Gợi ý du lịch tại Bắc Kạn dịp 30/4
Bắc Kạn được thiên nhiên ưu đãi với nhiều danh thắng, từ hồ Ba Bể cho đến những cánh rừng nguyên sinh, nền văn hóa phong phú đậm bản sắc…
Đây là những điểm đến không thể bỏ qua đối với những người yêu thiên nhiên, đặc biệt là trong dịp Lễ 30/4 này với điểm nhấn là ‘Tuần Văn hóa- Du lịch” tỉnh Bắc Kạn.
“Tuần Văn hóa – Du lịch” tỉnh Bắc Kạn năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 27/4 đến ngày 03/5/2024, với chùm hoạt động về văn hóa, thể thao, du lịch và lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc Bắc Kạn.
Đến với Bắc Kạn dịp này, du khách sẽ được trải nghiệm những sản phẩm du lịch đặc trưng như: Màn trình diễn di sản văn hóa phi vật thể quốc gia múa Bát của người Tày với sự tham gia của 1.000 người, diễn ra ngay tại chương trình khai mạc; tham gia vào các môn thể thao dân tộc và trò chơi dân gian tại Khu di tích quốc gia đặc biệt An toàn khu Chợ Đồn; cùng nhau dạo bộ và chèo thuyền độc mộc, thuyền kayak tại danh thắng hồ Ba Bể và trải nghiệm không gian văn hóa lễ hội truyền thống “Chợ tình Xuân Dương” tại huyện Na Rì…
Sau đây là gợi ý cho chuyến hành trình của bạn tại Bắc Kạn trong dịp lễ này:
Ngày 01: tại Thành phố Bắc Kạn
Bắc Kạn – một thành phố đang trên đà phát triển, khí hậu trong lành, nơi con sông Cầu hiền hòa chảy qua. Từ thủ đô Hà Nội di chuyển đến đây bằng ô tô bạn chỉ mất khoảng 4h đồng hồ. Nếu xuất phát từ Hà Nội sớm, trên đường đi bạn có thể ghé vào Đền Thắm (thị trấn Đồng Tâm, huyện Chợ Mới) – đây là khu di tích lịch sử-văn hóa – danh lam thắng cảnh có bề dày lịch sử, được phật tử, Nhân dân và du khách thập phương ngưỡng mộ. Đền Thắm thờ nữ tướng tên Thắm, tương truyền là một cô gái miền sơn cước, giàu lòng nhân ái, một nữ tướng dũng cảm đứng lên chống giặc Cờ Đen.
Chùa Thạch Long cũng là một điểm đến tâm linh nên ghé thăm khi du lịch Bắc Kạn. Đây là ngôi chùa có lịch sử lâu đời, nằm hoàn toàn trong hang đá tự nhiên, tọa lạc ở xã Cao Kỳ, huyện Chợ Mới (trên cung đường di chuyển từ Thái Nguyên lên thành phố Bắc Kạn) và chỉ nằm cách mặt đường QL3 khoảng 400m. Tương truyền ngôi chùa có từ thời nhà Lý, trải qua nhiều thăng trầm theo lịch sử và tồn tại đến ngày nay. Do cấu tạo đặc biệt của chùa và là nơi kín đáo, nên triều đại nhà Lý đã lấy chùa làm pháo đài để đánh quân xâm lược. Trong cuộc chiến chống Pháp, chùa Thạch Long đã trở thành căn cứ cách mạng, được sử dụng làm nơi cất giữ vũ khí, đạn dược và trú ẩn của bộ đội ta. Bác Hồ cũng đã từng ghé thăm và nghỉ lại ở ngôi chùa này vào năm 1951.
Đêm 27/4 tại sân Nhà Văn hóa tỉnh Bắc Kạn sẽ có màn múa bát với sự tham gia của 1.000 diễn viên, nghệ nhân.
Vào đêm 27/4, tại sân Nhà Văn hóa tỉnh Bắc Kạn sẽ diễn ra Lễ khai mạc “Tuần Văn hóa – Du lịch” tỉnh Bắc Kạn với chương trình nghệ thuật chủ đề “Nơi đầu nguồn Sông Cầu” hứa hẹn sẽ mang đến những nét văn hóa, những hình ảnh đất và người Bắc Kạn trong công cuộc xây dựng và phát triển qua lời ca, điệu múa. Đặc biệt du khách sẽ được thưởng thức màn múa bát với sự biểu diễn của 1.000 diễn viên, nghệ nhân.
Ngày thứ 2: Check in một số điểm du lịch quanh thành phố Bắc Kạn- Di chuyển tới hồ Ba Bể
Nếu lựa chọn ở thành phố Bắc Kạn, du khách không nên bỏ qua điểm đến tâm linh Đền Cô nằm ngay giữa trung tâm thành phố Bắc Kạn, thuộc tổ 2, phường Phùng Chí Kiên; hồ sinh thái Nặm Cắt, thuộc xã Dương Quang, thành phố Bắc Kạn. Điểm du lịch cộng đồng Phiêng An và check in Lan Nhi Farm tại xã Quang Thuận, huyện Bạch Thông cách thành phố Bắc Kạn chưa đến 10km…
Video đang HOT
Hồ Ba Bể là một trong 20 hồ nước ngọt đặc biệt của thế giới cần được bảo vệ.
Đêm 28/4, cũng tại sân khấu Nhà Văn hóa tỉnh sẽ có chương trình biểu diễn nghệ thuật đặc sắc của Nhà hát kịch Việt Nam với sự tham gia của NSND Xuân Bắc và nhiều văn nghệ sĩ nổi tiếng khác. Bạn cũng đừng quên khám phá văn hóa ẩm thực của thành phố Bắc Kạn nhé.
Nếu lựa chọn di chuyển hồ Ba Bể thì bạn nên khởi hành sớm để có thể tận hưởng một ngày trọn vẹn tại các điểm du lịch lòng hồ Ba Bể như: Động Puông, đền An Mạ, đảo Bà Góa, Ao Tiên, thác Đầu Đẳng. Bạn có thể xuất phát ở bến Buốc Luốm (xã Khang Ninh, huyện Ba Bể), hoặc bến chính tại bờ hồ Ba Bể. Khám phá động Hua Mạ, động Thẳm Phầy và bản sắc văn hóa truyền thống của bà con dân tộc nơi đây tại các bản làng quanh khu vực bờ hồ, trải nghiệm chèo thuyền kayak, SUP, thuyền độc mộc… thưởng thức những món đặc sản vùng hồ Ba Bể như cá nướng, tôm nướng, rau rừng. Buổi tối tại các homestay khu vực bờ hồ sẽ có các đội văn nghệ sẵn sàng biểu diễn phục vụ du khách những điệu hát Then, đàn Tính, múa bát…
Ngày thứ 3: Du lịch về nguồn
Từ hồ Ba Bể bạn di chuyển theo hướng thị trấn Bằng Lũng, huyện Chợ Đồn, vùng đất ATK giàu truyền thống cách mạng, thăm các điểm di tích lịch sử, nơi Bác Hồ và các đồng chí lãnh đạo Đảng, các cơ quan Trung ương đã từng ở và làm việc như: Bản Ca, Nà Quân (xã Bình Trung); Nà Pậu, Khau Mạ (xã Lương Bằng)…
Không gian văn hóa ATK Chợ Đồn.
Trải nghiệm không gian văn hóa tại Chợ đêm ATK Chợ Đồn (diễn ra từ ngày 28 đến 30/4) với Hội thi thể thao truyền thống như tung còn, kéo co, đẩy gậy, bắn nỏ; các trò chơi dân gian như đi cà kheo, đánh cù; trải nghiệm trình diễn một số di sản văn hóa truyền thống các dân tộc trên địa bàn…
Ngày thứ 4: Phố cổ Yến Lạc, động Nàng Tiên
Từ Chợ Đồn di chuyển ra thành phố Bắc Kạn và vào Na Rì, vượt qua đèo Áng Toòng nên thơ du khách có thể trải nghiệm làng nghề làm miến dong tại xã Côn Minh, check in phố cổ Yến Lạc với những ngôi nhà gỗ nghiến. Đêm 30/4 trải nghiệm không gian văn hóa dân tộc Dao trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn và không gian ẩm thực, sản phẩm OCOP tại Chợ đêm Phố cổ. Sau khi khám phá động Nàng Tiên tại thị trấn Yến Lạc, các bạn di chuyển đến chợ tình Xuân Dương để hòa chung không khí ngày hội của nam, nữ thanh niên nơi đây, khám phá không gian hội trại thanh niên, không gian văn hóa, thưởng thức các tiết mục văn nghệ, thả đèn hoa đăng trên sông Bắc Sen vào đêm 01/5. Sáng 02/5, hòa mình vào không gian Văn hóa Chợ tình Xuân Dương, phiên chợ mỗi năm chỉ diễn ra một lần duy nhất để nghe những câu hát Sli ca ngợi về cuộc sống, những câu hát giao duyên của các chàng trai, cô gái hò hẹn nhau bên bờ sông Bắc Sen…
Hát giao duyên bên bờ sông Bắc Sen tại Chợ tình Xuân Dương, huyện Na Rì.
Với những điểm du lịch hấp dẫn, đặc sắc, nét đẹp riêng về cảnh quan thiên nhiên, con người và văn hóa, Bắc Kạn đang nỗ lực để nâng cao chất lượng các dịch vụ, xây dựng tỉnh trở thành điểm đến an toàn, thân thiện và hấp dẫn.
Chốn thiền tịnh đẹp như tranh
Huế có một nơi mà lần nào đến tôi cũng thở phào nhẹ nhõm bởi sau bao năm, chốn này vẫn chưa bị làn sóng khách du lịch làm ảnh hưởng.
Đó là thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã.
Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã là ngôi thiền viện thuộc thiền phái Trúc Lâm Yên Tử đầu tiên xây dựng ở miền Trung, khởi công từ năm 2006 và hoàn thành sau đó khoảng ba năm. Dù là một điểm đến đẹp, may mắn thay, dấu chân du khách vẫn chưa phá vỡ không gian tĩnh mịch nơi này.
Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã tọa lạc ở vị trí giao thông thuận lợi mà cũng rất tách biệt
Mái chùa thấp thoáng sau cánh rừng nguyên sinh
Khác với một số thiền viện Trúc Lâm khác, như Trúc Lâm Đà Lạt, Trúc Lâm Phương Nam vốn dễ tìm và thuận tiện giao thông, Trúc Lâm Bạch Mã nằm tách biệt mà nếu muốn ghé, du khách phải đi đò.
Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã tọa lạc dưới chân núi Bạch Mã, giữa lòng hồ Truồi thuộc xã Lộc Hòa, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Từ Quốc lộ 1, hướng từ Huế vào Đà Nẵng, đến xã Lộc Hòa, khi nhìn thấy tấm bảng chỉ dẫn bên đường, bạn rẽ trái vào con đường quê dẫn đến thiền viện. Tôi băng qua gần mười cây số làng mạc yên bình của miền quê để đến bến đò bên hồ Truồi.
Từ bến đò Truồi, bạn có thể nhìn bao quát toàn cảnh thiền viện xa xa. Dù chưa đặt chân đến, cảnh vật xung quanh cũng sẽ khiến bạn sững sờ vì vẻ đẹp thanh bình yên ả. Mái chùa lẩn khuất sau cánh rừng nguyên sinh, nằm xa xa giữa hồ nước trầm mặc soi bóng núi.
Chính sự tách biệt này khiến thiền viện vừa gần vừa xa. Gần vì chỉ cần đi đò máy 15 - 20 phút là tới; du khách đứng bên ni bờ ngó bên tê bờ đã thấy mái ngói thiền viện lấp ló giữa ngàn xanh. Xa vì muốn sang phải lụy đò - phải đúng giờ và đúng lúc có đò thì mới đi được. Thế nhưng cũng vì thế mà thiền viện tránh được lượng khách quá đông khuấy động chốn thanh tịnh, hạn chế và thanh lọc phần nào lượng khách vãng lai bất chợt.
Nhất là mùa này, khách không đông, bạn có đến thì nên kiên nhẫn đợi chuyến đò kế tiếp hoặc chịu khó đi tìm người lái đò đang quanh quẩn gần đấy. Nếu vội, bạn cứ buông tiếng gọi đò ơi, thể nào cũng có người đáp lời. Nhiều người thoáng nghe phải đi thêm chặng đò thường ái ngại. Tuy nhiên, đừng quá lo lắng vì dọc đường bạn sẽ mải miết ngắm nước hồ mang màu xanh ngọc bích, chiêm ngưỡng những cù lao nguyên sơ giữa hồ nước với những tượng Phật bằng đá sừng sững... Đò cập bến, bạn đi theo con dốc và tam cấp chừng 180 bậc thang khá dốc mới đến cổng tam quan của thiền viện.
Lắng nghe sự tĩnh lặng của thiên nhiên
Ở đây, kẻ khô khan đến đâu cũng có lúc cảm thấy lòng mình rung động. Lời giới thiệu của ông lái đò làm tôi ấn tượng mãi và mang theo lời nói ấy để kiểm tra lại cảm xúc của mình khi đến thiền viện.
Ấn tượng đặc biệt với tôi là những màu xanh - nền trời xanh, cây rừng xanh, núi rừng xanh và mặt hồ cũng xanh. Màu xanh ấy làm tôn lên mái ngói đỏ của các công trình kiến trúc. Chúng thấp thoáng trên các sườn núi và nổi bật nhờ nét cổ kính đượm màu huyền hoặc.
Trước thiền viện là hòn đảo nhỏ, nơi có Phật đài thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã. Trước đây khi chưa có cầu, công trình này rất tách biệt, bạn chỉ có thể sang đảo bằng thuyền. Khi con đò máy thong dong chạy giữa hồ, bạn sẽ có dịp ngắm pho tượng Phật Tổ Như Lai như thể đang ngồi trên các ngọn cây rừng mọc kín hòn đảo. Tượng Phật Tổ cao 24m, nặng 1.500 tấn, được làm bằng đá. Tạo tác mới mười mấy năm mà nắng gió rêu phong miền sơn cước đã kịp giúp pho tượng nhuốm màu thời gian, cứ như thể pho tượng đã tồn tại cả trăm năm, như thể không gian nhà Phật nơi này đã hiện diện từ xa xưa lắm.
Thiền viện nằm ở một thế đất rất đặc biệt của núi Bạch Mã, vốn được xem là một trong những vùng có khí hậu lý tưởng. Triền núi nơi thiền viện tọa lạc cao 1.450m, hiện lên giữa lòng hồ Truồi như một đóa hoa, gối đầu vào núi rừng Bạch Mã trải dài đến hút mắt, có "long chầu hổ cứ", có "thủy bảo sơn bao".
Thiền viện chỉ cách Biển Đông 5km đường chim bay nên khi đến đây, bạn có thể "thưởng thức" cả hai luồng gió của lục địa và Biển Đông. Nhiệt độ thường từ 19 - 210C nên bạn sẽ chẳng thấy nóng như khi còn ở ngoài Quốc lộ 1A.
Dạo hồ Truồi giữa chốn non xanh nước biếc
Đã đến thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã, bạn phải dành thời gian đi hồ Truồi. Hồ Truồi ở phía nam sông Hương, ngay dưới chân núi Bạch Mã, phong cảnh sơn thủy rất hữu tình mà chỉ cần đến bến đò, ngay chân đập Truồi, người ta đã có thể cảm nhận được và không thể không ồ lên vì choáng ngợp. Có bốn dòng suối nhỏ xinh chảy vào hồ: suối Vũng Thùng, suối Hợp Hai, suối Ba Trại, suối Ông Viên.
Nếu không có con đập Truồi, hẳn bạn sẽ không nghĩ đây là công trình thủy lợi đầu tiên và lớn nhất của tỉnh Thừa Thiên - Huế. Hồ được xây dựng vào năm 1996 với tổng diện tích gần 400ha, dung tích lên đến 60 triệu mét khối và có đập ngăn nước cao 50m. Khi ấy, hồ có nhiệm vụ quan trọng trong việc cung cấp nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp cho nhiều địa phương. Hiện tại, nhiệm vụ đó vẫn tiếp tục; khác chăng vài năm gần đây, hồ được cộng đồng du lịch biết đến nhiều hơn vì phong cảnh vô cùng hữu tình.
Lần nào tới đây, tôi cũng thấy phía dãy Bạch Mã quanh năm chìm trong mây trắng, soi chiếu trên mặt hồ mơ màng. Mây ở đây nhiều lắm - khi trầm mặc lững lờ, khi lại bồng bềnh, khi thong dong tự tại. Mây bay là đà quấn quanh các ngọn núi, mây soi bóng mặt hồ tĩnh lặng. Những con đò đi trên mặt nước mà như thể lướt trong mây.
Từ nơi này, bạn có thể thong dong ngắm những con đò chậm rãi lướt trên mặt nước lặng như tờ, tạo thành những vệt sóng lan dần như thêm chút động cho bức tranh thủy mặc tĩnh mịch.
Lần nào đến, tôi cũng có thú vui ném một hòn sỏi cho nó lướt đi từng chặng trên mặt nước, để thấy từng vòng sóng nhỏ lan ra thật nhẹ trên mặt gương hồ tĩnh lặng quanh năm.
Để đến thiền viện Trúc Lâm, bạn có thể theo hướng từ Đà Nẵng ra (cách Đà Nẵng khoảng 90km) hay từ Huế vào (chưa đầy 30km tính từ trung tâm thành phố Huế). Bạn có thể thuê thuyền máy để đi dạo một vòng hồ Truồi. Một tour du ngoạn hồ Truồi có giá khoảng 300.000 - 350.000 đồng/chuyến và chở tối đa 12 khách. Giá đò ngang khứ hồi đến thiền viện trung bình 75.000 đồng/người (nếu đò chở 4 người). Nếu ít người quá, bạn phải chịu khó thương lượng giá cả để có thể đi đò.
Hầu hết người lái thuyền đều là người dân địa phương, am hiểu địa lý và lịch sử nơi này nên bạn có thể nhờ họ làm "hướng dẫn viên du lịch" và phó nháy không chuyên.
Lạc lối giữa rừng già siêu đẹp trên đỉnh Sa Mu - U Bò Miên man những cánh rừng nguyên sinh kéo dài như vô tận với nhiều không gian đẹp siêu thực, Sa Mu - U Bò với độ khó vừa phải đang là điểm leo núi hot nhất Tây Bắc đầu năm 2024. Xuất phát từ Hà Nội lúc 21h tối, đoàn chinh phục đỉnh Sa Mu - U Bò chúng tôi tới homestay ở...