Gợi ý đi đâu chơi cho ‘bõ’ kỳ nghỉ lễ dài ngày dịp 30/4
Mách nhỏ bạn những điểm đến lý tưởng ở miền Bắc, vừa giải trí vừa ‘trốn nóng’ hiệu quả vào dịp Lễ 30/4 – 1/5 sắp tới.
Hạ Long tưng bừng khai hội hè với Lễ hội Rồng
Từ khoảng cuối tháng 4, Hạ Long bước vào mùa hè. Đây cũng là thời điểm mà thành phố biển trở nên sôi động hơn bao giờ hết với lượng du khách lớn đổ về tắm biển, ngắm vịnh và giải trí.
Di chuyển đến Hạ Long hiện nay rất đơn giản. Nếu xuất phát từ các tỉnh phía Bắc, du khách có thể dễ dàng đến đây nhờ ba tuyến cao tốc là Hà Nội – Hải Phòng, Hải Phòng – Hạ Long và Hạ Long – Vân Đồn với thời gian chỉ khoảng 2,5 tiếng.
Trong khi đó, những du khách từ các tỉnh miền Trung và miền Nam có thể lựa chọn các chuyến bay tới Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn.
Hiện nay ngày càng nhiều hãng hàng không nội địa khai thác tuyến đường bay thẳng đến đây. Nhờ vậy mà du khách có nhiều sự lựa chọn hơn, về cả chất lượng dịch vụ và mức giá vé.
Sun World Ha Long sẽ tổ chức Lễ hội Rồng vào dịp Lễ 30/4.
Đến với Hạ Long dịp này, ngoài tham quan vịnh và tắm biển, du khách có cả một thế giới giải trí sôi động đang “vẫy gọi” tại Sun World Ha Long. Điểm nhấn trong chuỗi hoạt động chào hè và Tết độc lập của khu du lịch năm nay là Lễ hội Rồng.
Dự kiến từ ngày 27/4 đến 1/5, những ai là “fan cứng” của loài Rồng sẽ có cơ hội lạc vào thế giới đầy màu sắc và kỳ thú do Sun World Ha Long kỳ công dựng lên tại Công viên Rồng.
Không chỉ check-in “mệt nghỉ” với những tiểu cảnh, đại cảnh tạo hình Rồng dễ thương hay “lạc lối” trong Vườn Rồng kỳ bí, du khách đến công viên dịp này còn được xem Liên hoan thi đấu Lân Sư Rồng cúp Sun World Ha Long quy tụ 10 đội lân sư rồng mạnh nhất Việt Nam với 3 nội dung thi đấu là Mai Hoa Thung, Lân Địa Bửu và Múa Rồng hay chu du vào không gian tựa Công viên kỷ Jura tại Dino Show – nơi các bạn nhỏ sẽ có cơ hội làm quen, giao lưu cùng những người bạn khủng long của thời kì cổ đại.
Để tiếp thêm năng lượng cho ngày chơi dài, khu du lịch còn thết đãi du khách bằng không gian ẩm thực độc đáo với nhiều món đồ ngọt và thức uống hấp dẫn lấy cảm hứng từ hình tượng Rồng.
Video đang HOT
Công viên nước Lốc Xoáy là điểm “giải nhiệt” yêu thích của nhiều du khách.
Cùng với Công viên Rồng, Công viên nước Lốc Xoáy ngay kế bên cũng hứa hẹn thu hút du khách không kém, khi được xem là một trong những điểm “giải nhiệt” yêu thích tại thành phố di sản.
Với 12 trò chơi nước, 29 làn trượt hấp dẫn dành cho mọi lứa tuổi, công viên hứa hẹn mang lại cho du khách nhiều phút giây ‘xả stress’ ngập tràn hứng khởi.
Sa Pa “khoe sắc” trong Lễ hội hoa hồng Fansipan
Cuối tháng 4, đầu tháng 5 hàng năm, hoa hồng leo ở Sa Pa bước sang mùa đẹp nhất. Hoa nở thành từng chùm lớn với sắc hồng, đỏ rực, phủ một lớp áo đậm chất thơ và tình cho thị trấn trong sương.
Một trong những điểm ngắm hoa hồng đẹp nhất Sa Pa không thể không kể đến thung lũng hoa hồng Fansipan nằm trong khu du lịch Sun World Fansipan Legend, rộng tới hơn 50.000 mét vuông, quy tụ khoảng 300.000 gốc hồng thuộc 150 giống hoa hồng, từ hồng leo, hồng cổ Sa Pa đến hồng nhập ngoại như Monileux, Society, Abraham, Catalina…
Lễ hội hoa hồng Fansipan sẽ khai mạc vào ngày 27/4.
Cứ đến độ hoa nở đẹp nhất là nơi đây lại diễn ra Lễ hội hoa hồng thu hút hàng chục nghìn du khách đổ về. Năm nay, lễ hội sẽ diễn ra từ 27/4 đến 30/6, khai mạc ngay trước thềm nghỉ Lễ 30/4 -1/5, để du khách có dịp trải nghiệm vườn hồng lớn và đặc sắc bậc nhất Việt Nam.
Không chỉ được check in với nhiều tiểu, đại cảnh lạ mắt kết từ hoa hồng, năm nay du khách còn được chứng kiến màn diễu hành kết hợp với phần trình diễn tái hiện nét văn hóa đặc sắc của người Tây Bắc như lễ cưới của các dân tộc tại Sa Pa, hứa hẹn mang đến màn rước dâu hoành tráng nhất Tây Bắc.
Hoa đỗ quyên nở rộ trên đỉnh Fansipan.
Ngoài hoa hồng, dịp này đến Fansipan du khách còn được ngắm mùa hoa đỗ quyên đang bung nở đẹp nhất và tham gia vào lễ Thượng cờ trang nghiêm mà khu du lịch dành riêng cho du khách vào mỗi dịp lễ đặc biệt.
Chào đón hè và dịp Lễ lớn, Sun World Fansipan Legend đang dành ưu đãi giá vé cáp treo khám phá đỉnh Fansipan cho nhóm học sinh, sinh viên trên cả nước chỉ với 400.000 đồng/người.
Sầm Sơn tưng bừng pháo hoa khai màn mùa du lịch biển
Lễ hội biển Sầm Sơn 2024 sẽ diễn ra tối 27/4 với màn bắn pháo hoa cuối chương trình.
Dịp Lễ 30/4, Sầm Sơn sẽ là điểm đến sôi động hàng đầu miền Bắc, với chuỗi sự kiện quy mô, hoành tráng.
Nổi bật nhất là sự kiện khai mạc Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn 2024 với chủ đề “Sầm Sơn rực rỡ sắc màu”, sẽ diễn ra tối 27/4, tại Quảng trường biển Sầm Sơn.
Cũng trong chương trình khai mạc, Quảng trường biển, trục cảnh quan Lễ hội Thành phố Sầm Sơn – công trình do Sun Group đầu tư xây dựng cũng chính thức được khánh thành và đi vào hoạt động.
Cuối chương trình sẽ có màn bắn pháo hoa tầm thấp thắp sáng không gian Quảng trường biển cùng trục cảnh quan lễ hội, hứa hẹn mang đến cảm xúc đặc biệt cho người dân và du khách, đồng thời mở đầu một mùa hè sôi động cho thành phố biển.
Quảng trường biển cùng trục cảnh quan lễ hội hứa hẹn là tâm điểm thu hút du khách tới Sầm Sơn hè này.
Du khách đến với Sầm Sơn mùa hè năm nay, ngoài tắm biển, sẽ có thêm nhiều trải nghiệm về đêm hấp dẫn ngay tại Quảng trường, với show trình diễn nhạc nước đẳng cấp kết hợp tinh tế giữa âm nhạc và ánh sáng, sử dụng công nghệ phun nước của Đức với 300 vòi phun; màn bắn pháo hoa mãn nhãn hàng tuần cùng chuỗi gian hàng kinh doanh mua sắm trưng bày hấp dẫn…
Trải nghiệm vui chơi tại thành phố biển sẽ còn kéo dài khi vào cuối tháng 5, tổ hợp Sun World Sầm Sơn – quần thể công viên vui chơi giải trí ngoài trời có quy mô đầu tư và diện tích lớn hàng đầu miền Bắc do Sun Group đầu tư xây dựng dự kiến đi vào hoạt động, góp phần kiến tạo điểm nhấn du lịch đột phá và nối dài hành trình trải nghiệm của mỗi du khách khi đến với Sầm Sơn, Thanh Hóa.
Bí ẩn tháp Bà Ponagar Nha Trang
Đến thành phố biển Nha Trang, bạn không thể không đến thăm khu Tháp Bà Ponagar - một trong những di tích lịch sử và văn hoá (đã được nhà nước xếp hạng) nổi tiếng nơi đây.
Kiến trúc tuyệt mỹ
Tháp Bà Ponagar có lối kiến trúc độc đáo và gần như còn nguyên vẹn qua dòng thời gian.
Cách trung tâm thành phố khoảng 2 km về phía bắc, tháp được xây dựng trên một khoảng đất khá bằng phẳng, rộng rãi của một quả đồi đá hoa cương, cao trên 10m so với mặt nước biển, tọa lạc bên bờ sông Cái, đường 2 Tháng 4, Nha Trang.
Tổng thể kiến trúc của tháp Bà Ponagar gồm có 3 tầng. Tầng thấp: Ngang mặt đất bằng là ngôi tháp cổng mà nay không còn nữa. Từ đấy có những bậc thang bằng đá dẫn lên tầng giữa, nơi hiện chỉ còn hai dãy cột chính bằng gạch hình bát giác, mỗi bên 5 cột có đường kính hơn 1 mét và cao hơn 3 mét. Ở hai bên các dãy cột lớn có 12 cột nhỏ và thấp hơn, tất cả lại nằm trên một nền bằng gạch cao hơn 1 mét. Tầng trên cùng là nơi các tháp được xây dựng, ngay trước mặt ngôi tháp chính. Tháp Bà Ponagar dùng để chỉ chung quần thể đền tháp này nhưng thực ra nó chỉ là tên gọi của ngọn tháp lớn nhất, cao khoảng 23m.
Cụm tháp Ponagar |
|
Dãy cột bình đài phía trước cụm tháp |
Tháp Bà Ponagar là công trình tiêu biểu cho nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc dân tộc Chăm. Kỹ thuật xây dựng giai đoạn từ thế kỷ thứ VIII đến XIII cho đến nay vẫn là điều bí ẩn dù nhiều nhà nghiên cứu đã vào cuộc, nhiều công trình khoa học đã được thực hiện. Người ta vẫn chưa hiểu được người Chăm đã làm cách nào để những viên gạch với kích cỡ 20x20cm cứ chồng khít lên nhau mà không cần bất kỳ một chất kết dính nào. Đó là nét độc đáo khiến du khách thêm phần yêu thích ngôi đền tháp này.
Về kỹ thuật, tất cả tháp này được xây bằng gạch và trang trí nghệ thuật bằng các chất liệu đá - gốm, nội dung thể hiện cũng gắn liền với các vị thần được thờ ở đây. Các tác phẩm điêu khắc bằng đá thể hiện các chủ đề khác nhau theo tôn giáo Bà-la-môn, như các pho tượng tròn (hiện đang trưng bày tại Viện Bảo tàng tỉnh Khánh Hòa) gắn liền với khu đền tháp tạo thành mảng kiến trúc nghệ thuật tuyệt mỹ...
Tượng thờ Ponaga Kauthara |
Đắm say lòng người
Vào những ngày lễ vía Bà hàng năm (từ 20 đến 23 tháng 3 âm lịch) tháp Bà Ponagar đón hàng vạn khách du lich hành hương cũng như người dân trong vùng về dự lễ hội. Cũng như nhiều lễ hội khác của người Việt, trong những ngày vía Bà ở tháp Bà, xen kẽ giữa các lễ chính là những hoạt động tôn giáo và tín ngưỡng dân gian, như đọc kinh cầu an của các nhà sư, tục xin xăm Bà của những người dân; là những cuộc trình diễn múa lân, biểu diễn hát bội... Đặc biệt là hoạt động lễ thức mà người Chăm xưa đã để lại cho tháp Bà.
Lễ hội Tháp Bà |
Múa Aspara |
Một trong những di sản độc đáo nhất trong lễ hội vía Bà ở tháp Bà là múa bóng. Tại tháp Bà có một đội múa với những diễn viên là người dân tộc Chăm, họ vui vẻ phục vụ khách du lịch và cũng sẵn lòng múa theo yêu cầu của du khách mà không lấy phí. Những bài múa nổi tiếng của dân tộc Chăm như Apsara, bến nước tình yêu, tình làng giềng... cùng tiếng khèn Saranai, trống ghi-năng vui nhộn làm say đắm bao lòng người du khách. Khi vũ công cùng dàn nhạc nhịp bước theo điệu nhảy cũng là lúc những du khách cũng lắc lư theo điệu múa, tiếng nhạc.
Phiêu bồng trên đỉnh Hòn Bà Hòn Bà chưa được nhiều người biết đến, người biết rồi thì ví Hòn Bà giống như một nàng tiên ngủ trong rừng núi quanh năm mây phủ. Nằm gần Nha Trang nóng ấm, nhưng Hòn Bà mát mẻ quanh năm, nên người ta gọi Hòn Bà là "Đà Lạt của thành phố biển". Đường lên Hòn Bà Hòn Bà nằm ở phía...