Gợi ý chống nóng cho ôtô trong những ngày nắng gắt
Nhiệt độ cao và ánh nắng mạnh vào ban ngày là những đặc điểm rõ ràng của mùa hè; tuy nhiên, điều này rất có hại cho xe. Do đó, cần tìm cách chống nắng cho chiếc xe thân yêu của mình để tránh những rủi ro đáng tiếc.
Cách chống nóng cho ôtô khi đỗ xe trong những ngày nắng nóng
Với mức nhiệt độ những ngày tới cao đến hơn 40 độ C, những chiếc ôtô có thể phải hứng rất nhiều ánh nắng và nhiệt độ cao khi để ngoài trời. Điều đó không chỉ khiến những hành khách khó chịu khi ngồi trong xe mà còn có thể làm hỏng sơn, vỏ và các bộ phận. Do đó, việc chống nóng cho ôtô trong những ngày nắng này thực sự rất cần thiết; tuy nhiên, cần phải làm điều đó đúng cách.
Theo kỹ thuật viên của Honda Việt Nam và GM Việt Nam, 3 cách chống nóng hiệu quả cho xe trong những ngày hè nắng nóng bao gồm dán phim cách nhiệt chính hãng, đảm bảo chất lượng; để xe nơi râm mát và che chắn bằng các dụng cụ chắn nắng chuyên dụng.
Cách đầu tiên và tốt nhất được các kỹ thuật viên đưa ra đó là “tìm một nơi có bóng mát để dừng đỗ xe”, “tốt nhất là đỗ dưới bóng cây”, việc này giúp xe tránh ánh nắng tốt và giúp xe mát tự nhiên. Hoặc có thể tìm các hầm giữ xe để gửi, giúp tránh được cả ánh sáng và nhiệt độ cao.
Cách thứ hai, dán phim cách nhiệt cho ôtô, và cần chú ý đến cửa kính vì đây là bộ phận nhận nhiều ánh sáng cũng như nhiệt độ nhất từ bên ngoài. Tuy nhiên, cần chọn đúng sản phẩm tốt vì hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại phim cách nhiệt từ rẻ đến đắt. Chính vì vậy, cách tốt nhất là tìm những tấm phim chính hãng.
Dán phim cách nhiệt cho cửa kính.
Video đang HOT
Theo kỹ thuật viên của GM, phim cách nhiệt, đặc biệt là phim cho cửa kính loại tốt có thể giúp “cân bằng nhiệt độ bên trong xe và ngoài trời, giảm tia cực tím (UV)” giúp bảo vệ da người và nội thất kể cả khi đang đi trên đường. Quy trình dán phim cách nhiệt không quá phức tạp nhưng cần chú ý loại bỏ hết bụi bẩn trên bề mặt trước khi dán.
Cách cuối cùng cũng khá thông dụng hiện nay: dùng bạt phủ nhôm phản quang hoặc dùng ô che nắng chuyên dụng cho ôtô. Việc này cần dùng tay chân khá nhiều và tốn kha khá thời gian ( khoảng 2-3 phút) cho mỗi lần dừng đỗ xe; do đó, người dùng thường không ưu tiên sử dụng cách này khi dừng đỗ xe trong gian ngắn hoặc khi đang vội.
Hiện nay, nhiều lái xe chọn ô che nắng cho những chiếc xe của mình.
Tuy nhiên, cũng có vấn đề khá lớn của cách này, đó là khi có gió lớn hoặc bão, nhiều khả năng những vật dụng che nắng cho ôtô này có thể bị thổi bay. Ngoài ra, hiện nay rất nhiều người đang dùng ô che nắng cho xe, cần chú ý dỡ bỏ ô trước khi chạy xe. Vì nếu giữ nguyên ô trên nóc xe khi chạy sẽ khiến “tăng độ cản gió, khiến tốn xăng hơn và đi chậm hơn”, và sẽ “bay ra va vào các phương tiện xung quanh gây nguy hiểm”.
Đối với những người có điều kiện, nên “cài thêm bộ khởi động xe từ xa” hoặc mua các xe có trang bị tính năng khởi động từ xa để “đề nổ trước 5 phút” bật điều hòa “làm mát bên trong trước khi bước vào”. Hoặc nếu không, “có thể mở cửa kính ra chờ một lúc để không khí nóng bên trong xe bay ra bên ngoài”, sau đó “đợi vài phút nổ máy và bật điều hòa” rồi mới vào xe, như thế sẽ mát hơn.
Các chú ý chống nóng cho ôtô trong trời nắng?
Thời tiết mùa hè luôn mang đến sự khó chịu không chỉ cho con người mà còn ảnh hưởng rất nhiều đến chiếc ôtô yêu quý. Vậy cần chú ý điều gì để chống nóng hiệu quả trong trời nắng oi bức này?
Những ngày nắng gắt với mức nhiệt lên tới 40 độ C đã báo hiệu mùa hè chính thức đến. Với nhiều người, đây có thể là dịp để đi chơi, du lịch đến một số địa điểm nghỉ dưỡng; nhưng với chiếc ôtô, đây quả là cực hình đặc biết nếu dừng đỗ xe dưới trời nắng nóng. Thậm chí, vào trưa nay (ngày 19/5), đã xảy ra vụ việc chiếc xe Honda CR-V bỗng nhiên bốc cháy tại thành phố Nam Định.
Theo các nghiên cứu, khoang cabin ôtô hoàn toàn có thể tăng lên mức 60 hoặc 70 độ C khi bên ngoài đạt 35 đến 40 độ C. Điều này sẽ khiến các vật dụng như: Bình cứu hỏa, bật lửa, lon nước ngọt có ga,... đều có nguy cơ phát nổ do hơi nóng làm tăng áp suất các chất lỏng khiến chúng nổ tung. Vì vậy, việc chống nóng và bảo vệ nội thất bên trong xe cực kỳ quan trọng, vừa giúp hành khách thoải mái mà cũng cũng tăng độ an toàn.
1. Kiểm tra dầu máy và nước làm mát
Đây là quy trình giúp bảo vệ máy móc và các thiết bị trên xe, tránh việc gặp sự cố khi dừng đỗ xe hay vận hành dưới tiết trời nóng bức. Hãy chắc chắn dầu máy vẫn còn tốt, điều này được nhiều người xác định qua số km đi được,sau khoảng 5.000 km đến 10.000 km phải thay dầu nhưng cũng có thể sẽ phải thực hiện điều đó sớm hơn nếu xe thường xuyên hoạt động ở cường độ cao. Các loại nước làm mát thường có tuổi thọ sử dụng lâu hơn, lên tới vài chục nghìn km, nhưng cũng cần phải châm thêm nước làm mát nếu thấy lượng nước xuống dưới mức quy định.
2. Kiểm tra và điều chỉnh điều hòa hợp lý
Trong tiết trời nóng bức, điều hòa gần như một trang bị thiết yếu và không thể thiếu trên xe. Do đó, chủ xe cần phải kiểm tra xem hệ thống này xem có còn hoạt động tốt hay không, nếu làm mát kém, hãy đưa xe đi bảo dưỡng riêng bộ phận này tại một số garage chuyên về vấn đề này. Và khi đỗ xe lâu dưới trời nắng, tài xế nên mở cửa một lúc trước khi bước vào, để không khí nóng thoát ra ngoài trung hòa với nhiệt đô bên ngoài; rồi sau đó mới bước vào, bật điều hòa và chỉnh sang chế độ lấy gió ngoài trước rồi khi đủ mát sẽ chuyển sang lấy gió trong. Đối với những ôtô có trang bị tính năng khởi động từ xa, hãy tận dụng để đề nổ và bật điều hòa làm mát bên trong trước khi bước vào.
3. Dán phim cách nhiệt cho cửa kính
Cửa kính là bộ phận nhận nhiều ánh sáng cũng như nhiệt độ nhất từ bên ngoài; vì vậy, việc dán phim cách nhiệt rất cần thiết. Điều này sẽ giúp cân bằng nhiệt độ bên trong xe và ngoài trời, giảm tia cực tím (UV) giúp bảo vệ da người và nội thất xe. Tuy nhiên, trên thị trường có rất nhiều loại phim cách nhiệt từ rẻ đến đắt, nên người dùng cần chọn đúng sản phẩm tốt để có tác dụng bảo vệ xứng đáng với mức tiền bỏ ra.
4. Dùng các tấm che nắng phản quang hoặc ô chuyên dụng
Nếu không dán phim cách nhiệt, các tài xế có thể sử dụng các tấm che nắng phản quang đặt bên ngoài các cửa kính, hoặc mua một chiếc ô chuyên dụng có thể mở ra và gập lại để trên nóc, và việc này chỉ thực hiện khi xe đang dừng đỗ. Cách này giúp tiết kiệm khá nhiều tiền nhưng có một số nhược điểm nếu nếu gió lớn hoặc bão, nhiều khả năng những vật dụng che nắng cho ôtô này có thể bị thổi bay.
5. Đỗ xe ở những chỗ mát
Đây là cách dễ dàng và tốt nhất nếu cần dừng xe trong thời gian dài. Hãy tìm nơi có bóng mát như dưới bóng cây hoặc hầm giữ xe, việc này giúp xe tránh ánh nắng tốt và làm mát tự nhiên. Tuy nhiên, nếu xảy ra gió to và bão lớn khiến cây đổ, xe cũng sẽ bị thiệt hại nặng nề.
4 mẹo giúp 'hạ nhiệt' khoang nội thất ô tô mùa nắng nóng Dùng tấm che nắng, dán phim cách nhiệt kết hợp việc đóng mở cửa xe... sẽ góp phần làm hạ nhiệt nhanh cho khoang nội thất ô tô vào những ngày thời tiết nắng nóng. Để tạo cảm giác không ảnh hưởng đến sức khỏe... khoang nội thất cần được làm mát giữa thời tiết nắng nóng Một số tỉnh, thành trên cả...