Gợi ý các bà nội trợ 5 mẹo vệ sinh nhà bếp “kiểu mới” giúp không gian sạch sẽ và ngăn nắp trông thấy
Thay vì bỏ hàng giờ đồng hồ dọn dẹp nhà bếp thì chỉ với 5 mẹo dưới đây sẽ giúp các bà nội trợ sở hữu không gian gọn, sạch ngay tức thì.
Nếu gia đình bạn có tần suất sử dụng phòng bếp cao, nhiều người cùng sinh hoạt trong ngày thì chắc chắn không gian này luôn trong tình trạng bẩn và bừa bộn.
Vì mỗi ngày bạn sẽ cần chuẩn bị ít nhất là hai bữa ăn, với khá nhiều món và cả gia vị. Chưa kể, việc nấu ăn, dọn dẹp rồi lại nấu ăn diễn ra liên tục sẽ khiến căn bếp càng bẩn và bám dầu mỡ hơn.
Để giúp căn bếp nhà bạn sạch sẽ và gọn gàng sau mỗi bữa ăn, hãy tham khảo 5 mẹo đơn giản sau.
1. Thay vì rửa bát cuối ngày hãy làm nó sau mỗi bữa ăn
Điều này có vẻ khó thực hiện với những ai quen chất đống bát đũa trong bồn rửa đợi tới cuối ngày. Tuy nhiên, hãy tập dần thói quen này. Nếu buổi sáng gia đình bạn chỉ có bữa ăn đơn giản với một cái bát hoặc một chiếc cốc, chiếc nồi thì cũng hãy xách tay lên và làm sạch nó.
Hàng đống nồi, đĩa của bạn từ bữa ăn, cho tới đồ ăn nhẹ và các món sinh tố, salad vẫn còn chất đống ở bồn rửa sẽ khiến cho công việc nấu bữa tối trở nên khó khăn. Và càng khiến việc duy trì thói quen làm sạch nhà bếp thêm hỗn độn.
Để bát đĩa bẩn trong bồn rửa liên tục sẽ là một vấn đề lớn không chỉ với phòng bếp của bạn mà còn với cả sức khỏe của các thành viên trong gia đình. Chưa kể vấn đề rác thải còn tồn lại trong bồn rửa, ruồi muỗi phát sinh.
Để chăm sóc cho bản thân và nhà bếp của bạn sạch sẽ trong tương lai, hãy cố gắng giải quyết các món ăn và bát đĩa bẩn ngay lập tức. Một chút bát đĩa rửa ngay sẽ nhẹ nhàng hơn rất nhiều với đống bát đĩa được tích lũy tới cuối ngày. Hãy thảo luận điều này với các thành viên khác trong nhà và cùng nhau thực hiện nghiêm túc.
2. Lựa chọn khung giờ và chạy máy rửa bát dù bát đĩa ít hay nhiều
Nếu cuối tuần lịch rửa bát của bạn thường bị ngắt quãng bởi những bữa ăn ngoài trời có khách ghé thăm do chiếc máy rửa bát của bạn bị quá tải. Thậm chí nhiều người chỉ sử dụng khi chiếc máy rửa bát đã đầy bát đĩa bên trong.
Thay vì để tắc nghẽn bát đĩa bẩn bên trong máy rửa chén hoặc chạy nó vào thời điểm bất tiện, hãy tạo thói quen sử dụng máy rửa bát vào một khung giờ cố định mỗi ngày.
Bạn có thể bật máy rửa chén sau mỗi bữa tối hoặc sau khi dọn dẹp bữa sáng. Tương tự như vậy, bạn cũng nên tập thói quen làm sạch máy rửa chén thường xuyên. Bằng cách này, chiếc máy sẽ luôn sẵn sàng để làm sạch bát đĩa và là nơi lưu trữ an toàn sau mỗi lần cọ rửa.
3. Hãy rửa nồi và chảo trước tiên
Video đang HOT
Nếu như trước đây bạn có thói quen ngâm nồi và chảo trong nhiều giờ, phương pháp này khiến những chiếc chảo chiếm dụng quá lâu trong bồn rửa. Chỉ bằng cách thay đổi là rửa những cái nồi và chảo nặng nề đó trước, bạn sẽ khiến chúng biến mất khỏi bồn rửa để làm việc với các loại bát đĩa còn lại.
Bằng cách này, bạn cũng đã đảm bảo rằng chúng luôn sạch sẽ và sẵn sàng cho lần sử dụng tiếp theo. Chỉ cần nhấc chúng ra từ giá hoặc kệ lưu trữ mà thôi.
4. Làm sạch cống thoát nước ở bồn rửa mỗi khi xong việc
Có lẽ bạn đã quen với việc vệ sinh cống thoát nước của bồn rửa khi nó bị tắc hoặc đầy cặn bẩn rồi tràn ra ngoài. Nhưng cách vệ sinh này là hoàn toàn sai lầm đấy. Những loại thức ăn thừa bám ở cống thoát nước có thể khiến bồn rửa trông mất vệ sinh và bốc mùi hôi hám.
Thay vì chờ cống thoát đầy vào cuối ngày hoặc sáng ngày hôm sau, bạn có thể dọn dẹp nó từ trước đó. Hãy chuyển thói quen dọn sạch cống thoát nước ở bồn rửa trong bước dọn dẹp của mình để nhà bếp lúc nào cũng sạch sẽ.
5. Tăng lưu trữ cho kệ bếp
Để nhà bếp luôn sạch sẽ và gọn gàng, bạn có thể thêm một kệ lư trữ bằng nhựa nhỏ vào vị trí gần bồn rửa. Nó có thể là nơi cho mọi người đặt đĩa, đồ dùng cá nhân như cốc của họ sau khi sử dụng và được vệ sinh sạch sẽ.
Kệ lưu trữ này sẽ giúp làm khô và giữ đồ đạc đúng vị trí cho lần sử dụng tiếp theo. Ngoài ra, nó còn giúp tăng gấp đôi không gian lưu trữ cho bồn rửa của bạn và cũng dễ di chuyển nếu như bạn cảm thấy vướng víu khi nấu ăn.
Ngắm không gian đi thuê 25m của cô sinh viên tự lên ý tưởng cải tạo và decor lại với chi phí 10 triệu đồng
Đây là lần đầu tiên Diệp Anh thử sức mình với việc cải tạo lại toàn bộ không gian sống. Với chi phí bỏ ra vào khoảng 10 triệu, cô gái trẻ cảm thấy lạc quan hơn nhờ được sống trong không gian tuyệt vời như ý thích.
Với Diệp Anh (20 tuổi, sống tại Hà Nội) hiện đang học thiết kế đồ hoạ thì việc decor và trang trí nhà cũng là một trong những sở thích của bản thân.
Trước giờ dù ở nhà hay ở trọ, Diệp Anh đều sửa sang đôi chút cho không gian nơi ở thú vị hơn. Nhưng để gọi là cải tạo cả căn phòng thì đấy là lần đầu tiên Diệp Anh thử sức.
Diệp Anh đã ấp ủ ý định tự thiết kế cũng khá lâu rồi và gần đây mới có đủ điều kiện để bắt tay vào thực hiện dự án "nho nhỏ của riêng mình". Diệp Anh chia sẻ, khi tới xem phòng cả không gian chỉ có phòng WC, điều hoà và kệ bếp. Phần cửa sổ còn chưa gỡ cả bọc giấy.
Diệp Anh (20 tuổi) hiện hiện đang học thiết kế đồ hoạ và màn cải tạo lại không gian sống tài tình.
Phòng của Diệp Anh có tổng diện tích là khoảng 25m, trừ đi WC và ban công thì còn khoảng 19-20m. Ngoài ra còn có thêm gác lửng 1m6x3m vừa đủ đặt nệm và bàn học. Từ lúc xem nhà Diệp Anh đã xác định tìm nhà mới, trống trơn để có thể tự thiết kế và nhất định phải có gác lửng vì muốn phòng ở có thể đặt sofa và góc ngủ riêng.
Diệp Anh bắt đầu cải tạo từ việc xử lí bề mặt thô là sàn nhà. Chọn sàn nhựa giả gỗ màu sáng vì theo Diệp Anh nó sẽ giúp mang lại cảm giác căn phòng rộng và ấm áp hơn hẳn. Tiếp đến là đặt sofa. Diệp Anh đã xem các mẫu sofa trên mạng rồi chọn mẫu mình thích, sau đó tự hình dung ra phong cách phòng phù hợp với dáng sofa đã chọn.
Không gian trước và sau khi cải tạo ở khu vực bếp và cửa sổ.
" Mình thích màu xanh pastel, mà nó cũng hợp với nền nhà màu be nữa. Chỗ mình đặt sofa có làm cả bàn luôn nên mình đã tiện công đặt luôn. Thế là cơ bản xong phòng khách. Đến phòng ngủ thì mình chỉ đơn giản là đặt nệm, mua bàn gỗ cùng màu với nền nhà. Đồ nội thất chính đã xong, sau khi đặt mọi thứ vào vị trí thì mình tiếp tục thêm thắt màu sắc cho tường.
Mình chọn giấy dán màu xanh pastel trơn cho mát mắt. Còn lại bếp thì cực kì đơn giản, mình chỉ dán decal che đi màu xám xịt bẩn cũ là tự nó sáng bừng khu bếp liền. Cuối cùng là mấy góc chill thì mình nhặt nhạnh mỗi nơi 1 chút, ngày ngày lướt mạng thấy món nào đẹp và hợp phòng thì mình mua luôn", Diệp Anh chia sẻ.
Toàn cảnh không gian sống sau cải tạo của Diệp Anh.
Ngôi nhà lấy tông màu xanh pastel làm chủ đạo, toàn bộ nội thất mang tới cảm giác dễ thương, sáng sủa và gọn gàng.
Cô gái này cũng cho biết, bí kíp để tạo được một không gian sống phù hợp với bản thân chính là chuẩn bị một khoản tiền kha khá. Điều này sẽ giúp bạn hiện thực hóa thành công những điều mà mình đã lựa chọn. Một lưu ý của Diệp Anh là mọi người nên xem đồ nội thất lớn nhất trước, sau đó quá trình hình thành ý tưởng chỉ việc bám theo món đồ đấy là được.
Ví dụ nếu thích dáng sofa mềm mại và chọn sofa màu sáng thì nên chọn bàn ghế, thảm, sàn cùng kiểu dáng và màu sắc bổ trợ cho màu sofa. Hoặc đơn giản nhất là chọn tông trắng toàn bộ cho không gian, cách thiết kế luôn đúng trong mọi trường hợp.
Ngoài ra, Diệp Anh sẽ tìm hiểu thêm các xu hướng decor nhà hiện tại là gì, màu nào đang hot. Ví dụ năm nay rất nhiều người thiết kế nhà phong cách scandinavian và minimalism, thế là Diệp Anh cũng chọn phong cách đó cho phòng của mình. Việc tìm đồ nội thất và decor với cô nàng này cũng rất tiện lợi. Vì theo Diệp Anh chia sẻ: " nhiều người mua thì đương nhiên sẽ có nhiều chỗ bán rồi".
Với tư duy hiện đại, không gian sống của cô gái trẻ cũng khiến người khác phải gật gù thán phục.
Đồ nội thất thủ công thì Diệp Anh chọn mua ở xưởng, giá sẽ rẻ và chất liệu cũng được đảm bảo hơn đặt online. Còn đồ decor thì cô sẽ lên mạng đặt mua, thấy món nào phù hợp sẽ đặt ship về nhà. Một điều lưu ý từ Diệp Anh là khi mua đồ decor cần lên danh sách đồ mình định mua trước, vì rất dễ mua lố. Như Diệp Anh khi nhìn thấy nhiều món trang trí bé xinh lại tiện tay mua về nhưng cuối cùng lại không cần dùng đến, rất lãng phí.
Tóm tắt lại, Diệp Anh đã sửa lại phần sàn nhựa giả gỗ khoảng 15m với giá 7.600 đồng/tấm. Tổng mua hết khoảng 1 triệu. Sofa 1m4 được Diệp Anh mua với giá 4,6 triệu. Bàn gỗ có giá 1,2triệu. Bàn học được mua với giá 500.000 đồng. Gương có giá là 1 triệu. Thảm, khăn trải bàn, decal dán tường mua tổng khoảng 900.000 đồng. Đồ decor nhỏ mình nhặt mỗi thứ 1 nơi. Tổng chi phí cải tạo của Diệp Anh vào khoảng 10 triệu.
Phòng bếp hiện đại, đầy đủ tiện nghi.
Các không gian nhỏ xinh khác trong phòng.
Từ khi cải tạo lại không gian sống thì Diệp Anh toàn ở nhà do giãn cách xã hội. Nhưng thật may vì vẫn luôn cảm thấy rất thoải mái và thư giãn nhờ không gian nhỏ xinh nhưng quá hợp ý. Cô nàng cũng chăm dọn nhà và có hứng làm việc hơn.
Theo Diệp Anh, nếu muốn tự cải tạo và thành công với không gian sống mới thì trước tiên bạn nên tiết kiệm một khoản kha khá. Và tất nhiên, bỏ ra bao nhiêu công sức cho căn phòng thì bạn sẽ nhận lại được phần thưởng xứng đáng.
Ảnh: NVCC
Mẹ chồng cũng phải "ngả mũ" trước mẹo dọn nhà tắm kiêm nhà vệ sinh trong vòng 10 phút của con dâu Nếu nắm rõ những mẹo hay này trong dọn dẹp nhà tắm thì bất cứ cô con dâu nào cũng khiến mẹ chồng phải thán phục vì sự khéo léo của mình. Nhất là khi nguyên liệu sử dụng để làm sạch nhà tắm hầu hết là nguyên liệu tự nhiên, không có hóa chất độc hại. Nhà tắm có thể nói là...