tìm hiểu sự khác biệt trong cách bày biện mâm cỗ của mỗi địa phương.
Khung giờ hoàng đạo cúng rằm tháng chạp 2021, gia chủ chớ bỏ qua Rằm tháng Chạp là dịp lễ vô cùng quan trọng trong năm. Gia chủ cần biết một số lưu ý để mọi việc diễn ra suôn sẻ. Cúng rằm tháng Chạp vào giờ nào tốt nhất? Rằm tháng Chạp năm Canh Tý (ngày 15 tháng Chạp) rơi vào ngày 27/1/2021 dương lịch, tức thứ Ba. Từ xưa đến nay, người ta không quá...